Đền thờ Bà Chúa Kho là ngôi đền thờ phúc thần, được các triều đại trong lịch sử Việt Nam phong tặng. Bà Chúa Kho là người phụ nữ có công lớn đóng góp cho dân, nước. Sau khi mất Bà đã được vua sắc phong, lập đền thờ tại nơi bà sinh ra để tưởng nhớ ơn, đức thủa còn tại thế. Hiện nay đền thờ Bà Chúa Kho thường được biết đến nhiều nhất gồm có:
- Đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh
- Đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội
Ngoài ra còn một số địa điểm thờ Bà Chúa nữa, nhưng trong tất cả Đền Thờ Bà Chúa Kho ở đâu đúng nhất ?.Công Viên Tâm Linh xin chia sẻ bài viết hay cho quý độc giả.
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn thu hút tài lộc
Bà Chúa Kho là ai ?
Trong quá trình tìm hiểu Bà Chúa Kho là ai ?. Đánh giá sơ bộ chung có nhiều điểm là có thực, đã được ghi trong sử sách như:
Bà chúa kho tên là bà Lý Thị Châu được ghi chép chi tiết cụ thể tại đền thờ Bà Chúa Kho ở phường Giảng Võ, Hà Nội.
Hoặc Bà chúa kho tên một người con gái người vùng Bắc Ninh, có công đánh giặc thời nhà Lý, hoặc đây là điểm thờ bà Hoàng hậu thời Trần, được sinh ra tại khu vực này, sau mất được an táng tại Núi Kho – Bắc Ninh…
Có điển tích Bà chúa Kho là được Chúa Ngũ Phương giáng trần làm người, cứu độ nhân dân
Do đó để tìm hiểu cặn kẽ Bà Chúa Kho là ai ? Ta cần biết vài điểm như sau:
Bà Chúa Kho là danh từ chung chỉ người phụ nữ có công lao to lớn với dân, với nước trong việc phát triển nông nghiệp, quản lý thóc, gạo quân lương khi có chiến tranh xâm lược.
Tên Bà Chúa Kho được triều đình phong tặng, lập điểm thờ phụng, tưởng nhớ công lao của Bà. Ta đi theo dòng lịch sử địa điểm thờ Bà Chú Kho và sự tích về bà.
Lịch sử đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh
Sự tích đền thờ Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
Lịch sử đền thờ Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh có các sự tích gắn liền với sự kiện lịch sử chiến thắng quân Tống vào thời nhà Lý. Ngoài ra có thể kể đến sự tích đây là đền thờ hoàng hậu nhà Lý, hoặc nhà Trần có công với nước. Nhưng theo sự kiện ghi chép thấy phù hợp nhất là đền thờ bà Chúa Kho tại Bắc Ninh thờ người phụ nữ mất vào thời Lý.
Tham khảo bài viết hay:
Tổng hợp danh sách các nghĩa trang ở Hà Nội-Congvientamlinh
Vào thời nhà Lý giai đoạn chống quân Tống năm 1076, chiến thắng trên sông Như Nguyệt ( sông Cầu thuộc Bắc Ninh ngày nay) của đại tướng Lý Thường Kiệt. Điểm tích trữ lương thảo trong chiến dịch này được tập trung tại núi Kho, Núi Dinh, Thị Cầu. Trong đó Núi Kho thuộc làng Cô Mễ ( tại phường Vũ Ninh , tp Bắc Ninh ngày nay). Tại giai đoạn lịch sử này, có người con gái khéo léo, tổ chức sản xuất, thu gom, vận chuyển và quản lý lương thực tại điểm Núi Kho. Trong trận đánh trên sông Như Nguyệt bà đã mất và ngày 12 tháng giêng năm đinh tỵ.
Sau kháng chiến, nhà vua Lý Nhân Tông thương tiếc, nhớ đến công lao của bà nên lập đền thờ ngay tại Núi Kho. Nhà vua phong bà là Phúc Thần, nhân dân xung quanh vùng thường tôn thờ gọi là Đền Thờ Bà Chúa Kho. Thời gian này đây chỉ là ngôi đền nhỏ.
Ngoài ra theo tác giả Trần Minh và Nguyễn Trí Tuệ có bài báo viết. Đền thờ Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh hiện nay, là địa điểm thờ 1 hoàng hậu thời nhà Trần có quê tại Cổ Mễ. Sau khi mất bà được an táng tại Núi Kho, nhà vua và nhân dân 72 làng xung quanh xây dựng để tưởng nhà bà. Nên đền thờ Bà Chúa Kho có tên từ đó.
