Thuật ngữ accumulated depreciation nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, tuy nhiên nghĩa tiếng Việt của nó lại rất quen thuộc, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, đó là khấu hao lũy kế. Việc tính toán giá trị khấu hao lũy kế này rất quan trọng cho tình hình tài chính của công ty. Vậy thực chất accumulated depreciation là gì? Và phương pháp tính accumulated depreciation là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
- Khái niệm
Accumulated depreciation có nghĩa tiếng Việt là khấu hao lũy kế hoặc khấu hao tích lũy.
Như đã biết, lũy kế là số liệu tổng hợp trước đó được cộng dồn vào quá trình hạch toán tiếp theo. Khấu hao là giá trị hao mòn của tài sản cố định sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khấu hao lũy kế là tổng các giá trị khấu hao của tài sản tại một thời điểm. Chi phí khấu hao lũy kế tại kỳ một kỳ là tổng chi phí khấu hao trong kỳ với giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước đó. Do đó vào thời điểm cuối vòng đời thực hiện của dự án, thì tổng giá trị sổ sách của tài sản cũng chính bằng với mức giá trị còn lại của tài sản.
Ví dụ: công ty mua dây chuyền sản xuất với giá 10 tỷ, giá trị khấu hao năm đầu tiên của dây chuyền là 1 tỷ, năm thứ hai là 3 tỷ, vì thế tổng khấu hao lũy kế của dây chuyền sản xuất tại năm thứ hai là 4 tỷ.
- Phân loại accumulated depreciation
Khấu hao lũy kế tài sản cố định hữu hình: là chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao qua từng năm tùy thuộc vào tuổi thọ sử dụng tương ứng với nguyên giá của tài sản cố định đó. Tài sản cố định hữu hình có hình thái vật chất rõ ràng, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ máy móc, nhà cửa, trang thiết bị,…
Khấu hao lũy kế tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất, có thể là quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, dây chuyền sản xuất,… Giá trị khấu hao tài sản cố định vô hình là khoản chi phí hao mòn của tài sản vô hình đó khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng. Ví dụ chi phí khấu hao của bằng sáng chế sẽ được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích mà một doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.
- Phương pháp tính accumulated depreciation
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức khấu hao lũy kế tài sản cho doanh nghiệp, tuy nhiên có hai phương pháp tính được nhiều doanh nghiệp sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương thức cơ bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay, công thức như sau:
Chi phí khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian sử dụng
Ví dụ: Máy móc doanh nghiệp đang sử dụng có giá trị là 12 tỷ đồng, có thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 200 triệu đồng/ năm. Do đó, khấu hao tích lũy năm thứ nhất là 200 triệu, năm thứ hai là 400 triệu,…
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (%) = (1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) x 100
Hệ số điều chỉnh được quy định như sau: t<= 4 năm, Hệ số điều chỉnh = 1.5; 4 năm < t<=6, Hệ số điều chỉnh = 2; t>6 năm, Hệ số điều chỉnh = 2.5.
Bài viết đã chia sẻ những kiến thức về chủ đề accumulated depreciation là gì? Mong rằng qua những thông tin này có thể giúp bạn hiểu biết hơn về khấu hao lũy kế, thành thạo hơn trong việc tính toán khấu hao hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.