1. Bánh khọt là gì? Bánh khọt ăn như thế nào?
Bánh khọt là đặc sản ở đâu?
Bánh khọt là một loại bánh đặc trưng của miền Nam Việt Nam, cụ thể là của đặc sản của Vũng Tàu.
Bánh khọt nổi bật với hương vị rất riêng của vùng biển, là sự kết hợp độc đáo giữa sự tươi ngon của biển cả, vị thanh của rau sống cùng vị đậm đà đặc trưng của nước mắm pha ngọt, tất cả hoà quyện với nhau khiến bánh khọt trở nên độc đáo, để lại ấn tượng trong lòng thực khách.
Bánh khọt thường được làm từ bột gạo hoặc bột sắn. Nhân bánh khọt thường là loại tôm sắt tươi, có kích thước to vừa phải và được bóc vỏ. Trên bánh còn dược rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành thơm lừng.
Bánh khọt ăn như thế nào?
Bánh khọt thường được thực khách ăn kèm với các loại rau sống như rau cải xanh, xà lách, tía tô, diếp cá, ngoài ra còn ăn cùng ngó sen hoặc đu đủ thái sợi làm tăng độ hấp dẫn của món bánh khọt.
Nước chấm ăn kèm với bánh khọt thường được chế biến từ nước mắm có pha với nước ấm, tỏi và nước chanh. Vị chua ngọt đậm đà của nước chấm tạo nên một hương vị thơm ngon hoàn hảo, khiến bánh khọt khó thể lẫn với bất cứ món ăn nào.
Bạn cũng có thể tham khảo các công thức làm bánh khọt mà Điện máy XANH đã hướng dẫn để biết thêm về cách làm cũng như cách ăn đúng chuẩn nhé
2. Bánh khọt bao nhiêu calo? Ăn có mập không?
Bánh khọt bao nhiêu calo?
Trung bình một cái bánh khọt sẽ cung cấp khoảng 175 kcal cho có thể. Một dĩa bánh khọt thường thì sẽ có khoảng 5 chiếc bánh, như vậy nếu ăn một dĩa bánh khọt bạn sẽ nạp khoảng 875 kcal.
Bánh khọt ăn có mập không?
Thông thường trong một ngày, mức năng lượng của một bữa ăn chính cần nạp là 667 kcal. Trong một bữa ăn no cùng bánh khọt, trung bình một người bình thường sẽ ăn khoảng 5 chiếc bánh là có thể no. Vì vậy, mức năng lượng của một bữa ăn no cùng bánh khọt là 875 kcal.
Mức năng lượng của một bữa ăn no cùng bánh khọt cao hơn so với mức năng lượng cần cho một bữa ăn chính. Theo quy luật năng lượng, nếu năng lượng nạp vào cao hơn mức cơ thể cần, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ. Vì thế, bánh khọt được cho là có khả năng gây mập.
Để ăn bánh khọt mà không sợ tăng cân, bạn có thể ăn bánh khọt và bổ sung thêm các loại rau, củ ăn kèm, tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để cân bằng dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể uống thêm trà để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp chuyển hóa chất béo tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường tập luyện điều độ để cơ thể đốt đi lượng năng lượng dư thừa.
3. Bánh khọt khác gì bánh căn?
Điểm giống nhau giữa bánh khọt và bánh căn
Bánh khọt và bánh căn thường hay bị nhầm lẫn với hình dáng dạng tròn, khi ăn thường ăn theo dĩa 5 – 6 cái chứ không ăn đơn lẻ.
Cả bánh khọt và bánh căn làm từ bột gạo. Bên cạnh đó, bánh khọt và bánh căn đều được làm chín trong các khuôn đúc có các lỗ tròn.
Bánh khọt khác gì bánh căn?
Tiêu chí Bánh khọt Bánh căn Xuất xứ miền Nam vùng Nam Trung Bộ Phương pháp làm bánh Chiên trong khuôn đúc Nướng trong khuôn đúc Nhân bánh
Tôm, đậu xanh, sò điệp, thịt bằm,…
Tôm tươi và thịt. Đồ ăn kèm
Chấm với nước mắm chua ngọt.
Ăn kèm với các loại rau sống như: cải xanh, xà lách, tía tô, diếp cá, rau thơm, dưa leo, đu đủ thái sợi,…
Nước chấm xíu mại, nước chấm mỡ hành, nước chấm đậu phộng,…
Được ăn kèm với xoài sống, khế, dưa leo, đồ chua.
Vậy là Điện máy XANH vừa giúp bạn hiểu thêm về bánh khọt là gì, bánh khọt ăn như thế nào, lượng calo trong bánh khọt và sự khác nhau giữa bánh khọt và bánh căn. Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn biết nhiều hơn về loại bánh này nhé!
*Tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như Wikipedia