Bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng an toàn, hiệu quả
Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng các thảo dược, vị thuốc khác nhau để ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp, đau lưng. Loại rượu được dùng để ngâm cùng là rượu gạo trắng. Sau đây là những bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn loại phù hợp nhất cho mình:
Rượu gừng
Tác dụng: Giảm đau lưng, giải cảm và trị được cảm lạnh, cơ thể bị nhiễm lạnh hiệu quả. Có thể sử dụng rượu gừng ở dạng uống hoặc xoa bóp.
Nguyên liệu: Gừng tươi cạo sạch vỏ 500g, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và 1 bình thủy tinh sạch có dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Rửa sạch gừng, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Sau đó cho gừng đã sơ chế vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu trắng vào, dùng nắp đậy kín và bảo quản để rượu ở nơi khô thoáng, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau 10 ngày có thể đem rượu ngâm gừng ra sử dụng, ngâm càng lâu hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Nếu có thể nên hạ thổ rượu gừng 30 ngày. Dùng rượu gừng uống với liều lượng 1 chén nhỏ, uống cách ngày. Nếu không uống được có thể dùng để xoa bóp lên vùng lưng bị đau nhức.
Chú ý: Những người bị nóng gan, phụ nữ đang mang thai hoặc có cơ địa nóng trong người thì không nên uống rượu gừng, thay vào đó chỉ sử dụng bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng này dưới dạng xoa bóp.
Rượu ngải cứu
Tác dụng: Ngải cứu chứa nhiều adenin, flavonoid, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, giải cảm và điều hòa máu huyết. Bên cạnh đó, loại rượu ngâm này còn hỗ trợ cải thiện được chức năng gan thận và tỳ rất tốt.
Nguyên liệu: Lá ngải cứu kết hợp với mộc qua, lá vang, khương thanh, cây bao kim, dứa dại,mao đương quy, hồng hoa, tần cửu quế bì và đương quy. Rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và bình đựng rượu dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước sau đó cho vào bình, đổ rượu trắng vào. Lấy nắp đậy kín bình ngâm rượu rồi bảo quản để ở nơi khô ráo, thông thoáng, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào có thể làm biến đổi dược chất. Sau 1 tuần có thể bỏ rượu ngâm ngải cứu ra uống. Liều lượng 1 chén nhỏ, uống khi ăn. Thời gian ngâm rượu càng lâu thì hiệu quả trị bệnh càng cao.
Rượu tỏi
Tác dụng: Tỏi chứa rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên mạnh, điển hình như allicin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chữa trị bệnh hô hấp ở giai đoạn nhẹ. Khi ngâm tỏi với rượu tạo thành rượu ngâm tỏi sẽ có tác dụng chữa trị đau nhức lưng khớp, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, ăn không tiêu, đau dạ dày…
Nguyên liệu: Tỏi bóc sạch vỏ trắng 500g, rồi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời 1 ngày. Rượu nếp trắng 40 độ 1 lít và bình thủy tinh sạch dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Tỏi cắt thành từng lát hoặc đập dập rồi cho vào bình, đổ rượu nếp vào, đậy nắp kín. Ngâm rượu tỏi để ở nơi khô thoáng, không có ánh nắng chiếu trực tiếp vào, sau 10 ngày có thể mang ra sử dụng. Liều lượng 1 chén nhỏ, uống khi ăn.
Khi ngâm rượu tỏi, bạn nên lắc bình thường xuyên (5 ngày/lần), rượu ngâm càng lâu hiệu quả càng tốt.
Rượu từ đinh lăng
Tác dụng: Đinh lăng được coi là “nhân sâm quý” có tác dụng không khác gì, mà độc tính của loại lá này còn ít hơn nhiều. Rượu ngâm đinh lăng giúp điều trị đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi gối, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ trí não, bồi bổ cơ thể.
Nguyên liệu: Lá đinh lăng hoặc rễ đinh lăng lấy khoảng 2 – 3 nắm, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và 1 bình thủy tinh sạch có dung tích 3 lít.
Cách thực hiện: Rễ/lá đinh lăng rửa sạch. Nếu dùng lá đinh lăng thì nên xay nhuyễn hoặc thái nhỏ. Cho rễ/lá đinh lăng vào bình thủy tinh, đổ rượu vào rồi dùng nắp đậy kín, để bình ngâm ở nơi khô thoáng, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Sau 7 ngày là có thể dùng được rượu ngâm đinh lăng. Hàng ngày, người bệnh uống 1 chén nhỏ.
Bên cạnh ngâm rượu, có thể sử dụng lá đinh lăng kết hợp với lá cây trinh nữ sắc lấy nước uống để giảm đau nhức lưng từ bên trong, cũng đem lại kết quả trị bệnh rất tốt.
Rượu chuối hột
Tác dụng: Giảm đau lưng, đau vai gai, chữa bệnh dạ dày, sỏi thận và thông nhuận đại tràng hiệu quả.
Nguyên liệu: Chuối hột 10 quả – 1 nải chuối hột khô, nếu không có chuối hột khô thì sử dụng chuối hột tươi và đem phơi nắng trong 7 ngày. Rượu gạo trắng 40 độ từ 1 – 3 lít, bình thủy tinh sạch có dung tích 5 lít.
Cách thực hiện: Chuối hột cho vào bình ngâm, đổ thêm rượu gạo trắng vào theo tỷ lệ 1 phần chuối hột với 4 phần rượu trắng. Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô thoáng, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngâm rượu trong thời gian dài, ít nhất là 4 tháng, nếu có thể thì hạ thổ tốt hơn. Sau thời gian đó, người bệnh có thể sử dụng rượu chuối hột, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ khi ăn.
