Đối với thuật ngữ “Advisory” chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã không nhiều thì ít từng nghe qua một lần. Tuy nhiên để làm rõ hơn về advisory là gì kèm theo việc phân biệt nó với một số khái niệm liên quan khác thì chúng ta hãy từng bước đến với bài phân tích sau đây.
Advisory là gì?
Một cách đơn giản và dễ hiểu; việc cố vấn, trao đổi và đưa ra các lời khuyên từ chuyên gia về một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống hay trong những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được gọi là “Advisory”.
Với sự am hiểu và lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm các Advisor – Chuyên gia tư vấn có được về các lĩnh vực mà khách hàng đang có nhu cầu. Những lời khuyên mang tính chuyên môn đến từ các chuyên gia – nhà cố vấn sẽ giúp ta đưa ra các quyết định. Các quyết định dẫn đến kết quả cố vấn này chỉ đơn thuần là những ý mà nhà cố vấn cho là phù hợp nhất dựa trên điểm mạnh của khách hàng/doanh nghiệp so với tình hình hiện tại trong các tình huống nhất định.
Xem thêm >>> Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2022
Vai trò của Advisory đối với doanh nghiệp
Advisor – Nhà cố vấn hay chuyên viên tư vấn là những cụm từ quen thuộc không thể thiếu đối với việc kinh doanh của cá nhân hay rộng hơn là doanh nghiệp. Những lời khuyên mang tính chuyên môn từ họ có vai trò rất quan trọng và gây ra sự thay đổi lớn trong các thời khắc quyết định.
Advisory nắm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp chẳng hạn như chiến lược, việc hợp tác ký kết, hoặc thậm chí là tương lai của họ (trong trường hợp quyết định đó mang trọng trách lớn lao).
Các hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ trong thực tế, đặc biệt là những doanh nghiệp startup – họ sẽ không khỏi tránh phải nhiều thử thách chông gai và khó khăn gần kề. Chính vì thế đó là lý do mà các cố vấn viên được tạo ra để hỗ trợ và giúp đỡ cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp này, nhất là các vấn đề liên quan về kế hoạch hoạt động hay chiến lược kinh doanh ra sao để có thể đạt được mức hiệu quả cao nhất.
Tìm ra điểm chạm giúp doanh nghiệp
Vậy thì Advisory sẽ làm những gì? Đầu tiên, họ sẽ trở thành những người ngồi và lắng nghe những thắc mắc cần được giải đáp, những khó khăn mà khách hàng đang đối mặt. Các chuyên gia tư vấn của chúng ta sẽ hướng dẫn và giúp đỡ họ tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Giúp doanh nghiệp tìm được đúng hướng đi
Đối với những vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, những thay đổi khó đoán trong thị trường,… các chuyên gia cố vấn sẽ đưa ra một số lời khuyên dẫn lối cho doanh nghiệp bước đúng hướng. Tuy vậy, sẽ không có bất kỳ một giải pháp nào được cho là hoàn hảo nhất mà chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp so với tình huống nhất định trong thời điểm đó.
Giúp xây dựng thương hiệu một cách bền vững, tạo giá trị
Với lượng kiến thức vô cùng lớn, mang trong mình đầy màu sắc tri thức, am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn, các nhà cố vấn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách vừa bền vững vừa có giá trị cao trên nhiều mặt.
Xem thêm >>>Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?
Phân tích mọi việc theo hướng khách quan
Khi khách hàng đang đau đầu với một đống dự án chồng chất lên nhau hoặc bế tắc với việc đưa ra chiến lược mới giúp doanh nghiệp phát triển thì với các vị chuyên gia cố vấn dày dặn kinh nghiệm ở đây sẽ là người “gỡ rối”, họ lần lượt phân tích các khía cạnh khác nhau của công việc theo hướng khách quan nhất và kèm theo một số giải pháp phù hợp.
Giúp bạn dẫn trước đối thủ cạnh tranh
Chuyên gia cố vấn không chỉ truyền lửa cho bạn có động lực mà còn giúp định hướng bản thân. Từ đó họ có thể vượt qua khó khăn, qua khỏi rào cản của bản thân.
“Lắng nghe và thấu hiểu” – khi hai yếu tố này xuất hiện sẽ dần bộc lộ sự cảm thông, tạo nên mối quan hệ gắn kết đầy thân thiết mà có thể dễ dàng chia sẻ sẽ thúc đẩy quá trình phát triển. Hiểu mình hiểu ta sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp bước lên một tầm cao mới và dẫn trước đối thủ cạnh tranh.
