Khi bạn sử dụng Windows 10 hoặc Windows 11 trong công việc hàng ngày, bạn có thể gặp các sự cố khác nhau. Sau đó, bạn sẽ nhận thấy rằng hệ điều hành thường gợi ý rằng bạn nên sử dụng công cụ Troubleshooting để chẩn đoán các nguyên nhân gây ra sự cố. Vậy Troubleshooting là gì? Tại sao bạn nên sử dụng công cụ này để khắc phục sự cố xảy ra trên máy tính?
Troubleshooting là gì?
Trên Windows 10 hoặc Windows 11, Troubleshooting là một công cụ khắc phục sự cố mà bạn có thể chạy nó để chẩn đoán và khắc phục các sự cố phổ biến như kết nối mạng, máy in, Windows Update, Bluetooth, âm thanh, camera, bàn phím…
Trong quá khứ, Troubleshooting luôn là một phần của Windows. Tuy nhiên, Microsoft đã đưa công cụ này vào trong ứng dụng Settings của Windows 10 Creators Update và Windows 11. Điều đó đảm bảo rằng mọi người dùng Windows đều có thể dễ dàng tìm thấy và chạy công cụ khắc phục sự cố cho các sự cố phổ biến.
Cách sử dụng Troubleshooting trên Windows?
Một trong những việc đầu tiên cần làm để khắc phục sự cố Windows chính là chạy Troubleshooting. Bạn có thể chạy công cụ này trong Windows 10 Creators Update bằng cách điều hướng từ ứng dụng Settings > Update & security > Troubleshoot và nhấn vào Run the troubleshooter ở bên dưới các tuỳ chọn liên quan đến sự cố. Đối với Windows 11, bạn hãy truy cập ứng dụng Settings > Troubleshoot > Other troubleshooters và nhấn vào nút Run ở bên dưới các tuỳ chọn liên quan đến sự cố.
Trên các thiết bị Windows, hầu hết các thông báo lỗi đều có thể tra cứu bằng mã lỗi để trực tiếp xác định nguyên nhân. Một số lỗi khác có thể chung chung hơn như hệ thống bỗng dưng chạy chậm, khởi động mất nhiều thời gian hơn, độ trễ mạng cao… Vì vậy, bạn hãy cố gắng so sánh sự cố hiện tại để xem chúng liên quan đến tuỳ chọn khắc phục sự cố nào của Windows để chạy Troubleshooting cho phù hợp.
Tùy thuộc vào sự cố mà bạn đang cố gắng khắc phục, bạn có thể cần thực hiện theo các hướng dẫn bổ sung trên màn hình, sau đó trình khắc phục sự cố của Windows sẽ tự động khắc phục sự cố hoặc cung cấp cho bạn tùy chọn khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Troubleshooting để gửi báo cáo về vấn đề trên máy tính của bạn với Microsoft.
Troubleshooting có những tuỳ chọn nào?
Tuỳ thuộc vào phiên bản Windows bạn đang sử dụng trên máy tính, số lượng các tuỳ chọn Troubleshooting có thể khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy những tuỳ chọn khắc phục sự cố phổ biến như Internet Connections (Kết nối mạng), Playing Audio (Âm thanh), Printer (Máy in), Windows Update (Công cụ cập nhật Windows), Bluetooth, Keyboard (Bàn phím), Network Adapter (Card mạng), Recording Audio (Ghi âm), Share Folders (Chia sẻ thư mục), Search and Indexing (Windows Search)…
Lưu ý: Windows 10 có tổng cộng 19 tuỳ chọn khắc phục sự cố để khắc phục nhiều sự cố khác nhau trên máy tính của bạn. Trong khi đó, Windows 11 có 17 tuỳ chọn Troubleshooting.
Mặc dù bạn sẽ không thể khắc phục mọi sự cố trên Windows 10/11 bằng Troubleshooting, nhưng công cụ này là một cách tốt để bắt đầu giúp máy tính của bạn hoạt động bình thường trở lại.
Xem thêm:
Sửa lỗi màn hình laptop thỉnh thoảng bị nháy trong Windows 10
6 cách sửa lỗi Inaccessible Boot Device trong Windows 11