MỤC LỤC:1. Job Sharing là gì?2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chia sẻ công việc3. Cách triển khai Job Sharing4. Vì sao hình thức chia sẻ công việc phổ biến?5. Mẹo để thử triển khai Job Sharing ở nơi làm việc
Job Sharing là một thực tế khá phổ biến trong khu vực doanh nghiệp tư nhân. Một nghiên cứu của SHRM (Mỹ) cho thấy trong số các tổ chức có sự sắp xếp công việc linh hoạt, có 8% chạy chương trình Job Sharing một cách chính thức. Ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ cũng có chính sách thúc đẩy Job Sharing và sắp xếp công việc linh hoạt khác. Để biết rõ hơn về khái niệm Job Sharing, hãy cùng chuyên trang tuyển dụng, tư vấn việc làm Blog JOBOKO tìm hiểu qua bài viết sau.
Job Sharing được hiểu như thế nào? cách thực hiện ra sao?
1. Job Sharing là gì?
Job Sharing tiếng Việt là Chia sẻ công việc, đề cập đến một kiểu sắp xếp công việc linh hoạt, trong đó hai nhân viên phối hợp làm việc theo lịch trình bán thời gian để hoàn thành công việc mà bình thường một người làm toàn thời gian sẽ phụ trách. Job Sharing có thể hấp dẫn đối với những người lao động đang tìm cách giảm thời gian làm việc của họ để chăm sóc cho ai đó ở nhà hoặc đơn giản là họ đang tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng hơn mà không phải bỏ việc hoàn toàn. Sắp xếp công việc linh hoạt có thể giúp nhà tuyển dụng giữ lại những người lao động có kinh nghiệm, những người đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, Job Sharing còn có thể giảm chi phí lợi ích cho người sử dụng lao động, tùy thuộc vào chính sách phúc lợi của công ty.
2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chia sẻ công việc
Khi tiến hành Job Sharing, những người chia sẻ công việc với nhau có thể đảm nhiệm mỗi phần việc trong một ngày hoặc làm việc xen kẽ ngày hoặc tuần. Job Sharing có một số ưu và nhược điểm khác nhau. Job Sharing có thể phù hợp với những công việc có thể chia thành hai vị trí bán thời gian, công việc tẻ nhạt hoặc căng thẳng.
2.1. Ưu điểm của Job Sharing
- Cải thiện quy trình tuyển dụng bằng cách thu hút những nhân viên có trình độ nhưng không muốn làm việc toàn thời gian.
- Cải thiện khả năng duy trì hiệu suất công việc bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế có thể thu hút nhiều người lao động.
- Giảm sự vắng mặt và chậm trễ vì tính linh hoạt trong công việc.
- Cung cấp cho nhân viên thời gian để giải quyết công việc gia đình cũng như các trách nhiệm cá nhân khác.
- Cung cấp cho người sử dụng lao động một nhóm nhân viên có thể được điều động một cách chủ động: Làm bán thời gian hoặc quay về làm toàn thời gian trong nhiều trường hợp.
- Tăng năng suất vì mỗi nhân viên trong một nhóm Job Sharing đều phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường chất lượng đầu ra vì có sự hợp tác và trao đổi ý tưởng giữa các nhân viên.
2.2. Nhược điểm của Job Sharing
- Cần thêm thời gian giám sát.
- Có thể làm gián đoạn dòng chảy công việc.
- Vấn đề giao tiếp, trao đổi trong công việc.
- Khó khăn trong việc lập kế hoạch, tổ chức chương trình đào tạo và các cuộc họp.
