Baka nghĩa là gì?
Baka có nghĩa là: đồ ngu, đồ ngốc, ngớ ngẩn, đần độn. Nhìn chung đây là một câu chửi, tuy nhiên tùy vào đối tượng sử dụng, ngữ điệu và địa phương mức độ nặng nhẹ lại khác nhau. Trong tiếng Nhật, Baka có thể được viết dưới 3 dạng, đó là:
- Hiragana: ばか
- Katakana: バカ
- Kanji: 馬鹿
Như các bạn có thể thấy, kanji của baka bao gồm 2 chữ, tách riêng ra là 馬 (uma): ngựa và 鹿 (shika): hươu. Ngựa với hươu thì có liên quan gì đến ngu ngốc nhỉ, nguyên do vì đâu lại như thế, chúng ta phải kể đến nguồn gốc của từ này.
Nguồn gốc của Baka
Nhiều người cho rằng Baka(馬鹿)bắt đầu xuất hiện và được sử dụng với nghĩa “ngu ngốc” là bắt nguồn từ một điển tích Trung Quốc vào thời nhà Tần. Khi đó hoàng đế nhà Tần – Hồ Hợi là một kẻ nhu nhược. Mà thừa tướng lúc bấy giờ là Triệu Cao, vốn là một hoạn quan mưu mô nham hiểm đang nắm giữ quyền hành triều chính. Có tâm muốn soán ngôi lật đổ hoàng đế, Triệu Cao đã nghĩ ra một cách để áp chế vua và tìm ra những đại thần không phục mình trên triều đình.
Một hôm, hắn dắt theo một con hươu đến tiến vua, nói với hoàng đế rằng mình tìm được một con ngựa tốt muốn dâng lên. Hoàng đế cười nói hắn pha trò, đó rõ ràng là một con ngựa. Nghe vậy, Triệu Cao làm bộ không vui, hỏi tất cả đại thần có mặt đó là con hươu hay ngựa. Những kẻ nhát gan theo phe hắn khẳng định nói là con ngựa, có kẻ giả câm giả đáp không dám đáp gì. Một số ít những vị hiền thần thành thực đáp đó là con hươu.Kết cục có thể đoán được, những người dám nói lên sự thật bị hắn coi là chống đối, không theo. Không lâu sau đều bị trừ khử bằng cách gán vào một tôi danh nào đó. Từ điển tích này mà cụm từ 指鹿為馬 (Shirokuiba) : Chỉ hươu bảo ngựa ra đời. Cụm từ này dùng để chỉ trích sức mạnh quyền lực bẻ cong sự thật và ý nghĩa được rút ra thành Baka – ám chỉ kẻ ngu ngốc không biết nương theo chiều gió.
Cách dùng Baka theo vùng miền
Như chúng ta đã nhắc ở trên, khi nói Baka ở các vùng miền khác nhau thì sắc thái, ý nghĩa nặng nhẹ sẽ có sự khác nhau. Ví dụ khi dịch ra tiếng Việt, tùy trường hợp chúng ta có thể dịch theo kiểu vui đùa như “Đồ ngốc, ngốc nghếch” hay kiểu mắng chửi gay gắt như “Thằng ngu, thằng đần” chẳng hạn. Ở Tokyo, “Baka” có nghĩa đơn giản là đồ ngốc với sắc thái nhẹ nhàng, thường được dùng giữa bạn bè thân thiết hay người thân trong gia đình như một cách mắng yêu. Tuy nhiên vẫn không nên nói với người lạ đâu nhé kẻo bị hiểu nhầm thì tai hại lắm đấy. Ở Kanto từ này lại mang sắc thái khác, thường là được nói với mục đích không quá nghiêm trọng mà chỉ để đùa giỡn, trêu chọc nhẹ nhàng thôi. Lúc này người ta hiểu “Baka” nghiêng về nghĩa kaiwaii: đáng yêu hay là shouganai: hết cách với bạn luôn. Tuy nhiên, nếu nói “Baka” ở Osaka thì sẽ bị coi là một từ dùng để chửi mắng với nghĩa là đồ ngu đấy nhé. Đừng sử dụng với người lạ hay người lớn tuổi, có địa vị cao hơn mình, nhầm lẫn địa phương mà sử dụng lung tung là “hậu quá khó lường” đấy. Và cuối cùng là ở Kansai, tại đây “Baka” chân chính là một từ cần vô cùng thân trọng khi sử dụng, bởi tại nơi này nó mang ý nghĩa rất nặng nề. Người ta chỉ nói từ này khi muốn chửi rủa hay miệt thị người khác. Vậy nên nếu không có ý này, nhớ tuyệt đối không nói “Baka” ở Kansai đấy nhé.
