Ăn chay là một xu hướng thịnh hành ở nhiều quốc gia phát triển vì nó giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người ăn chay cũng đang ngày càng gia tăng. Người ta tìm đến thực phẩm chay không chỉ vì mục đích tôn giáo mà còn bởi nhiều lý do khác nhau: để bồi bổ sức khỏe, để thanh lọc tâm hồn, để bảo vệ môi trường hay để góp phần chung tay bảo vệ muôn loài. Hiểu được lợi ích của việc ăn thuần chay nhưng bạn đã biết lựa chọn hình thức và cách thức sao cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời hữu ích nhất.
Ăn chay là gì?
Ăn chay là gì?”, “Ăn chay gồm những món gì?” thì không phải ai cũng nắm rõ. Nhiều người cho rằng ăn thuần chay là hình thức ăn uống dành riêng cho đạo Phật tuy nhiên thực tế nhận định này là hoàn toàn sai lầm. Xét về khía cạnh tôn giáo, không chỉ có đạo Phật mà ăn thuần chay còn là một phần quan trọng trong nghi lễ Hồi giáo hay Thiên chúa giáo. Ở mỗi tôn giáo, người ta lại hiểu theo những ý nghĩa khác nhau.
Một cách tổng quan nhất, khái niệm ăn chay được hiểu là hình thức ăn uống 100% thực vật, không sử dụng thịt, cá hay bất cứ chế phẩm nào liên quan đến động vật. Cụ thể, người ăn thuần chay chỉ ăn rau xanh, trái cây hay các loại hạt, củ,… thu hái từ thực vật. Cũng cần phải khẳng định rằng ăn thuần chay không chỉ dành riêng cho Phật tử mà là một chế độ ăn uống có thể được áp dụng cho tất cả mọi người.
Ăn chay có những trường phái nào?
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hình thức ăn chay khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 5 trường phái:
Ăn thuần chay (Vegan)
Ăn thuần chay là hình thức ăn nghiêm ngặt nhất, chỉ sử dụng những thực phẩm từ thực vật, nói không với tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả thịt, cá hay trứng, sữa. Ngoài chế độ ăn uống thì người ăn thuần chay cũng tránh xa những sản phẩm may mặc, giày dép, trang sức có liên quan tới động vật như da, lông vũ, ngọc hay mật của chúng.
Ăn chay bán phần (Partime Vegetarians hay Flexitarian)
Khác với ăn chay toàn phần, ăn chay bán phần là hình thức ăn uống hạn chế một số các thực phẩm ở động vật. Hạn chế ở đây không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn mà họ chỉ giảm bớt các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt nai,… không loại bỏ thịt gia cầm, hải sản hay trứng sữa.
Ăn chay có trứng và sữa (Lacto-Ovo Vegetarians)
Ăn chay có trứng và sữa là một trong những hình thức ăn thịnh hành nhất thế giới. Người thuộc trường phái này ngoài các sản phẩm từ thực vật còn có thể sử dụng trứng và sữa trong thực đơn hàng ngày
Ăn chay có trứng (Ovo Vegetarians)
Không sử dụng các thực phẩm từ động vật bao gồm cả sữa nhưng nhóm ăn chay này vẫn có thể dùng trứng hay các chế phẩm từ trứng. Hình thức ăn uống này phổ biến hơn cả tại châu Âu.
Ăn chay có sữa (Lacto Vegetarians)
Ngược lại một chút so với chế độ ăn chay có trứng, người thuộc nhóm ăn chay có sữa lại kiêng tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng. Tuy nhiên ngoài rau xanh thì họ vẫn có thể sử dụng sữa.
Ý nghĩa của ăn chay
Ăn chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại rất nhiều ý nghĩa tinh thần. Những lợi ích của ăn thuần chay đã được chúng minh qua nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế.
Ăn chay tốt cho sức khỏe không?
Ăn chay để làm gì? Ăn chay có lợi cho sức khỏe không? Ăn chay có lợi ích gì? Ăn chay tốt hay xấu? là những câu hỏi là rất nhiều những người tìm hiểu về ăn chay thắc mắc. Chế độ ăn uống có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Thực phẩm vừa là nguồn bổ sung năng lượng vừa là yếu tố không thể thiếu cho sự trưởng thành phát triển của con người. Dù không thực sự phổ biến như ăn mặn nhưng những lợi thế vượt trội của ăn chay với cơ thể là điều có thể dễ dàng khẳng định. Thực phẩm từ động vật có tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi được một số các tác động xấu đến sức khỏe con người như làm gia tăng mỡ máu, gia tăng nồng độ cholesterol, gây sức ép cho hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, khiến cơ thể dễ bị tác động bởi những nguyên nhân gây bệnh. Vậy ăn thuần chay có tác dụng gì?
