Đau xương bả vai có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và kịp thời.
Xương bả vai là một xương hình tam giác ở khu vực lưng trên, chịu trách nhiệm nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Bên cạnh đó, xương bả vai còn đóng vai trò thiết yếu trong những chuyển động của vai.
Vì có phạm vi hoạt động tương đối rộng nên vai rất dễ bị tổn thương. Lúc này, xương bả vai có thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng đau xương bả vai không chỉ đơn giản là chấn thương vật lý.
Vậy, vì sao bạn bị đau xương bả vai? Phương pháp nào điều trị vấn đề này tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đau xương bả vai là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng đau nhói ở xương bả vai có thể được xem là hệ quả rối loạn của hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ, phát sinh bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để bác sĩ có thể mau chóng đề xuất hướng điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể.
Nhìn chung, nguyên nhân gây đau xương bả vai có thể được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:
1.1. Căng cơ hoặc chấn thương vật lý tác động trực tiếp lên xương bả vai
Phần lớn trường hợp, hệ quả căng cơ hay chấn thương chủ yếu tác động lên một bên vai. Tùy vào vị trí thương tổn mà bạn có thể bị đau vai trái hoặc đau vai phải.
Một số ví dụ về những yếu tố, thói quen có thể dẫn đến vấn đề trên như:
- Chấn thương vật lý do té ngã hoặc tai nạn.
- Căng cơ do ngủ sai tư thế.
- Xương bả vai chịu áp lực nặng do người bệnh thường xuyên khuân vác vật nặng trên vai.
Tìm hiểu thêm về các chấn thương vai TẠI ĐÂY
1.2. Xương bả vai chịu ảnh hưởng từ một tình trạng sức khỏe khác
Đôi khi, dấu hiệu đau nhức tại xương bả vai có nguy cơ cảnh báo về một vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn so với căng cơ, chẳng hạn như:
Các vấn đề cơ xương khớp
Sức khỏe của xương và khớp không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau xương bả vai. Trong đó, các tình trạng thường gặp là:
- Thoái hóa xương khớp do tuổi tác
- Trượt đĩa đệm
- Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp vai
- Sang chấn khớp vai, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp vai, rách gân, giãn dây chằng…
- Loãng xương
- Cong vẹo cột sống
- Hẹp ống sống
- Đau cơ xơ hóa
Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp cũng là yếu tố nguy cơ cao cho vấn đề đau xương bả vai. Mặc dù đây là tình trạng viêm mãn tính ở các khớp cột sống, nhưng bệnh vẫn có thể gây đau và viêm cho nhiều khu vực xung quanh, bao gồm cả xương bả vai. Những người trong độ tuổi 20 – 40 tuổi sẽ cần đặc biệt lưu ý vấn đề sức khỏe này.
> Có thể bạn quan tâm: Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Một số vấn đề sức khỏe khác
Trong một số trường hợp, đau xương bả vai có thể bắt nguồn từ những tình trạng sức khỏe phát sinh ở phổi, ví dụ như:
- Ung thư phổi
- Thuyên tắc phổi
- Vỡ phổi
Ngoài ra, đôi khi cảm giác nhói đau ở vùng xương bả vai còn có khả năng do:
- Biến chứng sau phẫu thuật
- Loét dạ dày
- Viêm tụy
- Các bệnh về gan và túi mật
Mặt khác, một vài chuyên gia còn tin rằng các vấn đề ở túi mật có thể liên quan đến hiện tượng đau xương bả vai phải. Trong khi đó, viêm tụy có khả năng ảnh hưởng đến vùng bả vai trái.
2. Làm thế nào để đối phó với tình trạng đau nhói ở xương bả vai?
Hầu hết trường hợp đau xương bả vai đều không quá nghiêm trọng, đặc biệt nếu nguyên nhân là do té ngã hoặc phải khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu không thể xác định vì đâu mình cảm thấy đau nhức ở khu vực bả vai, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ.
Tùy vào nguyên nhân gây đau xương bả vai mà bạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân là đau nhức do căng cơ hay chấn thương, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau nhức bả vai, khắc phục đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi
- Chườm lạnh hoặc chườm nhiệt
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
- Thực hiện một số bài tập co duỗi tác động đến vùng bả vai
- Massage
Trong khi đó, nếu xương bả vai bị đau bởi một tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất hướng chữa trị tập trung vào vấn đề đó, ví dụ như, ung thư sẽ cần xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Đặc biệt, đối với trường hợp các cơn đau xương bả vai xuất phát từ những vấn đề về cơ xương khớp như tho