Với các nghiệp vụ về báo cáo thuế, ấn chỉ là khái niệm mà các nhân viên kế toán sẽ thường xuyên phải tiếp xúc. Vậy ấn chỉ là gì? Có những quy định nào về ấn chỉ thuế? Cùng tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây của Timviecketoan.com nhé!
- Bút toán là gì? Các loại bút toán mà dân kế toán cần ghi nhớ
- Biến phí là gì? Cách phân biệt giữa biến phí và định phí
Ấn chỉ là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, ấn chỉ được hiểu là hệ thống các văn bản có liên quan đến lĩnh vực thuế bao gồm những loại văn bản được quy định trong mục V, quyết định 747/QD-TCT có hiệu lực vào năm 2015 về quy trình quản lý ấn chỉ được cục thuế ban hành dùng để quản lý các khoản thuế, phí, thu lệ phí khác nhau cho ngân sách nhà nước.
Hiện nay, theo chức năng quản lý thì ấn chỉ thuế sẽ được chia ra thành các nhóm văn bản như sau:
- Chứng từ thuế như: biên lai thu thuế, thu phí, biên lai thu tiền, giấy nộp tiền, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý….
- Các loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế…….
- Các loại biên lai phí, lệ phí: biên lai phí, lệ phí không mệnh giá, biên lai phí; lệ phí có mệnh giá. Các loại tem rượu được quản lý theo quy định của chương trình quản lý ấn chỉ cũng được coi như một dạng biên lai phí, lệ phí.
- Các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo khác nhau.
► Tham khảo tin tuyển dụng mới nhất cho ứng viên tìm việc làm tại Hà Nội
Quy định cơ bản về ấn chỉ
Theo quy định tại quyết định 747/QĐ-TCT hiện nay, sẽ có một vài điều mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý về ấn chỉ thuế. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết hiện sẽ chỉ đề cập tới chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
► Tham khảo các thông tin việc làm kế toán hấp dẫn nhất hiện nay
Thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Hiện nay, các loại chứng từ thuế TNCN đều có thể được đặt in hoặc mua lại từ cơ quan chi cục thuế nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong đó, thủ tục để mua chứng từ khấu trừ thuế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng từ thuế TNCN mẫu 07/CTKT-TNCN.
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (photo có công chứng)
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (số lượng 1 bản)
- Photo chứng minh nhân dân của người đứng tên. Khi tới cơ quan thuế cần phải đem theo chứng minh bản gốc để đối chiếu.
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ mua ấn chỉ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải nộp lại trực tiếp các hồ sơ đó lên phòng ấn chỉ trực thuộc chi cục thuế quản lý doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp đã hoàn thành xong các hồ sơ xin cấp chức từ, phòng ấn chỉ của chi cục thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp 1 quyển chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Trong quyển chứng từ này bao gồm 50 số với 2 liên khác nhau:
- Liên 1: Báo soát và lưu
- Liên 2: chứng từ giao cho người nộp thuế.
Cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Để bắt đầu khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN, các doanh nghiệp viết theo mẫu như sau
Thông tin tổ chức trả thu nhập
Trong phần này, các tổ chức, doanh nghiệp ghi theo mẫu:
- Tên tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập: Viết chữ in hóa
- Mã số thuế: Các doanh nghiệp ghi mã số thuế của mình vào
- Địa chỉ: Doanh nghiệp ghi địa chỉ mình đang đặt trụ sở văn phòng vào
Thông tin người nộp thuế
- Họ và tên: Người khai ghi đúng tên trên chứng minh nhân dân theo chữ in hoa.
- Mã số thuế: NGười khai ghi đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế.
- Địa chỉ/ Điện thoại liên hệ: Người khai cần ghi đúng địa chỉ hoặc số điện thoại để tạo thuận lợi cho quá trình liên lạc giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.
Trên đây là một vài khái niệm cơ bản cũng như những quy định khác nhau của pháp luật hiện hành về ấn chỉ là gì? Nếu làm việc trong lĩnh vực kế toán thì đây sẽ là một khái niệm bạn không thể bỏ qua. Hi vọng thông tin được cung cấp trong bài viết là hữu ích với bạn! Xem thêm các thông tin về thuế, các kiến thức nghiệp vụ kế toán hay trên website của chúng mình nhé!
► Khám phá: Cách tạo CV xin việc trên điện thoại đơn giản, dễ dàng, thuận tiện