Những ngành, lĩnh vực nào cần Advisory
Đa phần những ngành nghề hay bất kì lĩnh vực nào cũng cần đến Advisory. Dù vậy phần lớn sẽ cần thiết cho một số ngành và lĩnh vực nổi cộm như pháp luật, tài chính, giáo dục, giải trí hay có thể nhắc đến sự chuyển đổi về công nghệ, thị trường,…
Pháp luật
Đối với lĩnh vực rộng lớn và cần nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm chuyên sâu bao gồm cả lý thuyết và thực tế như pháp luật. Những chuyên gia lúc này sẽ đưa ra các hướng giải quyết tuân theo quy định, cố vấn pháp luật sao cho hợp pháp, tìm kiếm những lỗi sai hay còn cần thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra họ còn có thể sẽ phụ trách những vấn đề pháp lý, các vấn đề phát sinh như giấy tờ hay tranh chấp,… mà có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của danh nghiệp thì các chuyên gia đây sẽ chịu trách nhiệm.
Tài chính
Tài chính là một phần cực kì quan trọng và không thể thiếu khi nhắc về các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, lượng kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn của các nhà cố vấn sẽ giúp cho khách hàng của họ đầu tư đúng đắn, đưa ra các chiến lược hấp dẫn hướng doanh nghiệp theo đà phát triển tốt và bền vững.
Giáo dục
Môi trường giáo dục là nơi bạn có thể bắt gặp các nhà cố vấn nhiều nhất. Những vị giáo sư – tiến sĩ chuyên sâu sẽ đưa ra các lời khuyên cố vấn học tập. Không chỉ vậy, họ lắng nghe từ sinh viên, đồng cảm và đưa ra các lời khuyên chân thành, tích cực nhưng không thiếu phần phù hợp. Cạnh đó họ còn có trách nhiệm hỗ trợ các vấn đề phát sinh xảy ra trong học tập.
Giải trí
Với mức độ phủ sóng rộng rãi khắp nơi, chắc hẳn rằng mọi người sẽ không cảm thấy xa lạ đối với nhũng cụm từ quen thuộc như cố vấn diễn xuất, cố vấn thời trang hay cố vấn âm nhạc,… Họ xuất hiện ở đây với tư cách là những người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và dẫn dắt các thí sinh của mình đạt được mục đích có thể là trong cuộc thi hoặc những show truyền hình thực tế.
Những vị cố vấn này thường có tầm ảnh hưởng lớn và được mời tham dự để đào tạo, huấn luyện dàn thí sinh trẻ và tất nhiên họ sẽ hết sức quyền lực trong mắt các học trò này, đơn giản có thể là vì họ – những nhà cố vấn tài ba mang trong mình đầy màu sắc tri thức, am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn.
Có những loại hình cố vấn nào
Cố vấn chiến lược
Những nhà cố vấn chiến lược sẽ thường được đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao lẫn sự linh hoạt. Có thể là chiến lược tổ chức bộ máy của doanh nghiệp hoặc, chiến lược kinh doanh,…
Thường thì những nhà cố vấn này sẽ làm việc với CEO hoặc các nhà quản lý cấp cao để cùng đi đến định hướng phát triển công ty về mặt kinh doanh. Thường các lời tư vấn ở đây sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
Cố vấn quản lý doanh nghiệp
Ngoài cố vấn chiến lược kinh doanh thì ta còn có một loại khác là cố vấn quản lý doanh nghiệp. Người này sẽ tư vấn chủ yếu cách quản lý bộ máy tổ chức doanh nghiệp theo chiến lược.
Để thích nghi nhanh chóng với sự chuyển đổi về công nghệ, luật pháp hay thị trường,… thì cố vấn đây sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích. Đảm bảo được sự ổn định của cơ cấu doanh nghiệp, giúp họ bên vững trong tăng trưởng và từ đó duy trì được lợi thế cạnh tranh.
Cố vấn hoạt động
Nhìn vào các hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra lời phân tích đó chính là các nhà cố vấn hoạt động. Nhờ đó sẽ cải thiện hiệu suất hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả.
Cố vấn tài chính
Đây sẽ là người thường không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Họ sẽ có nhiệm vụ giải đáp tất tần tật các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, quản lý tài sản cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư tài chính.