Rượu hạt mè đen
Tác dụng: Bồi bổ bổ cơ thể cho nam giới, nhuận tràng, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, khi sử dụng rượu hạt mè đen xoa bóp và uống, rượu sẽ giúp hỗ trợ chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, tan bầm tím hiệu quả.
Nguyên liệu: Hạt mè đen 100 – 200g, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và 1 bình thủy tinh sạch dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Hạt mè đen cho vào chảo rang đến khi có mùi thơm, chú ý không được rang quá lửa làm cháy mè. Cho mè đen đã sơ chế vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào rồi đậy kín nắp. Để rượu ngâm ở nơi khô thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không rượu có thể bị biến chất, giảm tác dụng trị đau lưng. Sau một thời gian có thể sử dụng được rượu ngâm mè đen. Hàng ngày, người bệnh chỉ cần uống 1 chén nhỏ, đồng thời dùng loại rượu này xoa bóp ở vị trí lưng đau nhức. Sau một thời gian, tình trạng đau lưng sẽ thuyên giảm hẳn và biến mất.
Rượu ngâm lá mơ lông
Tác dụng: Chữa đau lưng, hỗ trợ trị bệnh phong thấp.
Nguyên liệu: Lá mơ lông khoảng 100 – 200g, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và bình thủy tinh sạch dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Lá mơ lông đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem phơi khô 1 – 2 ngày. Sau đó, thái nhỏ lá mơ lông, tiếp tục phơi khô trong 1 ngày. Cho lá mơ lông vào bình thủy tinh, đổ rượu vào và đậy kín nắp bình. Để rượu ngâm lá mơ lông ở nơi khô thoáng, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau 10 ngày có thể sử dụng được rượu ngâm lá mơ lông. Hàng ngày, người bệnh uống 1 chén nhỏ, khi ăn.
Rượu hạt gấc (Mộc miết tử)
Tác dụng: Giảm đau nhức hiệu quả, trị đau răng, côn trùng cắn, hỗ trợ đại tràng và gan hoạt động tốt hơn. Rượu hạt gấc chữa đau lưng thường được dùng để xoa bóp, đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, tức thì.
Nguyên liệu: Hạt gấc của quả gấc chín già khoảng 100 – 200g, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và 1 bình thủy tinh sạch dung tích 2 lít.
Cách thực hiện: Hạt gấc rửa sạch rồi nướng trên bếp đến khi vỏ ngoài của hạt gấc cháy vàng. Tiếp đến, loại bỏ sạch phần hạt gấc, giữ lại phần nhân. Sau đó, giã phần nhân hạt gấc rồi cho vào bình, đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp. Để rượu ở nơi khô thoáng, kín gió, đặc biệt không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau 1 tuần, có thể sử dụng được rượu ngâm hạt gấc. Người bệnh hàng ngày lấy một lượng rượu ngâm hạt gấc xoa bóp ở vị trí lưng bị đau nhức, kết hợp với bấm huyệt sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, để tăng tính ấm nóng, công dụng của loại rượu thuốc này thì có thể cho một vài thanh quế vào ngâm cùng.
Rượu ngâm hành tây
Tác dụng: Rượu thuốc ngâm từ hành tây có tác dụng giảm đau lưng, đau nhức xương khớp nhanh chóng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Nguyên liệu: 100 – 200g hành tây, rượu gạo trắng 40 độ 1 lít và bình thủy tinh dung tích 2 lít.
Các thực hiện: Hành tây bóc sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi thái miếng theo vòng tròn. Cho hành tây vào bình thủy tinh, đổ rượu vào, đậy nắp kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 1 – 2 tuần thì có thể đem ra sử dụng. Uống 1 chén nhỏ/lần vào mỗi bữa ăn.
Nếu không dùng rượu gạo trắng để ngâm thì có thể sử dụng rượu vang cùng với hành tây được giã nhuyễn, đợi khoảng 60 – 120 giây, chắt lấy rượu và uống.
Rượu thuốc chữa đau lưng khi dùng cần lưu ý gì?
Mặc dù các bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng rất tốt nhưng nếu không áp dụng đúng sẽ không đem lại hiệu quả không như mong đợi. Do đó, người bệnh cần chú ý những điều sau để các bài thuốc phát huy được hết công dụng:
- Uống đều đặn hàng ngày theo đúng liều lượng (lượng nhỏ), tránh uống nhiều có thể bị say
- Kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt để tăng hiệu quả trị bệnh
- Tuyệt đối không bôi rượu thuốc lên vết thương hở, nếu không có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương, cực kỳ nguy hiểm
- Ngừng sử dụng rượu thuốc chữa đau lưng ngay nếu như người bệnh bị buồn nôn, dị ứng
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có làn da bị mẫn cảm, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
- Cần phải lựa chọn được các loại dược liệu tốt, đảm bảo an toàn, sạch sẽ
- Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vận động nhẹ nhàng, không gối quá cao….
Các bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng trên đây được nhiều người bệnh lựa chọn và thành công trong việc đẩy lùi, kiểm soát các cơn đau nhức lưng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu không uống được rượu ngâm thì người bệnh có thể tham khảo 4 cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng dễ thực hiện, hiệu quả trị bệnh cũng rất cao.
Nguồn: An Cốt Nam