Cốt nền được sử dụng trong khá nhiều ngành nghề chứ không riêng gì ngành xây dựng. Tuy nhiên, do tên gọi đặc thù nên khiến nhiều người hiểu nhầm. Vậy cốt nền là gì? Cần tìm hiểu những gì về thuật ngữ này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Một vài thông tin chung về cốt nền
Cốt nền không chỉ được sử dụng trong ngành xây dựng nói chung mà còn liên quan đến khá nhiều các ngành khác như: Thủy lợi, sinh học, môi trường, giao thông, kiến trúc… Tùy vào từng loại hình mà sẽ có cách sử dụng khác nhau cho hợp lý, cụ thể. Tuy nhiên, cốt nền vẫn được dùng nhiều nhất cho ngành xây dựng, đặc biệt cho đường xá.
Có thể nói, cốt nền trong xây dựng còn được gọi với cái tên quy hoạch chiều cao nền xây dựng. Tuy nhiên với những người không chuyên họ thường nhầm lẫn khái niệm này với cốt san nền. Về cơ bản cả hai loại hình này đều được sử dụng cho xây dựng nhưng có mục đích khác nhau. Cốt san nền chỉ ở mức là khống chế cho việc tính toán hệ thống cốt xây dựng.
Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã nắm bắt được cơ bản cos nền là gì rồi phải không. Cốt nền là một phần không thể thiếu trong quá trình quy hoạch xây dựng. Dù ở thành thị hay nông thôn thì đều không thể bỏ qua bước này. Trong quy hoạch chung, cốt nền còn được gọi là cốt xây dựng khống chế. Sau khi đã hiểu được khái niệm cốt nền là gì, chúng ta cần phải hiểu mục đích sử dụng của chúng.
Hạn chế tình trạng ngập úng tại các khu đô thị hay ở nông thôn là điều rất quan trọng trong quá trình phát triển xã hội hiện nay. Và cos nền là giải pháp hiệu quả để khắc phục được tình trạng đó. Dựa vào mực nước thiết kế trung bình, người thiết kế sẽ biết cách tính toán để đảm bảo công trình không bị ngập và thoát nước được hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi đội ngũ thiết kế phải có kinh nghiệm và kiến thức cụ thể, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dễ khiến khu vực đó bị ngập, khó tiêu nước.
Trong thi công cốt nền cần chú ý những điểm gì?
Cốt nền là một hạng mục rất quan trọng trong việc quy hoạch đường xá nói chung và cảnh quan đô thị nói riêng. Vì thế, khi tiến hành thi công cốt nền, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần phải làm việc với nhau trước để bàn về nhu cầu sử dụng, số liệu cụ thể, hiện trạng mốc cốt nên…Có như vậy thì cốt nền sau khi hoàn thiện mới có thể đảm bảo được sự bền vững và làm tốt vai trò của mình.
Bên cạnh đó, thi công cốt nền phải đảm bảo vỉa hè cao hơn mặt đường, cống thấp hơn mặt đường, nền nhà thấp hơn vỉa hè… để tránh trường hợp nước chưa chảy kịp sẽ và nhà dân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Một số điểm cần phải lưu ý khi thi công cốt nền như:
- Cần sát sao hơn trong việc lên kế hoạch và hoạch định đồ án cốt nền hiện tại. Thẩm định quy hoạch không chỉ quan tâm đến giao thông, đường xá, không gian phát triển… mà còn phải quan tâm đến hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề cốt nền.
- Lên bản thiết kế, số liệu chi tiết chuẩn, rõ ràng trước khi tiến hành xin cấp phép xây dựng. Các hộ dân trong khu vực xây dựng cần phối hợp với đơn vị thi công, và có thêm những biện pháp phòng ngập lụt khi xảy ra sự cố, giúp giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất. Người dân và đơn vị thi công phối hợp với nhau để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
- Bên cạnh việc xây dựng cốt nền chống ngập, cũng cần phải tìm hiểu thêm các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng, thực trạng phát triển của khu vực thi công trong thời gian tới. Từ đó mới có thể lên chi tiết thông số cho từng loại cốt nền ở từng khu vực, nhà ở.
Vì sao cần tìm địa chỉ thi công cốt nền uy tín?
Việc tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ thi công cốt nền uy tín là rất quan trọng, bởi hạng mục này đòi hỏi sự chính xác, chất lượng và bài bản. Nó ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn và nhiều hộ gia đình, quyết định đến sự phát triển chung của khu vực đó trong tương lai.