XEM THÊM: Những thói quen tốt cần có nếu muốn việc làm thêm hiệu quả
3. Cách triển khai Job Sharing
Trong một thiết lập Job Sharing tiêu chuẩn, hai nhân viên làm việc bán thời gian để lấp đầy một vị trí. Giờ làm của họ có thể khác nhau, ví dụ như họ có thể làm việc cùng nhau các ngày trong tuần hoặc thậm chí là không bao giờ gặp nhau. Họ sẽ cần xác định xem mỗi người sẽ chịu trách nhiệm gì cho vị trí này vào các thời điểm nào hoặc mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ riêng biệt nhưng bổ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải tìm ra cách chia sẻ không gian làm việc, máy tính và các thiết bị khác để không lãng phí thời gian tìm kiếm các tập tin, tài liệu. Có hai loại Job Sharing: “Mô hình sinh đôi” – trong đó các nhân viên chia sẻ công việc làm việc cùng nhau trong cùng một dự án và “mô hình đảo” – các nhân viên chia sẻ công việc làm việc độc lập với nhau trong các nhiệm vụ khác nhau. “Mô hình đảo” hay những người chia sẻ công việc độc lập có xu hướng tồn tại trong các công ty không đủ nguồn lực để thuê nhiều nhân viên toàn thời gian cho một vị trí công việc (ví dụ như mở rộng đội ngũ nhân viên sales với hàng chục thành viên). Thay vào đó, để đảm bảo sự đa dạng và hiệu suất công việc, họ sẽ lựa chọn tuyển nhiều nhân viên bán thời gian để tiến hành Job Sharing. Lợi ích đối với nhà tuyển dụng khi sử dụng mô hình này là họ có hai nhân viên với thế mạnh khác nhau nhưng chi phí không tăng thêm nhiều như thuê riêng biệt 2 người toàn thời gian. Người sử dụng lao động cũng có thể đào tạo chéo các nhân viên này để họ có thể hỗ trợ nhau khi cần. XEM THÊM: Phân biệt việc làm Part time và Casual Job chi tiết
4. Vì sao hình thức chia sẻ công việc phổ biến?
Job Sharing ngày càng trở nên phổ biến vì nó mang lại những lợi ích rõ ràng cho cả nhà tuyển dụng và người lao động. Đối với các nhà tuyển dụng, Job Sharing có thể cung cấp sự linh hoạt trong công việc, cho phép doanh nghiệp giữ chân những người lao động giỏi. Điều này cũng đặc biệt hữu ích nếu một nhân viên trong nhóm Job Sharing phải nghỉ phép hoặc đang trong kỳ nghỉ thì người còn lại vẫn có thể hỗ trợ trong một khoảng thời gian ngắn, nghĩa là công việc sẽ được hoàn thành liên tục, không bị gián đoạn.
Ưu và nhược điểm của hình thức Job Sharing
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể tận dụng được khả năng của 2 người cho cùng nhiệm vụ, có khả năng tìm thấy ý tưởng mới, sang tạo và hiệu quả hơn. Trong nhiều trường hợp, hai nhân viên bán thời gian làm theo hình thức Job Sharing thực sự đóng góp nhiều hơn là một người ở cùng vị trí. Về phần mình, nhân viên có được sự linh hoạt về mặt thời gian, giúp cân bằng tốt hơn công việc và cuộc sống. Nhân viên làm theo hình thức Job Sharing thường có sự hài lòng cao hơn đối với công việc. Job Sharing cũng có thể được kết hợp với hoạt động cố vấn. Những nhân viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, những người tài năng nhưng muốn giảm bớt áp lực công việc có thể làm theo hình thức Job Sharing theo vai trò cố vấn. Lúc này, Job Sharing không chỉ giúp duy trì chuyên môn của những người tài giỏi mà còn cho phép họ truyền đạt kiến thức có lợi cho các đồng nghiệp ít kinh nghiệm của họ.
5. Mẹo để thử triển khai Job Sharing ở nơi làm việc
Nếu bạn là một quản lý hoặc người đứng đầu bộ phận nhân sự quan tâm đến Job Sharing, bạn nên đưa ra một kế hoạch phác thảo những lợi thế của sự sắp xếp theo hình thức này. Bạn cần xác định rõ ràng các kỳ vọng và yêu cầu thực tế với ứng viên Job Sharing. Quy trình tuyển dụng và đào tạo, huấn luyện nhân viên mới cũng cần được thay đổi cho phù hợp để tận dụng tối đa tính linh hoạt. Sự chuẩn bị là chìa khóa để Job Sharing thành công.