Độ cứng của nước là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Nước có độ cứng cao có nguy hiểm không? Chỉ số độ cứng thế nào là bất thường? Hãy Cùng Mitsubishi Cleansui giải mã trong bài viết dưới đây!
I. Độ cứng của nước là gì?
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước. Nó không phải do một chất duy nhất mà do nhiều ion kim loại đa hóa trị hòa tan. Trong đó, chủ yếu là do các muối có chứa các thành phần ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành.
Ngoài ra, một số tài liệu cũng định nghĩa độ cứng của nước là “thước đo” khả năng phản ứng của nước với xà phòng. Theo đó, nước có độ cứng cao sẽ cần nhiều xà phòng hơn.
Độ cứng của nước thể hiện bằng miligam Canxi Cacbonat (CaCO3) trên một lít. Đơn vị đo độ cứng của nước là mg/ l. Căn cứ vào nồng độ Canxi Cacbonat, người ta chia ra:
- Nước mềm có nồng độ dưới 60mg/l.
- Nước cứng vừa phải có nồng độ 60-120 mg/l.
- Nước cứng có nồng độ 120-180 mg/l.
- Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.
1. Nguyên nhân hình thành độ cứng của nước
Nước có độ cứng là do hàm lượng lượng khoáng chất hòa tan. Đối với nước ngầm, các khoáng chất hòa tan xuất hiện do quá trình thấm ngấm qua đá vôi, đá phấn hay thạch cao. Đây là những loại đá có lượng lớn các ion Ca và Magie ở dạng hợp chất Carbonat, Hydro Cacbonat, Sunfat.
2. Cách xác định độ cứng của nước
Để xác định độ cứng của nước, phương pháp chuẩn độ EDTA sẽ được áp dụng. Người ta sẽ tính toán hàm lượng Ca, Mg hòa tan trong nước thông qua việc sử dụng thuốc thử và dựa vào sự phản ứng của thuốc với nước. Tham khảo cụ thể TẠI ĐÂY!
Hoặc đơn giản hơn, có thể sử dụng nhanh các máy đo độ cứng của nước đang được bán phổ biến trên thị trường.
Độ cứng của nước có thể được nhận biết bằng mắt thường. Cụ thể đó là một số dấu hiệu dễ thấy như:
- Khi đun nước có xuất hiện các mảng trắng trong ấm. Đây là đặc trưng của các nguồn nước có chứa khoáng, khi sử dụng nước sôi chúng ta chỉ cần gạn bỏ những cặn trắng này đi là được.
- Không có nhiều bọt xuất hiện sử dụng nước với các chất tẩy rửa.
- Xuất hiện váng mỏng khi pha trà, pha cafe.
3. Phân loại độ cứng của nước
Người ta phân loại độ cứng của nước thành 2 loại: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
- Độ cứng tạm thời: Nước có độ cứng tạm thời, hiểu đơn giản là có thể sử dụng các biện pháp để làm mất tính cứng. Ngoài cation Ca2+ và Mg2+, trong nước cứng tạm thời còn chứa anion Cacbonat.
- Độ cứng vĩnh cửu: Nước có độ cứng vĩnh cửu rất khó để làm mất tính cứng. Các biện pháp thông thường sẽ không hiệu quả. Nguyên nhân là do độ cứng của nước hình thành do các muối Sunfat và Clorua như MgSO4, CaCl2…Các muối này không kết tủa khi đun sôi.
Xem thêm: Nước giữ khoáng là gì?
II. Tiêu chuẩn độ cứng của nước
Tìm hiểu tổng quan về tiêu chuẩn độ cứng của nước sẽ giúp bạn tự tin dùng nước hơn.
1. Độ cứng của nước uống là bao nhiêu?
Độ cứng của nước uống và độ cứng của nước dùng cho sinh hoạt sẽ khác nhau. Điều này sẽ được căn cứ vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia tương ứng.
Đối với nước ăn uống, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định mức độ tối đa cho phép là 300mg/ l.
2. Độ cứng của nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Độ cứng của nước sinh hoạt được quy định rõ trong QCVN 02: 2009/ BYT (Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước sinh hoạt). Tối đa là 350mg/ l.
Có thể bạn chưa biết: “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) là khác nhau. Hệ thống tiêu chuẩn mang tính khuyến khích còn Quy chuẩn mang tính bắt buộc.”
III. Các câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp về độ cứng của nước dưới đây sẽ bổ sung thông tin cho bạn.
1. Uống nước có độ cứng cao có sao không?
Nhiều người thường lo lắng về việc uống nước cứng gây hại cho sức khỏe. Độ cứng của nước như định nghĩa chủ yếu là do các muối có chứa các thành phần ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành. Như vậy, nước cứng (với độ cứng trong giới hạn cho phép) sẽ cung cấp khoáng chất dưới dạng ion cho cơ thể. Hiện tại chưa có bất cứ 1 nghiên cứu nào chứng minh việc uống nước có độ cứng cao gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý: Nước cứng không nên dùng để pha thuốc có dạng lỏng hoặc dạng pha chế thành dung dịch (nấu ăn, pha trà). Tuy nhiên, đó là khi độ cứng của nước từ 180 mg/ l trở lên. Ở khu vực phía Bắc, độ cứng trung bình thường từ 100-250mg/ l.
2. Độ cứng của nước có lợi hay hại?
Thực tế, độ cứng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước. Vì thế, việc có lợi hay hại sẽ còn tùy chọn vào độ cứng của nước là bao nhiêu.
Trong sinh hoạt, nước có độ cứng quá cao sẽ gây ra một số vấn đề như gây tắc nghẽn đường ống nước, tiêu tốn nhiều chất tẩy rửa…. Đối với nước uống, nếu độ cứng của nước không vượt quá 300mg/ l thì bạn không cần lo lắng.
Thông thường, nước máy đang cung cấp cho các hộ gia đình đều đã được xử lý về độ cứng.
3. Độ cứng của nước và máy lọc nước Mitsubishi Cleansui
Thiết bị lọc nước Mitsubishi Cleansui áp dụng công nghệ màng lọc sợi rỗng. Với công nghệ này, nước cấp đầu vào phải là nước sạch của thành phố cung cấp (còn được gọi là “nước máy”). Với tiêu chuẩn của nước máy độ cứng sẽ được giới hạn <= 300mg/l. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thiết bị lọc nước giữ khoáng trong trang web của chúng tôi.
Do đó, nước trước và sau lọc đều đảm bảo giới hạn về độ cứng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trường hợp khách hàng muốn giảm độ cứng của nước, Cleansui cũng cung cấp thêm giải pháp xử lý giảm một phần độ cứng. Chi phí sẽ được thông báo sau quá trình khảo sát, tư vấn.
Trên đây là những thông tin giải mà bí mật về độ cứng của nước. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích để quá trình sử dụng nước được an tâm hơn. Hãy ghé thăm Mitsubishi Cleansui thường xuyên hơn nhé!
Đăng ký dùng thử thiết bị lọc nước Mitsubishi Cleansui theo mẫu dưới đây. Toàn bộ sản phẩm đều mới 100%, sản xuất và nhập khẩu từ Nhật Bản.