Với thời đại công nghệ hiện nay, việc photoshop “ngoại hình” thì đã quá bình thường mà còn có cả photoshop cả giọng hát đang được mọi người ưa chuộng sử dụng thông qua bộ xử lý âm thanh Auto Tune. Vậy bạn đã biết được Auto Tune là gì và công cụ “thần thánh” biến đổi giọng có gì hay này chưa? Cùng theo dõi để tìm hiểu ngay nhé!
Auto Tune là gì? Công cụ “thần thánh” biến đổi giọng có gì hay?
I. Auto Tune là gì?
1. Khái niệm
Auto Tune là bộ xử lý âm thanh thường được tích hợp vào những phần mềm thu âm để giúp quản lý âm thanh và chỉnh sửa nhạc. Khi phát hiện giọng hát bị sai, giọng yếu, giọng hơi cao,… chúng sẽ tự động điều chỉnh để giọng hát về đúng với nốt nhạc của ca khúc đó. Ngày nay, Auto Tune thường được dùng trong thu âm, hát phát sóng trực tiếp hoặc cài đặt để sử dụng hát karaoke.
Khái niệm
2. Nguồn gốc hình thành
Auto Tune được bắt nguồn bởi Andy Hindebrand – một người làm công việc về dầu mỏ, sáng chế ra cách thức tự động ghi lại dữ liệu mỗi khi đất rung chấn. Lấy nguồn “vốn” kinh nghiệm này mà sau đó ông đã sáng chế thêm nhiều công cụ nữa, trong đó có công cụ giúp chỉnh sửa giọng hát và âm thanh.
Sau đó, đến năm 1996, Auto Tune được ra đời nhưng hầu như chỉ được lưu hành nội bộ và được các nhà sản xuất xem như một “chìa khóa vàng”.
Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1998, ca khúc Believe của Cher phát hành, các nhà sản xuất đã bắt đầu sử dụng Auto Tune nhằm mục đích khiến giọng hát trở nên hay và thanh thót hơn, đồng thời cũng được người đam mê âm nhạc nhận ra và Auto Tune dần được công khai và xuất hiện nhiều hơn trong những tác phẩm âm nhạc sau này.
Nguồn gốc hình thành
II. Cách thức hoạt động
Mới đầu, hệ thống sẽ tự động lựa chọn một điểm mốc là một quãng nốt cao làm giới hạn, sau đó kết hợp với tiết tấu nền để làm cơ sở chỉnh sửa các khía cạnh khác. Sự kết hợp này sẽ được hoàn thiện dần dần và xuyên suốt bài hát, khiến cho giọng hát được trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng, mềm mại và hoàn hảo hơn nhờ được thực hiện giống với quãng nốt cao gốc đó.
Nói một cách đơn giản nhất, thì nếu như một ca sĩ muốn hát một nốt cao nhất định, nhưng lại bị lệch tông thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng Auto Tune để chỉnh sửa tần số lại sao cho tông giọng tự nhiên và khớp với những giai điệu ban đầu được đặt ra về tiết tấu và quãng nốt của nhạc.
Cách thức hoạt động
III. Các tính năng nổi bật của Auto tune
1. Automatic Mode
Automatic Mode là chế độ giúp cho người dùng giải quyết những vấn đề về cao độ. Khi sử dụng Auto Tune, chế độ này sẽ tự động phát hiện cao độ đầu và sẽ tự động điều chỉnh sao cho chúng được gần nhất với các thang âm của người hát. Bao gồm các thang âm như chromatic, major, minor, historical và 26 thang âm microtonal.
Automatic Mode
2. Graphical Mode
Graphical Mode thường được dùng để điều chỉnh time correction, cao độ. Khi bạn sử dụng Auto tune ở chế độ này thì sẽ hiển thị và giúp bạn phát hiện ra cao độ trong màn biểu diễn. Nhờ vậy mà bạn có thể biết được để điều chỉnh cao độ, timing bằng các công cụ graphics sao cho phù hợp.
