Rừng amazon được mệnh danh là bảo tàng thiên nhiên hùng vĩ nhất thế giới. Vậy rừng Amazon ở đâu, nước nào, châu lục nào). Chúng ta cùng khám phá khu rừng này trong bài viết dưới đây nhé.
Rừng Amazon ở đâu?
Rừng amazon là một dải lụa xanh ngắt trải dài và rộng theo lưu vực sông Amazon. Vậy chính xác rừng amazon ở đâu?
Rừng Amazon nằm trong 9 lãnh thổ quốc gia của khu vực Nam Mỹ bao gồm 60% thuộc Brazil còn lại là Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, Guyana, Bolivia, Suriname và Guyana thuộc địa Pháp. Tổng diện tích bề mặt bao phủ của rừng Amazon lên tới 7 triệu km2, nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” lớn nhất của hành tinh. Hệ động thực vật nơi đây phát triển rất đa dạng, khu vực này luôn tiềm ẩn những sự kỳ bí khiến con người phải tò mò.
Hệ sinh thái của rừng Amazon
Khí hậu tại khu vực Amazon rất ẩm và nóng. Trời mưa hàng ngày, thường bất chợt và tích tụ nhiệt độ ở trên mặt đất. Cây cối trong rừng muốn thích ứng với điều kiện khí hậu này cần có những cách sau:
- Cây mọc cao (có thể lên đến 40m) giúp hấp thụ tối đa ánh nắng mặt trời
- Lá cây cong ở đầu để thoát nước mưa
- Cây trong rừng rất nhanh rụng lá nhưng các loài cây rụng lá tại những thời điểm khác nhau nên vẫn luôn xanh tươi
- Cây thường mọc thẳng, vươn cành ở ngọn cây
- Các dòng sống ở khu vực rừng Amazon thường ngập nước vài tháng trong năm, bởi vậy cây cối cần phải thích ứng với lượng ngập để không bị chết úng.
- Hạt dưới mặt đất nảy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu xuống mặt đất rừng.
- Lá và các sản phẩm khác của thực vật khu rụng xuống sẽ nhanh chóng bị mục và tiêu hủy để thành nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây cối.
- Các loại dây leo sẽ mọc ở trên thân cây để hấp thụ ánh sáng.
Tại khu rừng nhiệt đới này, có hàng triệu loài động vật cũng như cây cối sinh sống mà loài người vẫn chưa khám phá hết. Tất cả mọi sinh vật sống ở đây đều phụ thuộc vào nhau.
Thổ dân Amazon
Người bản địa Amazon có lối sống du canh du cư nghĩa là họ sống tại một nơi trồng trọt mùa màng tại đó tới khi đất bạc màu thì họ sẽ chuyển đi nơi khác. Thổ dân Amazon xây nhà từ lá cây và gỗ. Họ đốn cây để lấy củi đun và mở đất canh tác. Sau đó phụ nữ trồng trọt mùa màng (đậu, sắn, củ từ, bí ngô). Bên cạnh đó họ còn săn bắn và đánh cá, sau từ 4 – 5 vụ mùa họ sẽ di chuyển tới nơi ở khác.
Tuy nhiên, hiện nay việc các công ty gia tăng việc sử dụng đất khu vực rừng Amazon đã giảm đi diện tích đất canh tác của thổ dân khiến họ phải trở lại nơi canh tác cũ mặc dù đất chưa phục hồi đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó thổ dân Amazon còn gặp các rủi ro khi mắc phải các bệnh do người phương Tây mang lại vì hệ kháng thể của họ không chống chọi được.
Canh tác
Diện tích của rừng Amazon đang bị thu hẹp bởi con người chặt phá để mở rộng diện tích cho việc chăn nuôi gia súc và canh tác nông nghiệp.
Để tạo đủ đất chăn nuôi, các chủ trang trại thường đốt và chặt rừng một cách nhanh chóng. Kể cả khi họ từ bỏ khu đất này thì cũng cần rất nhiều thời gian thì rừng mới có thể khôi phục lại được và khi đó rừng cũng chỉ còn là loại rừng thứ cấp chứ không còn là nhiệt đới nguyên thủy như trước.
Việc chặt phá rừng Amazon đã và đang gây ra các hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường như: Hàng nghìn động vật bị mất đi nơi sinh sống, cư dân toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng khí hậu bị tác động.
Đa phần khí thải và khói của việc đốt rừng sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển, làm dày tấm màn CO2 bao phủ trái đất khiến nhiệt độ không thoát khỏi trái đất tạo nên hiệu ứng ấm nóng toàn cầu.
Khai thác mỏ
Khai thác mỏ là ngành đặc biệt quan trọng với nền kinh tế của Brazil. Khoáng sản tại khu vực rừng Amazon gồm: Bauxite, kim cương, sắt, mangan, đồng, thiếc, vàng và chì.
Tình trạng đào vàng và khai thác khoáng sản ở khu vực rừng Amazon diễn ra rất đông đúc với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Có tới 10.000 tấn thủy ngân được sử dụng trong quá trình khai thác bị đổ xuống các dòng sống cùng với lượng lớn các loại trầm tích khác. Tất cả các loại động vật, cây cối và khu sinh sống tự nhiên tại khu vực mỏ bị phá hủy trầm trọng.
Top 5 động vật đáng sợ bậc nhất Amazon
Muỗi Anopheles
Loài sát thủ bé nhỏ này là nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét. Nếu vào trong rừng mà bạn bị sốt rét thì khả năng tử vong là rất cao.
Cây Pareira
Cây Pareira tự vệ bằng gia non có độc, nếu bị gai đâm vào người, nạn nhân sẽ tê liệt và bị ngạt thở,… dẫn tới cái chết vô cùng đau đớn. Do chúng là thực vật nên con người rất dễ bị mất cảnh giác, vì vậy nếu vô tình chạm tay phải chúng nghĩa là bạn chạm vào một tay của tử thần.
Rắn Fer-de-lance
Nọc độc của loài rắn này có khả năng phá hủy các mô lớn trong cơ thể, gây hoa mắt chóng mặt và buồn nôn,… thậm chí sẽ gây mất trí tạm thời. Rắn Fer-de-lance rất nguy hiểm, chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất cao, vì vậy khi bất cứ một loài vật nào chạm vào khu vực chúng đang sinh sống, chúng sẽ không ngần ngại tấn công.
Kiến đạn
Kiến đạn có chiều dài tới 2,5cm, đây là loài kiến lớn nhất trên thế giới. Với sự hiếu chiến cùng số lượng đông đúc chúng sẽ đốt bạn và gây ra những cơn đau như bị đạn bắn. Nếu dính phải nhiều vết cắn của loài kiến này, bạn sẽ bị buồn nôn và tê liệt tạm thời. Chúng rất hung hãn và khát máu, do vậy nếu muốn tới khu rừng này bạn nên tránh xa chúng.
Trăn Nam Mỹ
Loài trăn này thường xuất hiện tại những bộ phim kinh dị, chúng có kích thước khổng lồ với khả năng siết chết con mồi to lớn rồi nuốt chửng. Dù không có nọc độc nhưng với sức mạnh và kích thước của chúng đây vẫn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất tại rừng Amazon.
Qua bài viết trên chúng ta đã biết được rừng Amazon ở đâu (nước nào, khu vực nào). Lời khuyên dành cho bạn là nếu muốn thám hiểm khu rừng nhiệt đới huyền bí này thì hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cùng với đồ ăn, thức uống và nhu yếu phẩm cần thiết,… cho chuyến đi khám phá những điều kỳ diệu ở đây.