Khác với thức ăn động vật, thực phẩm chay lại nuôi dưỡng con người theo một cách hoàn toàn khác. Rau xanh, trái cây hay các loại hạt, đậu đều là những nguồn bổ sung vitamin, chất xơ vô cùng dồi dào mà không chứa cholesterol hay chất gây hại. Ăn chay được tin là hình thức ăn uống giúp con người đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người áp dụng chế độ ăn thuần chay khoa học còn có thể đem lại hiệu quả trong việc giảm cân, làm đẹp, duy trì vóc dáng săn chắc. Về mặt tinh thần, ăn thuần chay là một hình thức lành mạnh giúp con người được thư giãn, an yên, gạt bỏ mọi âu lo và phiền muộn trong cuộc sống.
Ăn chay tốt cho môi trường
Ít ai biết rằng, khi ăn thịt, chúng ta đã vô tình tiếp tay cho các hành động giết mổ, tổn thương động vật, gia tăng sức ép chăn nuôi, chất thải ra môi trường. Ước tính, lương thực, thực phẩm cung cấp cho ngành chăn nuôi hàng năm chiếm hơn một nửa năng suất vụ mùa trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, để phục vụ mục đích chăn nuôi, hơn 60% khu rừng đã bị chặt bỏ. Lượng chất thải khổng lồ từ việc chăn nuôi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong việc gia tăng ô nhiễm nguồn đất, nước, ô nhiễm khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Để khắc phục và giảm thiểu chúng thì ăn chay là một giải pháp rất được khuyến khích. Nó là cách đơn giản mà hữu hiệu nhất mà mỗi chúng ta có thể làm được để thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Ăn thuần chay giúp chúng ta hạnh phúc hơn
Từ lâu, ăn chay đã được biết đến và nhìn nhận như một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Vị trí của ăn thuần chay thậm chí từng được khẳng định qua câu ca dao: “Nhất thiết chúng sinh không sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh” (nếu chúng sinh không bị giết hại thì hà cớ gì phải lo có chiến tranh?). Dù vì bất cứ lý do hay mục đích gì, ăn thuần chay nghĩa là bạn đã gieo trồng được hạt giống từ bi và lan tỏa tinh thần hòa bình đến toàn thế giới.
Trên lăng kính của Món chay ngon, chúng tôi luôn coi cuộc đời mỗi người là một hành trình. Có người theo đuổi hành trình khám phá đam mê, có người tìm kiếm sự giàu sang phú quý, cũng có người dành cả đời để tìm kiếm và khẳng định cái tôi của bản thân. Vậy, quan điểm sống của bạn là gì? Bạn có thực sự hài lòng và hạnh phúc với những gì mình đã lựa chọn?
Trải qua hành trình dài trong việc lắng nghe bản thân, chúng tôi đã hiểu ra rằng, thứ quan trọng nhất trong mối con người, thứ mà tưởng chừng vô hình nhưng ai cũng phải khao khát đó chính là sự bình yên. Khi tâm được an yên sẽ chính là lúc con người thoát khỏi những sự chi phối của tiền tài, danh vọng và định kiến đồng thời cũng chính là lúc bạn được thanh thản và hạnh phúc nhất. Đó cũng chính là những gì mà bạn có thể cảm nhận được khi theo đuổi lối sống vegan, áp dụng chế độ ăn chay lành mạnh mà lối sống này hướng đến.
Bằng cách trực tiếp và gián tiếp, ăn chay sẽ giúp bạn thay đổi cái nhìn từ sâu bên trong, khi không còn phải sử dụng những sản phẩm từ giết mổ, chúng ta sẽ đến gần hơn với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, cây cỏ và các loài vật. Và đặc biệt nhất, chúng sẽ sẽ tìm thấy sự thanh thản và an yên trong tâm hồn.
=> Gợi ý Top 5 địa chỉ tập yoga uy tín hàng đầu tại Hà Nội
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề ăn chay
Ăn chay có đủ chất không?
Thực tế thì ngay cả khi ăn mặn hay ăn chay, cơ thể vẫn có thể thiếu hụt dinh dưỡng nếu không biết cách lựa chọn và cân bằng khẩu phần ăn. Một số chất dinh dưỡng (vitamin, axitamin, vi khoáng,…) chỉ có trong thực phẩm động vật mà không có trong thực vật. Ngược lại trong thực phẩm thực vật cũng có nhiều chất dinh dưỡng mà trong thức ăn động vật không có. Vậy, ăn thuần chay như thế nào thì đủ chất? Và đặc biệt là chế độ chay trường có thể thiếu hụt một số chất khoáng như vitamin B12, kẽm, sắt,… có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng khi cần thiết tìm hiểu và bổ sung các vi chất trên trong thực đơn hàng ngày.
