BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ
1. TỔNG QUAN
Bảo trì thiết bị cơ khí là quá trình tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ khí trong các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, bảo dưỡng thiết bị cơ khí…tại các xưởng hoặc phòng kỹ thuật.
HSSV tốt nghiệp sẽ biết quy trình lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí bao gồm các máy công cụ vạn năng và chuyên dùng; đọc, hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ khí của nhà sản xuất bằng tiếng Việt; theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ khí, thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống.
2. NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, HSSV có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cụ thể:
- Tổ trưởng, nhóm trưởng, nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
- Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí;
- Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí;
3. ĐỐI TƯỢNG
- Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (141 TÍN CHỈ/ 2.5 NĂM)
Các môn học chung (23 tín chỉ)
Môn học, mô đun cơ sở (24 tín chỉ)
1.Chính trị (5 tín chỉ)
2.Pháp luật (2 tín chỉ)
3.Giáo dục thể chất (2 tín chỉ)
4.Giáo dục quốc phòng – An ninh (3 tín chỉ)
5.Tin học (3 tín chỉ)
6.Ngoại ngữ (Anh văn) (6 tín chỉ)
7.Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
8.Vẽ kỹ thuật (4 tín chỉ)
9.Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại (2 tín chỉ)
10.Cơ kỹ thuật (3 tín chỉ)
11.Autocad (3 tín chỉ)
12.Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (2 tín chỉ)
13.Thiết bị cơ khí đại cương (2 tín chỉ)
14.Kỹ thuật điện (2 tín chỉ)
15.Kỹ thuật điện tử (2 tín chỉ)
16.Kỹ thuật đo lường và cảm biến (2 tín chỉ)
17.Trang bị điện trong các thiết bị cơ khí (2 tín chỉ)
Môn học, mô đun chuyên môn (69 tín chỉ)
Môn học, mô đun tự chọn (25 tín chỉ)
18.Hệ thống truyền dẫn thủy lực, khí nén (3 tín chỉ)
19.Kỹ thuật an toàn lao động và môi trường công nghiệp (1 tín chỉ)
20.Tổ chức quản lý bảo trì (2 tín chỉ)
21.Tiếng Anh chuyên ngành (3 tín chỉ)
22.Kỹ thuật nguội (4 tín chỉ)
23.Nhập môn bảo trì thiết bị cơ khí (1 tín chỉ)
24.Công nghệ sửa chữa thiết bị cơ khí (4 tín chỉ)
25.Tiện côn (1 tín chỉ)
26.Tiện lỗ (2 tín chỉ)
27.Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí (3 tín chỉ)
28.Bảo dưỡng hệ thống truyền động điện (3 tín chỉ)
29.Bảo dưỡng hệ thống hiển thị (3 tín chỉ)
30.Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn, làm mát (3 tín chỉ)
31.Bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí (3 tín chỉ)
32.Bảo dưỡng hệ thống, cơ cấu an toàn trong thiết bị cơ khí (3 tín chỉ)
33.Bảo dưỡng hệ thống điều khiển trong thiết bị cơ khí (4 tín chỉ)
34.Kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống truyền động cơ khí (1 tín chỉ)
35.Kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị điện (2 tín chỉ)
36.Kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống thủy lực, khí nén (2 tín chỉ)
37.Lắp các chi tiết, cụm chi tiết thay thế vào thiết bị cơ khí (3 tín chỉ)
38.Chạy thử, hiệu chỉnh kỹ thuật thiết bị cơ khí (3 tín chỉ)
39.Chẩn đoán, xử lý sự cố thiết bị cơ khí (3 tín chỉ)
40.Thực tập tốt nghiệp (12 tín chỉ)
41.Tiện cơ bản (3 tín chỉ)
42.Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (3 tín chỉ)
43.Hàn cơ bản (2 tín chỉ)
44.Hàn nâng cao (3 tín chỉ)
45.Mài cơ bản (2 tín chỉ)
46.Vẽ và thiết kế trên máy tính (3 tín chỉ)
47.Khai triển hình gò (2 tín chỉ)
48.Vật liệu bôi trơn và chất tẩy rửa (1 tín chỉ)
49.Lập trình vận hành máy Tiện CNC (3 tín chỉ)
50.Lập trình vận hành máy Phay CNC (3 tín chỉ)