Graphical Mode
3. Chỉnh cao độ tự nhiên (Flex – Tune)
Chỉnh cao độ tự nhiên (Flex – Tune) cho phép người dùng chỉnh sửa cao độ theo khoảng thời gian thực, đồng thời kéo những nốt phô về đúng thang âm chuẩn của nốt đó. Tính năng này chỉ hoạt động khi giọng ca của người hát chạm được tới gần ngưỡng của thang âm nốt đó.
Chỉnh cao độ tự nhiên (Flex – Tune)
4. Chế độ trễ thấp
Chế độ trễ thấp sẽ cho phép người dùng trong lúc hát live hoặc tracking để giúp cho người hát có thể kiểm soát được toàn bộ màn trình diễn của mình mà không cần đến thời gian nghỉ.
Chế độ trễ thấp
5. Gợi ý độ cao của nốt
Với tính năng này, giúp người dùng có thể chỉnh sửa được bất cứ nốt nào đã được gợi ý về độ cao của nốt. Vì vậy mà người dùng có thể lựa chọn nốt nhạc phụ thuộc vào khả năng vào sự cảm thụ của mỗi người. Đồng thời, lựa chọn thay đổi biên độ cũng được thể hiện hoặc ẩn trong cửa sổ chính thuộc không gian làm việc.
Gợi ý độ cao của nốt
IV. Những phím chức năng thông dụng
- Input Type: Với chức năng này, bạn có thể lựa chọn đúng kiểu âm thanh bạn dự định muốn chỉnh sửa và Auto tune sẽ nhận biết được nhanh và chính xác hơn.
- Scale: Giúp bạn có thể dùng và lựa chọn những loại thước đo.
- Key: Xác định độ cao và nốt đầu tiên trong thước đo, thông thường được lấy nối A3 = 440Hz làm chuẩn.
- Tracking: Với chức năng này, Auto tune sẽ xác định cao độ của âm thanh nhờ vào một khoảng thời gian lập lại của tần số đó. Và tracking sẽ cho bạn biết được có tất cả bao nhiêu thay đổi được phép trong một khoảng thời gian nào đó và giúp cho Auto tune nhận ra được dễ dàng hơn.
- Remove: Chức năng này được sử dụng để loại bỏ những nốt nhạc được đánh dấu trước đó ra khỏi thước đo và khi chỉnh sửa cao độ thì Auto tune sẽ không chỉnh độ cao của những nốt đã được đánh dấu này.
- Return speed: Là chức năng điều chỉnh thời gian để Auto tune thay đổi tông và một dãy âm thanh được tính toán trên millisecond. Nếu thông số càng lớn thì thời gian sẽ được diễn ra càng chậm và ngược lại.
V. Lợi ích khi sử dụng Auto tune
Việc sử dụng Auto tune không chỉ chỉnh sửa được những góc cạnh âm thanh dù chỉ là nhỏ nhất khi người hát mắc đôi chút nhược điểm trong giọng hát, mà chúng còn có thể giúp cho tông giọng của người hát được dao động một cách hoàn hảo và lý tưởng theo mong muốn. Thêm vào đó, nếu bạn là một người sở hữu giọng hát yếu, thường xuyên lệch tông nhưng lại đam mê âm nhạc thì cũng đều có thể tự mình cho ra một ca khúc chuẩn thang âm nhé.
Lợi ích khi sử dụng Auto tune
VI. Đối tượng sử dụng Auto tune
Giờ đây Auto tune được sử dụng phổ biến và xuất hiện rất rộng rãi trên thị trường âm nhạc. Và Auto tune thường được các ca sĩ sử dụng để hỗ trợ cho giọng hát của mình nhằm mục đích giúp cho sản phẩm của mình trở nên bắt tai, hiện đại và tạo điểm nhấn đặc biệt đến khán giả.
Đối tượng sử dụng Auto tune
Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn những thông tin về Auto tune là gì? Công cụ “thần thánh” biến đổi giọng có gì hay? Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!