Cách chửi thăng cấp với Baka
Nếu các bạn thấy chửi ngu thôi còn bình thường quá thì tiếp theo GoJapan sẽ giới thiệu một số cụm từ thăng cấp với “Baka” nhé. Nhưng đọc để nhỡ ai chửi mình còn biết thế thôi chứ đừng sử dụng lung tung đó nha.
- 馬鹿野郎 (ばかやろう) /Bakayarou/: Thằng ngu này
Câu cửa miêng dùng khi mắng chửi người khác chắc chắn là đây rồi. Xem anime hay phim nào của Nhật cũng nghe thấy cả.
- 大馬鹿 (おおばか) /Oobaka/ : Ngu ơi à ngu
Đã “baka” rồi lại còn thêm 大 (to, lớn) là hiểu. Đây chắc chắn là chửi “ngu ơi là ngu”, “hơn cả ngu”, “ngu lắm”.
- 大馬鹿野郎 (おおばかやろう) – Ō baka yarou : Thằng đại ngu
Phiên bản kết hợp của 2 cụm từ phía trên, thế này thì là thằng đại ngu rồi, thằng này ngu thế không biết.
- 超馬鹿 (ちょうばか) – Chō baka : Ngu vượt sức tưởng tượng
Từ 超 mang nghĩa là quá, siêu như thế nào đó, hay chúng ta có thể hiểu theo ngôn ngữ giới trẻ là “vãi”. Vậy từ này là “siêu ngu”, “ngu vượt sức tưởng tượng”, “ngu vãi”.
- 激馬鹿 (げきばか) – Gekibaka: Ngu không đỡ nổi
激: vô cùng, cực kỳ như thế nào đó. Kết hợp với baka ra ngay từ “ngu hặng nặng”, “ngu không đỡ nổi” hay đơn giản là “cực kỳ ngu luôn”.
Các cách nói Baka ở từng địa phương
Địa phương Cách nói Baka Địa phương Cách nói Baka Okinawa ふらー (furaa) Fukuoka あんぽんたん (anpontan) Kagoshima ばか (baka) Kochi あほー (ahoo) Miyazaki しちりん (shichirin) Ehime ぽんけ (ponke) Oita ばかたん (bakatan) Kagawa ほっこ (hokko) Kumamoto あんぽんたん (anpontan) Tokushima あほ (aho) Nagasaki ばか (baka) Yamaguchi ばか (baka) Saga にとはっしゅ (nitohasshu) Shimane だらじ (darashi) Hiroshima ばか (baka) Tottori だらず (darazu) Okayama あんごー (angou) Wakayama あほ (aho) Hyogo だぼ (dabo) Nara あほ (aho) Osaka どあほ (doaho) Kyoto あほ (aho) Shiga あほー (ahoo) Mie あんご (ango) Gifu たわけ (tawake) Aichi たーけ (taake) Shizuoka ばか (baka) Fukui あほ (aho) Ishikawa だら (dara) Toyama だら (dara) Niigata ばか (baka) Nagano ぬけさく (mekesaku) Yamanashi ぬけさく (mekesaku) Kanagawa ばか (baka) Tokyo ばか (baka) Tochigi うすばが (usubaga) Chiba ばか (baka) Ibaraki でれ (dere) Saitama ばか (baka) Fukushima ばか (baka) Gunma ばか (baka) Akita ばかけ (bakake) Yamagata あんぽんたん (anpontan) Miyagi ほんでなす (hondenasu) Iwate とぼけ (toboke) Aomori ほんじんなし (honjinnashi) Đọc thêm
GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động
Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!