Ăn thuần chay có tốt cho người giảm cân?
Nhiều người tin rằng ăn chay thực sự là một biện pháp giảm cân hiệu quả. Điều đó không sai nhưng chỉ thực sự chính xác nếu bạn tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế tinh bột và dầu mỡ đồng thời kết hợp rèn luyện thể dục thể thao.
Độ tuổi nào thì được ăn chay?
Một chế độ ăn hợp lý, khoa học, đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi đối tượng với mọi lứa tuổi khác nhau, thậm chí ngay cả bà bầu, trẻ em ăn dặm cũng đã có thể bắt đầu ăn chay. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, giới chuyên gia cũng khuyến cáo rằng độ tuổi ăn chay sớm nhất với trẻ em là từ 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, với trẻ dưới 5 tuổi, tuyệt đối nên tránh các loại hạt trong thực đơn hàng ngày của bé.
Ăn chay thì lấy Protein từ đâu?
Thịt, cá hay sản sản đều là những nguồn cung cấp protein dồi dào. Khi không sử dụng những sản phẩm này, nhiều người thắc mắc liệu ăn chay có thiếu hụt protein?. Tuy nhiên, không cần đến các thực phẩm động vật, bạn vẫn có thể bổ sung protein bằng các loại hạt, củ và đặc biệt là đậu tương. Hàm lượng protein có trong các thực phẩm này có thể khiến bạn bất ngờ đấy!
Ăn chay thì lấy Canxi từ đâu?
Canxi là nguồn năng lượng đầu vào không thể thiếu cho sự phát triển của xương. Canxi không chỉ có trong thực phẩm động vật mà còn có thể bổ sung bằng rất nhiều các nguyên liệu thực vật khác như: cải xoăn, cải xanh, mật mía, sữa thực vật, bơ hạnh nhân,… Vì vậy đừng quên bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày nhé!
Ăn chay vào những ngày nào?
Ăn chay ngày nào là theo đúng lời Phật dạy? Ăn chay 1 tháng 10 ngày là ngày nào? Bạn hiểu rõ về chế độ ăn chay trường và ăn chay kỳ nhưng bạn vẫn chưa nắm được ăn chay ngày nào theo chuẩn Phật giáo? Vậy thì có thể tham khảo ngay thông tin tại đây!
Chế độ ăn chay khi tập gym thế nào cho đủ chất?
Ăn chay là hình thức ăn uống bao gồm các thực phẩm thực vật như rau củ, trái cây, các loại hạt,… Tránh xa các thực phẩm động vật như thịt, cá, hải sản,…Người ăn chay có thể chọn có hoặc không sử dụng sữa và trứng tùy thuộc vào hình thức ăn chay mà mình theo đuổi. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng vượt trội của ăn chay với giảm cân. Vấn đề ăn chay tập Gym cũng từ đó trở thành chủ đề được chú ý. Đọc ngay bài viết để được giải đáp chi tiết nhé!
Ăn chay ăn yến được không?
Nhiều người rằng tổ yến sào có nguồn gốc từ động vật là chim yến, nên yến sào cũng giống như trứng của gia cầm, sữa bò,… là những thực phẩm kỵ đối với người ăn chay.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tổ yến không có thành phần cấu tạo giống như động vật. Trong yến sào không có axit amin hydroxylysine, đây axit amin chiếm phần lớn thành phần cấu thành collagen trong cơ thể động vật.
Trong yến sào có chứa 18 axit amin là thành phần cấu tạo của protein, yến còn chứa nhiều chất đạm và hơn 30 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Nên khi ăn chay bạn có thể ăn Yến được nha!
Ăn chay có được ăn mì tôm không?
Hầu hết các loại mì tôm trên thị trường hiện nay đều không phải một loại thực phẩm chay. Bởi vì trong sợi mì không chỉ có thành phần chính từ bột mì, tinh bột sắn, khoai tây mà còn có trứng gà. Bên cạnh đó các gói gia vị đính kèm trong mỗi gói mì đều có một phần tôm, thịt để gia tăng vị ngọt.
Bởi vậy để có thể ăn chay đúng nghĩa, bạn nên lựa chọn các loại mì chay mà không có chứa tôm, thịt nhé!
Ăn chay có được ăn tỏi không?
Theo đạo Phật, ăn chay không nên ăn thịt các con vật nhưng việc thậm chí không được ăn tỏi.
Theo truyền thông đạo Phật, người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum.
Ăn chay nên kiêng tỏi vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.
Trên đây, Món chay việt đã cùng bạn tìm hiểu về ăn chay là gì, ăn chay tốt cho sức khỏe không và những câu hỏi liên quan. Đừng quên để lại ý kiến dưới phần bình luận tại website của Món chay việt nếu bạn gặp bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào liên quan, hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.