Ba khía là món gì? Đây là món ăn vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, nhất là đối với người miền Bắc, thậm chí còn chưa thể hình dung ra được con ba khía là con gì, thì làm sao để biết được các món ăn từ con ba khía.
Vậy ba khía sống ở đâu, hình ảnh con ba khía như thế nào? Và con ba khía miền Bắc gọi là con gì, phải chăng là con cua đồng? Bài viết này ẩm thực 4 mùa sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.
Mô tả con ba khía
Ba khía là loài thuộc họ cua, có lẽ vì trên lưng nó có ba gạch (khía) nên người ta gọi nó là con ba khía. Ba khía thường có kích thước nhỏ nhưng gạch nhiều, thịt chắc, có tám chân trong đó có 2 cái càng to, toàn thân đều có lông. Hình ảnh con ba khía khá thân quen với người dân vùng sông nước ở miền Tây nước ta, bởi nó sống chủ yếu ở vùng nước lợ, nước mặn.
Trước đây giá trị kinh tế của con ba khía không cao, nó thường được sử dụng để muối làm mắm ba khía, hình ảnh món ba khía thường xuất hiện trong mỗi bữa ăn đạm bạc của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên ngày nay do nhu cầu về ẩm thực gia tăng, ba khía đã trở thành một nguyên liệu để chế biến thành các món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích.
Ba khía là món gì?
Ba khía là món ăn đặc trưng của người miền tây Nam Bộ với các món như: mắm ba khía, ba khía muối, gỏi ba khía, ba khía trộn tỏi ớt, ba khía rang, ba khía sốt me,…
Ba khía ngon chính là những con ba khía có nhiều gạch (bao gồm gạch son thì sẽ có màu đỏ, còn gạch bùn thì màu xám và gạch giá là màu trắng đục), thịt chắc, khi bẻ cái càng con ba khía ra sẽ thấy thịt không bị dính lại ngoe, càng. Ba khía ngon nhất, chất lượng nhất chính là loại ba khía đang ôm trứng.
3 món ăn chế biến từ ba khía đậm vị miền tây
Ba khía trộn
Cách trộn ba khía rất đơn giản, bạn chỉ việc tách mai, loại bỏ phổi, rửa với nước nóng rồi tách từng ngoe ra trộn với tỏi, ớt, giấm hoặc chanh và đường. Cái ngon của gỏi ba khía chính là vị mặn mặn của muối, vị chua chua của chanh, vị ngọt của đường, vị cay của ớt và cả vị nồng của tỏi.
Ba khía muối
Trước tiên, cần rửa ba khía tươi với nước nhiều lần cho sạch rồi để ráo nước, trước đó bạn phải nấu sẵn một lượng nước muối thật mặn. Cách làm ba khía muối không khó, tuy nhiên để có món ba khía muối ngon đúng vị, không bị mặn quá cũng cần phải có chút kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, để đảm bảo con ba khía muối không bị quá mặn dịu bớt đi, thì sau khi muối được 3 ngày, hãy vớt hết ba khía ra rồi đem lượng nước ba khía muối này đi nấu sôi lại lần nữa và cho vào một lượng đường kha khá rồi chờ nước muối đường nguội, tiếp tục cho ba khía vào muối lại.
Thời gian muối ba khía thường khoảng 1 tuần là có thể vớt ra để trộn ướp gia vị rồi thưởng thức. Tùy vào từng vùng miền hay sở thích của mỗi người có thể ăn ba khía muối với gỏi bò, thịt ba chỉ, cá luộc, cá hấp hay trộn ba khía muối với gỏi đu đủ,… Tất nhiên là không thể thiếu đĩa rau muống hoặc rau khoai lang luộc hay các loại rau sống khác.
Mắm ba khía
Mắm ba khía là loại mắm dân dã được làm chủ yếu từ con ba khía. Ba khía sau khi bắt về người ta đem rửa sạch hết bùn đất để khô nước rồi thả vào nồi hoặc lu có chứa nước muối đun sôi để nguội. Chất lượng của ba khía sau khi muối sẽ phụ thuộc vào độ mặn của nước muối vì vậy công đoạn này người làm mắm ba khía cần có nhiều kinh nghiệm thì mới làm được.
Chắc hẳn bạn đang muốn biết mắm ba khía ăn với gì? Ba khía được làm tới có thể để sử dụng cả năm không bị hư hỏng. Ba khía thường dùng để ăn với cơm tương tự như các món mắm thông thường khác, riêng phần nước trộn rất giàu chất đam có thể dùng nấu nước mắm hay làm nước chấm đều rất ngon.
Tạm kết
Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ ba khía là món gì và một số món ăn chế biến từ ba khía đậm vị miền Tây. Nếu một lần ghé qua miền Tây bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc trưng này nhé!
Ẩm thực 4 mùa hy vọng đã có thể bổ sung thêm những kiến thức hữu ích cho bạn đọc!