Cố vấn nguồn nhân lực
Như cái tên thì người cố vấn này sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về nhân lực. Các vấn đề bao gồm trong đó về vấn đề tuyển dụng, phát triển, quản lý nguồn nhân lực ra sao. Giúp đỡ và hướng dẫn doanh nghiệp toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhân sự từ đào tạo, quản lý nhân sự cho đến cơ cấu tỏ chức.
Cố vấn Công nghệ thông tin
Những chuyên gia trong lĩnh vực CNTT sẽ đem chuyên môn của họ phát triển và áp dụng CNTT vào tổ chức của doanh nghiệp. Không giống với các nhân viên CNTT thông thường, họ thường đem đến những giải pháp mang tính toàn diện. Có thể đó là giải pháp tổng thể cho hệ thống, tương ứng với những hoạt động mà doanh nghiệp đang có kèm theo nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Kỹ năng cần có của Advisor
Để thành một nhà cố vấn là chuyện không hề dễ dàng. Chính vì thế vị trí quan trọng này đây đòi hỏi nhà cố vấn phải đáp ứng nhiều yêu cầu đặc biệt như:
Kiến thức chuyên môn
Điều kiện tiên quyết và cần có nhất yêu cầu ở một nhà cố vấn đó chính là kinh nghiệm thực tiễn, tất nhiên là không thể thiếu lượng kiến thức chuyên sâu rồi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì để trở thành một chuyên gia cố vấn thì chúng ta cần nhiều hơn nữa.
Sự chuyên nghiệp
Đầu tiên là sự chuyên nghiệp; bất cứ ngành nghề nào khi leo lên và đạt đến vị trí chuyên gia thì ắt hẳn con người ta luôn mang theo cho mình một phong thái thể hiện được sự chuyên nghiệp đầy bản lĩnh và tất nhiên là advisory cũng không ngoại lệ.
Khi trở thành một nhà cố vấn thì bạn càng chuyên nghiệp đến đâu càng tốt đến đấy. Nó không chỉ giúp người ta có niềm tin khi giao cho bạn những trọng trách lớn mà còn khiến cho bản thân bạn thêm tự tin vào chính bản thân mình.
Kỹ năng lắng nghe
Ai cũng muốn được lắng nghe và ai cũng muốn được thấu hiểu. Con người chúng ta đơn giản là vậy, càng được lắng nghe người ta sẽ càng dễ dàng mở lòng sẻ chia nhiều hơn. Và khi khách hàng cung cấp chi tiết mọi sự việc, nhà cố vấn không chỉ cảm thông mà còn nắm được lượng thông tin cực kỳ lớn để dễ hoàn thành hơn phần đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp thông qua những lần tâm sự đó.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp chính là chìa khóa. Một cuộc đàm phán sẽ không thể nào đi đến kết luận được nếu như cả hai bên cùng im lặng. Chính vì thế, khi kết hợp cả lắng nghe, thấu hiểu và giao tiếp thì thành công sẽ dễ dàng đến với chúng ta hơn. Việc đưa ra lời khuyên hay đi đến quyết định sẽ được rút ngắn lại và tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Kỹ năng phán đoán
Đây có thể được cho là kỹ năng góp phần cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đối với danh tiếng của của hai bên. Kỹ năng này chiếm một phần lớn trong bảng đánh giá mức độ uy tín của nhà cố vấn dựa trên đánh giá của các khách hàng/ doanh nghiệp đã trải nghiệm qua.
Các nhà cố vấn tài ba sẽ dựa theo những thông tin được cung cấp để đưa ra phán đoán cuối cùng, các quyết định mang tính sâu xa và đầy thấu đáo.
Quản lý thời gian
Khi công việc có mốc thời gian cụ hể cho từng hoạt động, chi tiết và rõ ràng thì càng chuẩn bị kỹ sẽ càng có lợi về mọi mặt. Bởi thời gian là hữu hạn, khi trôi qua rồi sẽ không thể nào tua lại được. Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian sẽ được đánh giá thông qua kết quả công việc đó.
Như vậy bài viết trên đây đã phần nào giải đáp về thuật ngữ Advisory là gì cũng như các khái niệm liên quan. Hy vọng bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo và áp dụng vào quá trình thực tế một cách hiệu quả nhất. Và để tìm đọc thêm các kiến thức bổ ích khác vui lòng truy cập trang Muaban.net nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm:
- PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?
- Test scenario là gì? Bật mí tất tần tật về Test Scenario