Mặt khác ghi nhận lịch sử địa điểm thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là thờ bà hoàng hậu thời Lý, Bà có quê gốc tại Núi Kho. Bà có công lớn giúp chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, dạy dân trồng lúa, dệt vải, dựng nhà. Sau đó khai khẩn mở rộng đất tới tận Nghệ An ngày nay. Bà có công lớn giúp mở mang bờ cõi, cải thiện nghề nghiệp, giúp dân được ấm lo…
Sau khi bà mất dân chúng vùng này nhớ ơn mà lập đền thờ lấy tên gọi dân gian là Bà Chúa Kho. Về sau triều phong kiến có sắc phong cho đền thờ bà là : Chủ Khố Linh Từ – người mẹ ngân khố đất nước.
Trong các sự tích trên có lẽ, lịch sử Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh gắn liền với sự kiện chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt là hợp lý hơn cả.
Địa chỉ đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh
Ngày trước khi còn hoang sơ, đền thờ bà Chúa Kho tại Bắc Ninh nằm tại lưng chừng núi Kho. Ngày nay đô thị hoá địa chỉ đền thờ Bà Chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Vào thời nhà Lý đền thờ Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh chỉ là đền thờ nhỏ. Đến triều nhà Lê, đền thờ được trùng tu, mở rộng gồm có: cổng tam quan, đường, sân, toà tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung …
Đến năm 1989, Đền thờ Bà Chúa Kho Bắc Ninh nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia. Sau đó được nhà nước, tỉnh Bắc Ninh và nhân dân khắp nơi công đức xây dựng, mở rộng thêm các công trình như: Toà sơn trang, lầu cô, lầu cậu, ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên…
Lễ hội đền thờ Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Lễ hội đền thờ Bà Chúa Kho Bắc Ninh được tổ chức vào ngày 12 tháng giếng hằng năm. Ngày này cũng là ngày mất của bà trong sự kiện lịch sử Chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt vào thời nhà Lý.
Để tưởng nhớ ngày giỗ của Bà Chúa Kho, dân làng Cổ Mễ và khách thập phương dâng hương, sắp lễ cúng Bà Chúa Kho. Tế lễ gồm có:
- Tiền Tế, Lễ Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung ( Tam Toà Thánh Mẫu).
- Lễ cúng phật tại chùa làng.
- Lễ cúng thánh Tam Giang ở đình.
Đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội
Tại tp Hà Nội Đền thờ Bà Chúa Kho có địa chỉ ngõ 612 đường Đê La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình. Đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội ít ai được biết đến. Nhân vật lịch sử lại khác với nhân vật tại đền thờ Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Như đã trình bày ở trên tên Bà Chúa Kho là danh từ chung.
Đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội là ai?
Bà Chúa Kho được thờ là bà Lý Thị Châu. Bà là người thuộc làng Võ Trại trong nội thành Thăng Long xưa. Cha bà làm quan thời nhà Trần, giữ chức Điện hộ binh lương, chuyện giữ kho lương của triều đình. Bà theo học tiền sinh phường Bích Câu- Tràng An. Bà có năng lực văn võ toàn tài. Bà rất nổi tiếng thời vua Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông. Chồng bà giữ chức Đốc Bộ tại Châu Hoan ( thuộc khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).
Dưới thời nhà Trần vào năm 1285, một đạo quân Nguyên của tướng Toa Đô đánh vào nước ta từ phía Chiêm Thành ( phía nam nước ta bấy giờ). Bà Chúa Kho – Lý Thị Châu tự nguyện chỉ huy quân sĩ bảo vệ kho lương, lo liệu hậu cần để chồng yên tâm đánh giặc.
Cuối tháng 5/1285 nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên khỏi bờ cõi. Vợ chồng bà được triệu về kinh, chồng giữ chức cai quản quân kinh đô, vợ coi sóc kho phủ Phụng Thiên.
Cuối năm 1287, quân Nguyên lại đánh Đại Việt. Chồng bà Lý Thị Châu đã hy sinh lẫm liệt. Tin chồng tử trận, kinh thành sắp thất thủ nhưng bà Lý Thị Châu vẫn bình tĩnh lệnh quân sĩ chuyển toàn bộ lương thực, của cải đem đi cất giấu rồi lấy một chiếc khăn hồng thắt cổ tự vẫn.
Năm 1288, quân Nguyên bị phản công phải rút lui, Bà được triều đình truy tặng “Quản trưởng quốc khố công chúa”. Nhà vua Trần Nhân Tông cho lập đền thờ bà ở ngay khu kho lương, thuộc làng Võ Trại làm nơi thờ cúng, Đây cũng chính là địa điểm thuộc phường Giảng Võ (Hà Nội) ngày nay.Từ đó bà Lý Thị Châu được gọi là Bà Chúa Kho. Bà được cấp 13 sắc phong thần qua các triều đại.
Đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố vào năm 1983. Xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào năm 1994.
Những ngày lễ chính tại đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội:
- Ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày sinh của Bà Chúa Kho Lý Thị Châu
- Ngày 20 tháng 7 âm lịch là ngày mất.
