Tỷ lệ A/G chính là tỷ lệ Albumin/ Globulin, được dùng để đánh giá hoạt động của chức năng gan. Một số bệnh lý sẽ tác động làm thay đổi Albumin hoặc Globulin, do đó tỷ lệ của hai chỉ số này phản ánh tình trạng như thế nào của gan, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
15/06/2020 | Xét nghiệm Delta ALA niệu xác định tình trạng nhiễm độc chì15/06/2020 | Bạn đã biết gì về xét nghiệm Protein Bence Jones nước tiểu15/06/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm BUN trong chẩn đoán chức năng gan – thận15/06/2020 | DHEA SO4 là chất gì và vai trò của chúng với cơ thể con người
1. Tỷ lệ A/G được hiểu thế nào?
Protein trong máu có 2 loại chính đó là Albumin và Globulin. Protein có vai trò đặc biệt quan trọng: là thành phần cấu tạo nên tế bào và mô, là thành phần cấu trúc của hầu hết các bộ phận của cơ thể, điều hòa hoạt động của cơ thể với vai trò là các enzyme, hormone. Xét nghiệm protein toàn phần chính là đo lượng Albumin và Globulin trong huyết thanh của máu.
Hình 1: Protein là thành phần cấu trúc của cơ thể
Tỷ lệ A/G chính là tỷ lệ nồng độ của 2 loại protein Albumin/ Globulin thu được bằng cách đo trực tiếp nồng độ của chúng có trong máu.
– Protein Albumin có trọng lượng phân tử nhỏ, gồm nhiều acid amin. Nó chứa khoảng một nửa tổng số protein được tìm thấy trong máu. Albumin được tổng hợp chủ yếu ở gan và đảm bảo các chức năng sống của cơ thể như sau:
-
Tham gia vào quá trình duy trì áp lực keo trong huyết tương.
-
Đảm bảo sự vận chuyển nhiều chất như bilirubin, acid béo hay thuốc. Các chất này sẽ được gắn với albumin và lưu hành trong máu.
– Protein Globulin: là những phân tử khác nhau về trọng lượng, kích thước và chức năng. Có 3 loại Globulin chính trong cơ thể đó là: alpha Globulin, beta Globulin và gamma Globulin. Các alpha và beta Globulin được tổng hợp ở gan. Gamma Globulin (hay Globulin miễn dịch) do các tế bào bạch cầu lympho B sản xuất khi có sự đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên. Chức năng của các Globulin là:
-
Tham gia duy trì cân bằng acid – base.
-
Tham gia đáp ứng các phản ứng viêm của cơ thể.
-
Bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất ra các kháng thể.
-
Tham gia vào quá trình điều hòa đông máu và tiêu fibrin.
2. Xét nghiệm tỷ lệ A/G được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm Protein được thực hiện trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm cũng được thực hiện để phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể hoặc để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan, thận, các bệnh lý về đường tiêu hóa,…
– Khi thấy cơ thể có các biểu hiện triệu chứng dưới đây bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra:
+ Cảm thấy ăn không ngon mệt mỏi, người gầy sút cân.
+ Buồn nôn hoặc nôn.
+ Ăn uống khó tiêu.
+ Có biểu hiện phù tay, chân, mặt,…
+ Biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
Hình 2: Xác định tỷ lệ A/G để chẩn đoán các bệnh lý về gan
3. Xét nghiệm tỷ lệ A/G được thực hiện như thế nào?
Bệnh phẩm dùng để thực hiện xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh.
Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm đó là:
– Bạn nên nhịn ăn khoảng 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm, nên lấy máu vào sáng sớm vì lúc đó các thành phần trong máu sẽ ổn định nhất và sẽ phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của bạn.
– Không nên sử dụng các đồ uống có chứa cồn trước khi lấy máu. Bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sử dụng thuốc hiện tại.
Hình 3: Xét nghiệm sử dụng phân tích mẫu bệnh phẩm huyết thanh của máu tĩnh mạch
– Quy trình lấy máu tĩnh mạch gồm những bước cơ bản sau:
+ Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn y tế.
+ Buộc garo tại vị trí tĩnh mạch cần lấy máu ở mức phù hợp.
+ Dùng bơm tiêm chích vào vị trí tĩnh mạch và lấy khoảng 2 – 3 ml máu đủ thể tích máu cần làm xét nghiệm cho vào ống nghiệm có hoặc không có chất chống đông.
+ Tháo garo, cầm máu cho bệnh nhân.
+ Mẫu bệnh phẩm được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích sau đó kết quả sẽ được bác sĩ thông báo cho bạn.
4. Ý nghĩa của tỷ lệ A/G là gì?
Tỷ lệ A/G sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bạn, có thể gợi ý đến các bệnh lý bạn đang mắc phải liên quan đến gan hoặc thận.
– Tỷ lệ A/G ở người bình thường sẽ là khoảng 1 – 1.5 (nồng độ Albumin bình thường sẽ cao hơn Globulin). Tùy theo từng bệnh bạn mắc phải mà nồng độ Albumin, Globulin cũng như tỷ lệ 2 chất này sẽ thay đổi. Căn cứ vào tỷ lệ các chất này mà bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
– Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đó là:
+ Thời gian buộc garo quá lâu có thể làm tăng albumin.
+ Chế độ dinh dưỡng có nhiều protein.
+ Sử dụng một số thuốc làm giảm protein như thuốc tránh thai, estrogen.
– Tỷ lệ A/G thấp phản ánh tình trạng tăng sản xuất Globulin đồng thời giảm sản xuất Albumin. Có thể gặp tình trạng này trong một số bệnh lý như sau:
-
Bệnh về gan: xơ gan, viêm gan.
-
Đa u tủy xương.
-
Bệnh lý tự miễn.
-
Viêm loét dạ dày tá tràng.
-
Bệnh về thận: hội chứng thận hư,…
– Tỷ lệ A/G tăng cho thấy Globulin miễn dịch không được sản xuất đủ. Các bệnh thường gặp đó là:
-
Bệnh lơxêmi, u lympho.
-
Ung thư tủy xương.
-
Không có Globulin máu.
-
Giảm gamma Globulin máu.
-
Tình trạng đói ăn.
5. Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín ở đâu?
Xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh do đó bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao để kiểm tra sức khoẻ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm đã trở thành địa chỉ xét nghiệm uy tín hàng đầu cả nước. Với danh mục xét nghiệm đa dạng, chi phí dịch vụ khám chữa bệnh hợp lý, chi phí các dịch vụ đều được thu theo bảng giá niêm yết tại viện. Máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao đảm bảo kết quả được trả nhanh chóng và chính xác. Kết quả sẽ được các chuyên gia đầu ngành tư vấn nếu như có bất thường.
Hình 4: Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viên phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ tết. Bên cạnh đó dịch vụ lấy mẫu tận nơi cũng được Bệnh viện triển khai thực hiện 24/7 Do đó bất cứ khi nào có vấn đề về sức khỏe hãy liên lạc ngay với MEDLATEC theo số tổng đài 1900565656 để chúng tôi được chăm sóc sức khỏe cho bạn.