Banker – Nhân viên ngân hàng là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mọi người nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm được tường tận về khái niệm, các công việc mà banker đảm nhiệm cũng như mức lương mà vị trí này nhận được.
Vậy cụ thể banker là gì? Chi tiết công việc và yếu tố để thành công trong lĩnh vực này là gì? Bài viết dưới đây sẽ đem đến những thông tin thú vị về ngành nghề này, cùng Glints khám phá nhé!
Banker là gì?
Khi nhắc đến từ “bank” người ta thường nghĩ ngay đến một ngân hàng hay một tổ chức về tài chính. Ngân hàng là trung gian tài chính giúp khách hàng thực hiện các giao dịch như gửi, nhận hoặc cho vay tiền thông qua các dịch vụ. Có thể nói ngân hàng là một cây cầu nối giúp gắn kết hai đối tượng là những khách hàng có thặng dư vốn và nhóm khách hàng thâm hụt vốn.
Bên cạnh đó, thuật ngữ “banker” ra đời nhằm để chỉ những ai đang làm việc trong ngành ngân hàng tại các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân. Họ có thể là những người làm việc tại các vị trí hoặc lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng, tín dụng cá nhân, v.v.
Công việc này đòi hỏi con người phải năng động, chịu được áp lực công việc cao, khả năng nhạy bén và linh hoạt mới có thể hoàn thành tốt những chỉ tiêu được đề ra.
Đọc thêm: RM Trong Ngân Hàng Là Gì? Khám Phá Relationship Manager Từ A Đến Z
Chi tiết công việc của các banker
Banker là những người trực tiếp tương tác với khách hàng hàng ngày bằng cách hỗ trợ các dịch vụ như thiết lập tài khoản tín dụng và tài khoản tiết kiệm, ủy quyền cho vay và chuyển tiền, v.v. Họ cũng tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
Sau đây là những công việc cụ thể mà banker đảm nhận:
- Đăng nhập vào tài khoản khách hàng mới và giúp họ trong quá trình mới sử dụng.
- Quản lý tài khoản ngân hàng của khách hàng, bao gồm cả việc mở và đóng tài khoản, và giám sát các giao dịch.
- Xử lý tiền gửi, thanh toán và rút tiền.
- Ủy quyền và đánh giá các khoản thấu chi và các khoản cho vay.
- Xử lý các giao dịch khác, chẳng hạn như viết séc thu ngân hoặc lệnh chuyển tiền khi cần thiết.
- Giới thiệu, giải thích các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng cho khách hàng dựa trên nhu cầu của họ.
- Phối hợp với các chuyên gia ngân hàng để đảm bảo dịch vụ khách hàng có chất lượng tốt nhất.
- Giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ hành chính và văn thư, chẳng hạn như nhập và lưu trữ dữ liệu.
Kỹ năng cần có của banker là gì?
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn cần thiết, bạn còn phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng quan trọng để theo đuổi công việc này. Một số kỹ năng cần có của banker đó là:
Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên ngân hàng phải có khả năng hình thành suy nghĩ của họ một cách rõ ràng, truyền đạt chúng một cách chính xác và biết khi nào cần phải giao tiếp. Điều này đúng khi tương tác với cả khách hàng và đồng nghiệp để tránh gây hiểu nhầm, làm mất thì giờ của bất kỳ ai.
Những sinh viên có dự định trở thành nhân viên ngân hàng nên tạo thói quen sử dụng giao tiếp rõ ràng và ngắn gọn thông qua các mẫu văn bản, các nguồn điện tử và đối thoại bằng lời nói.
Thái độ cầu tiến, chu toàn
Kỹ năng này là điều bắt buộc đối với tất cả các nhân viên ngân hàng cho dù họ là chủ ngân hàng cá nhân hay chủ ngân hàng đầu tư. Vì ngân hàng là một ngành kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nên các chủ ngân hàng rất quan trọng việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mình.
Nhớ tên khách hàng, tỏ ra thân thiện, biết đặt những câu hỏi hữu ích và có thể giải thích mọi thứ một cách đơn giản nhất là tất cả những cách để trở nên chuyên nghiệp và thân thiện hơn trong mắt khách hàng. Khách hàng luôn cần một người thấu hiểu và quan tâm đến nhu cầu của họ.
Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề
Không phải tất cả các vấn đề của các banker – nhân viên ngân hàng đều chỉ liên quan đến tài khoản khách hàng hoặc các công việc trên giấy tờ, thủ tục. Mặc dù xử lý số liệu là một phần không thể thiếu của công việc, nhưng có những vấn đề lớn hơn nhiều.
Các banker phải hiểu được công việc của những người lao động khác và liên hệ nó với công việc của chính họ. Họ phải xem công việc của đồng nghiệp và các khách hàng của họ như một trò chơi lớn với những mảnh ghép nhỏ và phức tạp.
Banker cần biết mọi thứ kết nối với nhau như thế nào và làm sao để luôn đạt được những kết quả tối ưu.
Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng
Khả năng làm việc dưới áp lực
Với tính chất đặc thù trong môi trường công việc phải chịu áp lực cao, trong đó, áp lực chủ yếu đến từ hai phía là doanh số và khách hàng.
Những ai có khả năng chịu được áp lực sẽ có thể làm việc tốt hơn, dễ dàng thăng tiến và nhận được mức lương tương xứng với năng lực của họ.