Ngoài địa địa đền thờ Bà Chúa Kho ở Giảng Võ Hà Nội, người dân còn biết đến đền Bà tại Phủ Lạng Thương, thuộc đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hoàng Văn Thụ, tp Bắc Giang.
Lễ cúng đền thờ Bà Chúa Kho
Như đã trích dẫn và phân tích ở trên, Đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh và Hà Nội là thờ 2 bà khác nhau, đều được sắc phong làm tôn thần qua các triều đại phong kiến ngày xưa. Các vị đều có công lao lớn cho dân tộc, được triều đình và nhân dân phong làm bà Chúa, người cai quản lương thực, ngân khố của quốc gia với hình ảnh tượng trưng. Hằng năm tại các địa phương có lập đền thờ chính của 2 Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh và Hà Nội đều diễn ra tế lễ tại các thời điểm khác nhau.
Một phần lễ cúng Bà Chúa Kho là lễ xin lộc làm ăn của dân gian. Một phần là ghi nhớ công lao của bà với nhân dân tại địa phương, cũng như những vùng lân cận nhớ đến ngày sinh hoặc ngày mất của Bà.
Lễ hội đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng ( tức tháng 1 âm lịch).
Lễ hôi đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội được tổ chức vào ngày 12 tháng hai và 20 tháng bảy âm lịch.
Lễ cúng Bà Chúa Kho trong dịp lễ hội chính gồm có:
- Lễ chay
- Lễ mặn
- Cúng đồ sống
- Cỗ Sơn Trang
- Hương
- Oản
- Hoa, quả ngọt
- Gương, lược
Tục Xin Lễ vay vốn Bà Chúa Kho
Từ thời phong kiến bà Chúa Kho đã được phong là Phúc Thần, thần cai quản, tiền tài, ngân khố, kho lương của quốc gia và nhân dân. Xin lễ vay vốn Bà Chúa Kho là phong tục dân gian còn lưu truyền đến ngày nay.
Với mục đích xin một năm được làm ăn tốt đẹp, lương thực sung túc, tài lộc tấn phát hơn năm cũ. Hoặc nhà có túng thiếu quá, muốn cầu được đủ đầy. Hoặc chỉ cầu an về sức khoẻ, gia đạo. Dân gian có tục đến vay vốn Bà Chúa Kho đầu năm mới. Tức làm sớ, đâng lễ đến xin tại đền thờ Bà Chúa Kho. Và trả lễ vào cuối năm khi được như ý.
Sắm Lễ vay vốn Bà Chúa Kho gồm những gì?
Sắm lễ khi đến đền thờ Bà chúa Kho quan trọng nhất là tâm chí thành, nhất tâm mong cầu. Sắm lễ cũng tuỳ vào hoàn cảnh mỗi cá nhân, có to sắm lễ to, có nhỏ sắm lễ nhỏ. Xét về cơ bản khi đi lễ Bà Chúa Kho cần sắm lễ như sau:
- Hoa tươi, quả ngọt, trầu cau.
- Bánh ngọt
- Cỗ chay hoặc cỗ mặn ( đơn giản hơn có thể xôi, bánh trưng, giò lụa).
- Tiền vàng
- Sớ ( nếu có)
- Chuẩn bị nội dung bài văn khấn đền thờ Bà Chúa Kho ( phía dưới).
Nội dung bài văn khấn Đền Thờ Bà Chúa Kho
Việc viết sớ cũng không bắt buộc, nhưng bài văn khấn Đền Thờ Bà Chúa Kho là không thể thiếu được. Bất kể khi đi lễ nơi đâu, khi đọc văn khấn cần nhất tâm kính lễ sau đọc nội dung cơ bản như sau:
- Nội dung thời gian: ngày/ tháng/ năm
- Tại địa điểm đền thờ Bà Chúa Kho, thuộc……………………….
- Họ và tên gia chủ: ……………………
- Địa chỉ ở hiện nay: ……………………
- Công việc hiện tại:………………………
- Nội dung dâng lễ: hôm nay xin chọn ngày lành, tháng tốt, nhất tâm sắm lễ kính dâng bà chúa Kho gồm…….
- Nội dung xin tại bản đền thờ Bà Chúa Kho: về tài lộc, sức khoẻ, gia đình………………… ( tuỳ theo ý nguyện của gia chủ)
- Hứa nguyện lễ tạ: …………………….
Sau khi được sự việc được như ý, toại nguyện dân gian hay đến lễ tạ, hoặc tục đầu năm xin, cuối năm lễ tạ.
Tham khảo bài viết hay:
Giới thiệu về công viên nghĩa trang đẹp nhất miền bắc:
Bảng giá đất nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Cập nhật mới nhất)
Tổng hợp các dịch vụ tại công viên nghĩa trang Hòa Bình