ADN là một phân tử phức tạp, là chất mang thông tin di truyền của hệ thống sống. Hầu hết các sinh vật đa bào đều có đủ bộ ADN của chúng. Trong quá trình sinh sản phân tử ADN sẽ trải qua quá trình phân chia nên một phần ADN của chúng được truyền cho thế hệ sau. ADN có tên khoa học là acid deoxyribonucleic. Vậy ADN có ở đâu trong tế bào và xét nghiệm ADN là gì?
ADN có ở đâu trong tế bào?
ADN hay DNA là thuật ngữ viết tắt từ deoxyribonucleic acid, đây là vật liệu di truyền có ở đa số các cơ thể sống trong đó có sinh vật và con người. Hiểu một cách đơn giản, ADN chứa các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ khả năng chia đôi trong quá trình sinh sản và quyết định tất cả các đặc điểm.
Vậy ADN có ở đâu trong tế bào? Câu trả lời là ADN có ở trong nhân tế vào và một lượng nhỏ nằm trong ty thể. Thông tin trong ADN được lưu trữ ở dạng mã, được tạo thành từ bốn loại bazơ nitơ đó là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T). Các bazơ này bắt cặp với nhau, A bắt cặp với T và C bắt cặp với G, thông qua các liên kết hydro để tạo nên các đơn vị được gọi là cặp bazơ.
ADN có cấu trúc không gian ở dạng xoắn kép với 2 mạch song song. Hai mạch này xoắn đều xung quanh một mạch cố định và theo chiều ngược kim đồng hồ. Cấu trúc xoắn kép ADN của mỗi người là không giống nhau, vì vậy mỗi chúng ta đều có các đặc điểm riêng biệt. Do có tính đặc thù nên nhờ phân tích ADN các nhà nghiên cứu có thể khám phá ra sự phát triển và tiến hóa của mỗi giống loài cũng như tìm ra giải pháp tốt nhất để hạn chế, điều trị các căn bệnh do đột biến ADN di truyền gây nên.
Ai phát hiện ra ADN?
Năm 1869, Friedrich Miescher – nhà hóa sinh gốc Thụy Điển là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của ADN khi nghiên cứu những vết mủ trên băng cứu thương. Lúc đó, ông đã gọi những vật chất này là “nuclein” vì thấy chúng có trong nuclein của các tế bào.
Sau khi nghiên cứu sâu hơn, nhà khoa học này đã có nhiều nghi vấn về mối liên hệ giữa các “nuclein” và việc di truyền ở động vật. Vì thế, có thể nói rằng Friedrich Miescher đã phần nào đúng khi đặt tên cho vật chất mới này là “nuclein”. Tuy nhiên, những nghi vấn của Friedrich Miescher phải rất lâu sau mới được giải đáp, cụ thể là đến đầu thế kỷ XX, Thomas Hunt Morgan mới tìm ra được các bằng chứng thuyết phục làm rõ mối quan hệ giữa ADN và sự di truyền qua các thế hệ.
Xét nghiệm ADN là gì?
Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm y tế dùng mẫu xét nghiệm là ADN, nhằm mục đích xác định về các vấn đề di truyền như huyết thống, các bệnh di truyền (chẳng hạn như bệnh mù màu), thay đổi gen, sự thay đổi nhiễm sắc thể. Xét nghiệm hay phân tích ADN có thể giúp chúng ta biết nhiều bí mật về huyết thống và sức khỏe. Chẳng hạn như để xác định mối quan hệ ruột thịt giữa 2 cá nhân, chúng ta có thể tiến hành việc xét nghiệm ADN.
Ngoài ra, việc xét nghiệm ADN còn có thể xác định một số căn bệnh di truyền gene. Nổi tiếng nhất về trường hợp của nữ minh tinh màn bạc Angelina Jolie. Khi cô 37 tuổi, cô đã chia sẻ với tờ New York Time rằng nhờ xét nghiệm ADN phát hiện ra mình có khả năng cao mắc bệnh ung thư vú lên đến 87% vì có sự tồn tại gen BRCA1. Chính vì vậy, để chủ động phòng tránh, cô đã quyết định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vú sau khi nghe bác sĩ tư vấn.
Ứng dụng của xét nghiệm ADN
Ứng dụng chức năng của ADN trong đời sống có thể kể đến như:
- Xét nghiệm tiền lâm sàng: Giúp xác định người xét nghiệm có mắc các bệnh di truyền hay không.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Giúp chẩn đoán xem thai nhi có mắc các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không.
- Xét nghiệm ADN huyết thống: Giúp xác định quan hệ huyết thống của người xét nghiệm để chứng minh quan hệ trong gia đình và tiến hành các thủ tục hành chính khác.
Chính vì có những ứng dụng quan trọng cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của mỗi cá nhân nên dữ liệu ADN mỗi người là thông tin cực kỳ quan trọng cần được bảo mật, tránh những mục đích không chính đáng. Ngay tại Mỹ, Ancestry cũng đã tuyên bố không được phép bán dữ liệu di truyền cho bất kỳ công ty bảo hiểm, nhà tuyển dụng, tiếp thị nào để đảm bảo quyền lợi cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ được xem xét trong trường hợp phục vụ điều tra các vụ án mạng nghiêm trọng.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngay tại Việt Nam bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các xét nghiệm ADN với những mục đích khác nhau như:
- Xét nghiệm ADN giúp xác định quan hệ huyết thống trước – sau sinh.
- Sàng lọc ADN trước sinh giúp xác định sự tồn tại của các căn bệnh di truyền.
- Tầm soát ung thư: Cổ tử cung, ung thư vú,…
Thông qua bài viết này, các bạn đã có được thông tin về ADN có ở đâu trong tế bào cũng như về xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, do kết quả xét nghiệm ADN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi người vì vậy nếu có nhu cầu bạn nên tìm đến các địa chỉ xét nghiệm uy tín, có nhiều kinh nghiệm.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp