Từ ATSM có nghĩa là gì, bệnh ATSM là như thế nào?

Từ ATSM có nghĩa là gì, bệnh ATSM là như thế nào?

Atsm là gì

ATSM là gì? Bạn có bao giờ thắc mắc khi một ai đó trên facebook, trên diễn đàn voz hay trên các công cụ giao tiếp như chat sử dụng từ này. Từ ATSm này có nghĩa như thế nào là viết tắt của chữ gì.

Hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc về từ ATSM.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Gato là gì hay Pm viết tắt của từ gì

ATSM là gì, là viết tắt của từ gì?

ATSM thực ra chính là từ được viết tắt từ Ảo tưởng sức mạnh. Từ ASTM này thường được sử dụng để mô tả một ai đó quá tự tin vào sức mạnh bản thân đến mức ảo tưởng. Mà thực chất có thể người đó không làm được việc mà họ cho có thể làm được.

Kiểu như là người quá phóng đại, tự tin vào bản thân trong khi họ chẳng hề có được điều đó. Giống như câu người xưa đã nói qua là Thùng rỗng kêu to hay là câu Tự cao tự đại.

ATSM từ này chủ yếu là để dìm hàng một ai đó quá tự tin hay cũng để chọc cho vui giữa bạn với nhau thôi.

Bệnh ATSM là gì, như thế nào?

Bệnh ATSM là kiểu nói vui ai đó tự tin ảo tưởng sức mạnh khả năng bản thân mình quá thôi. Chứ Việt Nam không có bện này nhé.

Chỉ có nghiên cứu hiệu ứng khoa học bên dưới thôi. Chứ không có gọi tên là bệnh ATSM đâu nhé.

Theo nghiên cứu khoa học thì ATSM được gọi tên khoa học là Hiệu ứng Dunning-Kruger.

Bạn có thể đọc thêm về hiệu ứng đó tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_Dunning%E2%80%93Kruger

Clip ca nhạc vui về ATSM của 1 cô gái 🙂

ATSM là gì?

Ví dụ thực tế về ATSM trong cuộc sống:

Một người sinh viên mới ra trường rất ảo tưởng vào khả năng của mình. Họ đi ứng tuyển thường đòi hỏi một mức lương rất cao. Trong khi thực tế khả năng của họ hoàn toàn không thể đạt được mức lương đó.

Đây cũng là thực trạng mà rất nhiều sinh viên đang gặp phải. Để đàm phán có được mức lương cao, ngoài khả năng đàm phán bạn còn phải chứng minh được cho nhà tuyển dụng khả năng của bạn làm được gì.

Những cái đồ án tốt nghiệp, này nọ đơn giản chỉ là vé thông thường thôi. Khi đi làm sẽ làm những cái khác có độ rắc rối cao hơn. Nên bạn hay để ý nhiều nhà tuyển dụng cứ hay ghi kiểu cần 1 năm kinh nghiệm hay 2 3 năm kinh nghiệm cho vị trí đó.

Vì có nhiều vị trí cần phải trải nghiệm thời gian mới có làm tốt. Không phải ra làm cái rụp ok liền đâu.

Một ví dụ khác là: Một người chẳng có năng lực gì cả. Khi gặp ai cũng khoe khang làm được này làm được nọ. Tới khi đụng chuyện cần họ làm những cái họ khoe khoang thì lại chả làm được cái gì cả.

Như họ khoe sửa được máy in này nọ. Khi máy in có vấn đề có người nhờ họ giúp thì mò tới lui chả giải quyết được gì. Nhiều khi máy in đó chỉ kẹt giấy chứ chả bị gì. Mà do chém gió quá đà chứ có biết gì đâu. Cứ lay hoay mò này nọ.

Đối với một bạn đối với mỹ thuật không phải là sở trường. Mà lại rất tự tin cho rằng mình sẽ đạt điểm cao hay đứng đầu kỳ thi về mỹ thuật. Đây được xem như là ảo tưởng sức mạnh. Nhìn vào thực tế thì ai cũng có thể biết được kết quả ra sao rồi.

Có thể nói hiện nay trên mạng hay trên facebook từ ATSM được xuất hiện khá nhiều. Chỉ thua mỗi từ FA mà thôi. Nhưng dân tình dùng với nghĩa vui vẻ chọc người quen là chính thôi. Chứ nói với người lạ có khi bị đánh sấp mặt đó =)).

Bản thân mình cho rằng ranh giới giữa ATSM và sự tự tin thường rất mong manh. Có thể người khác cho bạn là ATSM, không làm được. Nhưng liệu có ai biết được con người chúng ta khi có mục tiêu phấn đấu họ thường cố gắng hết khả năng họ đã có.

Nên chúng không thể đánh giá chủ quan họ ATSM được hãy nhìn vào khả năng họ có làm được gì họ nói hay thể hiện sự cố gắng thực cái họ nói hay không để đánh giá khách quan nhé.

Qua bài Từ ATSM có nghĩa là gì, bệnh ATSM là như thế nào. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của từ này. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.