Chắc hẳn chúng ta đã ít nhiều thấy trên vỉa hè, trên phố, trên đường những quán ăn vặt, những hàng rong bày bán đa dạng rất nhiều hàng hóa tấp nập. Tuy nhiên, tình trạng mua bán lộn xộn, chèn ép khách hàng và mua bán hàng hóa với giá rất cao đang ngày càng gia tăng. Vậy cơ quan nào của nhà nước quản lý loại hình bán hàng này, có phải đăng ký kinh doanh không? Khái niệm bán hàng rong? Giải pháp cho mua bán hàng rong . Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định được quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. Phạm vi của hoạt động này được quy định tại Chương II Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật thì cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh có thể, gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại.
Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại thông thường là những cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa do mình kinh doanh, trực tiếp sản xuất ra, thực hiện việc cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây bao gồm:
+ Các cá nhân, tố chức thực hiện các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong mang tính không ổn định.
+Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định, không tính thường xuyên.
+ Thực hiện việc bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; thường xuyên hay không thường xuyên
+ Tổ chức, cá nhân khi hoạt động mua bán hàng hóa theo hình thức buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ các hoạt động như: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định mang tính nhỏ lẻ mà không bắt buộc đăng ký kinh doanh;
+ Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Các cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định theo quy định của pháp luật
1. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Cá nhân hoạt động tương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
Xem thêm: Xử phạt người bán hàng rong bên lề đường
2. Phạm vi về địa điểm kinh doanh
Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
+ Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
+ Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
+ Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
+ Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
+ Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
+ Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
3. Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn
Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động:
+ Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách;
+ Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
+ Rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
+ In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung;
+ Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung;
+ Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng;
+ Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung và trật tự, an toàn xã hội;
+ Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại.
Xem thêm: Xử phạt hành vi bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè và lòng đường
4. Các giải pháp cho việc bán hàng rong
Hiện nay, tình hình quản lý bán hàng rong đang ngày càng nhức nhối, phức tạp khó kiểm soát nên cần có những biện pháp mạnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì mới đảm bảo trật tự công cộng nhất là an toàn giao thông đường bộ khi bày bán hàng rong bán ở vỉa hè do khách mua hàng gây ùn tắc giao thông và có thể là một trong những nguyên nhân gây tại nạn xảy ra trên địa bàn theo quy định.
Do đó, để hạn chế tình trạng này thì chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho những người buôn bán hàng bằng quầy, hàng đảm bảo kích thước nhằm tránh người dân tự đóng quầy hàng có kích thước quá khổ, lấn chiếm diện tích…
Chính quyền địa phương nên tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên cho những người dân địa phương vừa tạo công ăn việc làm, vừa thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo, vừa tạo ra các môi trường kinh doanh công bằng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.