Làm việc nhóm
Làm việc nhóm là khả năng hoạt động trơn tru và hiệu quả trong một nhóm người.
Điều này bao gồm việc khuyến khích người khác làm việc hoặc có thể thỏa hiệp, gạt lợi ích của riêng bản thân sang một bên để có thể giao tiếp, thương lượng với mọi người trong nhóm của bạn.
Sự tỉ mỉ, cẩn thận
Nhiều vị trí ngân hàng liên quan đến khả năng phát hiện những bất thường hoặc những sai sót từ đơn giản đến phức tạp. Việc không nhận thấy một con số nhỏ lẻ là điều dễ xảy ra, nhưng theo thời gian nó có thể gây ra tổn thất cho khách hàng.
Do đó, việc chú ý đến từng chi tiết có thể ngăn ngừa sai sót và nhầm lẫn xảy ra, qua đó giúp bạn chứng tỏ rằng bạn là một nhân viên đáng tin cậy và là tài sản của công ty.
Thu nhập của nghề banker theo từng vị trí
Đây là một ngành nghề có thu nhập khá ổn định với mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương của một banker phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Giao dịch viên ngân hàng – Banker
Nếu một nhân viên ngân hàng hoàn thành tốt các KPI được đặt ra thì mức lương có thể lên tới 20 triệu đồng/ tháng và sẽ còn tăng cao hơn tùy theo kinh nghiệm, chức vụ và năng lực làm việc.
Nhân viên kinh doanh
Phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc mà các nhân viên kinh doanh sẽ có mức lương dao động từ mức thấp nhất là 4 triệu đến cao nhất là 20 triệu một tháng. Với các chức vụ ở cấp quản lý hoặc chuyên viên, mức lương của họ nằm khoảng trên dưới 30 triệu/ tháng.
Nhân viên vận hành
Hiện nay, mức lương của nhân viên vận hành dao động trong khoảng 10 – 15 triệu/ tháng và có thể lên đến trên 30 triệu/ tháng nếu ở cấp quản lý.
Nhân viên quản lý rủi ro
Tại Việt Nam, mức lương trung bình của một nhân viên quản lý rủi ro là 19 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên kiểm toán nội bộ
Trung bình mức lương của nhân viên kiểm toán nội bộ trên cả nước là khoảng 11 triệu đồng/ tháng. Riêng tại Hồ Chí Minh, con số này đã lên đến zz.
Nhân viên tín dụng
Mức lương của nhân viên tín dụng ngân hàng ở mức thấp nhất là khoảng 8 triệu/ tháng và cao nhất khoảng 20 triệu/ tháng.
Chuyên viên tư vấn đầu tư
Mức lương của nhân viên tư vấn đầu tư hiện nay, thấp nhất sẽ dao động trong khoảng 7 – 14 triệu/tháng. Con số này sẽ còn có thể biến động tùy thuộc vào doanh số.
Đọc thêm: Nhân Viên Tín Dụng Là Gì? Công Việc & Một Số Rủi Ro Cần Biết
Cơ hội rộng mở của banker
Banker ngày càng trở thành một ngành nghề hot và được các bạn trẻ yêu thích, lựa chọn bởi môi trường làm việc năng động, mức thu nhập hấp dẫn và đây cũng là cơ hội để các bạn phát triển sự nghiệp của bản thân. Cụ thể, những lý do nên chọn ngành nghề này là:
Môi trường làm việc đa dạng
Cũng như một số ngành nghề khác, môi trường ngân hàng thể hiện sự tận tâm, chuyên nghiệp. Hầu như các ngân hàng đều chú trọng đầu tư không gian làm việc và nơi tiếp đón khách.
Chính vì vậy, các nhân viên được làm việc trong một môi trường hiện đại với đầy đủ trang thiết bị, máy móc. Nhờ vậy mà giúp họ cảm giác thoải mái và vui vẻ hơn trong công việc.
Mức thu nhập hứa hẹn
Mức lương của nhân viên ngân hàng khá cao so với các ngành nghề khác. Bạn có thể nhận được con số đáng mơ ước tương xứng với năng lực nếu làm tốt. Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến nhiều người yêu thích và quyết tâm theo đuổi để trở thành một banker thực thụ.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp và cá nhân
Ngành ngân hàng chủ yếu liên quan đến những con số và người làm banker cần rèn luyện trí nhớ tốt cùng với óc phán đoán tài tình để có thể phát triển sự nghiệp lên cao hơn.
Đồng thời, bạn còn phải rèn luyện tính nhạy bén, trau dồi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức tài chính. Nhờ vậy mà một banker chuyên nghiệp thường được nhận đánh giá cao và cơ hội thăng tiến cũng như chuyển nghề sẽ rất dễ dàng.
Tìm việc làm banker ở đâu?
Trở thành một banker chuyên nghiệp và nhận được mức thu nhập cao mỗi tháng không phải là một chuyện dễ dàng, nó đồng nghĩa với việc bạn phải gặp nhiều khó khăn, đối mặt với sự cạnh tranh và chấp nhận đương đầu với mọi áp lực trong công việc.
Tuy nhiên, ở bất kỳ ngành nghề nào cũng có những khó khăn của riêng nó vậy thì tại sao lại bỏ qua một công việc thú vị như Banker?
Mong rằng bài viết này của Glints đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Banker là gì và lý do tại sao công việc này nhận được nhiều sự quan tâm như vậy.
Tác Giả