Barber là gì? Sự khác biệt giữa barber hair shop và hair salon

Barber là gì? Sự khác biệt giữa barber hair shop và hair salon

Barber là gì

Bất kỳ chàng trai nào cũng mong muốn tìm được cho mình những kiểu tóc phù hợp, chân ái, vừa phong cách nhưng cũng đảm bảo sự gọn gàng. Ngoài ra, tóc của đàn ông thường rất nhanh dài bởi vậy họ thường tìm đến các tiệm cắt tóc uy tín, chất lượng. Trong đó, nổi bật nhất là barber shop. Vậy thìbarber shop là gì? Cách phân biệt 2 loại hình barber shop với hair salon? Cùng Biluxury tìm câu trả lời trong bài viết chia sẻ sau đây nhé.

1. Định nghĩa barber là gì?

Barber là cụm từ được bắt nguồn từ phương Tây. Trong tiếng Anh, Barber là những người làm công việc liên quan đến râu, tóc cho đàn ông, gọi chung là thợ cắt tóc.

Lịch sử của nghề này đã có từ rất lâu đời. Theo như nhiều nghiên cứu phát hiện rằng những người đàn ông làm thợ cạo thô sơ nhất đã xuất hiện tại Ai Cập cổ đại vào khoảng 3500 Trước Công Nguyên. Trong văn hóa của người Ai Cập, barber có vị trí tương tự như một ngôi sao nổi tiếng thời hiện đại.

định nghĩa barber

Barber là gì?

Cụ thể, một ví dụ điển hình cho nghề thợ cạo đầu tiên này chính là những người đàn ông có thể chữa bệnh, khám sức khỏe cho người dân hoặc thầy tu. Hơn thế, barber thường mở những dịch vụ về cạo râu, làm tóc, chăm sóc móng cho các quý ông ở các sạp tại những đường phố sầm uất. Dần dần văn hóa này được phổ biến tại châu Âu, đông đảo đàn ông đã ghé qua barber shop để làm tóc, cạo râu và hóng hớt chuyện thế giới xung quanh.

Không chỉ dừng lại ở đó, bước vào thời kỳ Trung Đại, nghề thợ cạo thường được các chuyên gia y tế, nha sĩ hay bác sĩ phẫu thuật đảm nhận nên càng được trọng dụng và tôn sùng hơn. Bởi lẽ đó, các barber shop ở thời kỳ này thường đảm nhận luôn việc chăm sóc y tế, băng bó vết thương cho người đàn ông. Đến hiện nay, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một chiếc hộp xoay có viền trắng đỏ ở các tiệm cắt tóc nam. Ở thời kỳ này, người ta cũng quan niệm rằng lần đầu làm tóc, cạo râu là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của một người đàn ông.

lịch sử barber

Lịch sử thuở ban đầu của barber

Mỗi một thợ cạo (barber) đều xây dựng một phong cách khác nhau. Đây cũng được coi là tạo hình mẫu để các quý ông khách hàng có thể tham khảo. Vào thời trước, những anh chàng barber thường có đặc trưng là tóc ở hai bên được cạo sát, có râu quai nón và những hình xăm bản lớn khắp người. Ngày nay, phong cách này cũng được rất nhiều barbertiếp tục ứng dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, những người thợ cạo lại quá thường xuyên tạo kiểu tóc cho các quý ông theo âm hưởng quân đội và sự cổ điển. Mà đàn ông thời bấy giờ có thể nói là rất nhàm chán với sự cổ điển của thế hệ trước, họ mong muốn được bứt phá, tạo nét đặc trưng riêng của bản thân. Bởi vậy, barber cũng được xem là lỗi thời so với bước đi của thời đại.

So sánh sự khác biệt giữa SALON và BARBER SHOP tại Việt Nam

Với khao khát mãnh liệt như thế, đông đảo đàn ông ưa chuộng hair salon, còn gọi là tiệm cắt tóc nữ với mong muốn tạo nên những kiểu tóc ấn tượng và phá cách hơn. Tuy nhiên, barber không vì thế mà sụp đổ. Bạn biết đấy, thời trang và lối sống xoay vòng, rồi sẽ đến lúc barber hưng thịnh trở lại. Và rồi thời điểm đó đến nhanh chóng vào năm 1990, sau thời gian lép vế trước hair salon thì giờ đây barber có lấy lại được vị thế năm xưa.

Có thể nói rằng, barber shop là một không gian tuyệt vời cho các quý ông. Bạn có thể thoải mái tán gấu và được các thợ cạo chăm sóc tóc tận tình mà không bị làm phiền bởi những người phụ nữ.

Ngoài ra, barber cũng nhanh chóng du nhập vào Việt Nam theo sự phát triển của đất nước. Thời kỳ hưng thịnh nhất của barber ở nước ta là vào những năm 1975. Bởi vậy, nhìn lại những hình ảnh của thời ấy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nét nam tính, phong trần và lãng tử của đàn ông năm xưa.

barber Việt Nam

Barber ở Việt Nam

2. Tổng quan về barber shop

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của người thợ tóc nam, barber shop nhanh chóng được ra đời và mang đến cho người đàn ông một không gian thoải mái. Đó có thể chỉ một chiếc sạp ở ven đường với một chiếc ghế, một tấm gương và vài ba dụng cụ đơn giản.

Theo ghi nhận của lịch sử, barber shopnhững ngày đầu tiên là ở một trung tâm thành phố sầm uất tại châu Âu vào thế kỷ 20. Ngày nay trong các barber shop thường được bày biện sang trọng với những tấm gương lớn, giường gội đầu, ghế barber cao cấp.

Tại đây các quý ông được cắt tóc, cạo râu, tỉa lông mày, lông mũi,… theo sở thích riêng vừa có thể trò chuyện rôm rả với nhau.

bài trí barber shop

Barber shop được bài trí cổ điển, sang trọng

Barber ở nước ngoài

3. Biểu tượng của barber shop

3.1. Đèn Barber Pole

Một trong những đặc trưng hàng đầu củabarber shop là những chiếc Đèn Barber Pole với ba màu sắc là xanh dương, trắng và đỏ. Bởi vì những người thợ barber shop đầu tiên trên thế giới không chỉ làm nhiệm vụ cắt tóc mà còn là y sĩ, phù thủy rất được kính trọng. Theo đó, màu đỏ tượng trưng cho máu, trong khi trắng là thể hiện cho màu bông băng. Chính vì thế Đèn Barber Pole không chỉ dùng để trang trí mà còn mang tầng ý nghĩa về một văn hóa barber trường tồn.

Biểu tượng đèn barber pole

Biểu tượng đèn barber pole

3.2. Những cây kéo

Tiếp đến, kéo cũng là một trong những biểu tượng đặc biệt củabarber shop. Với những cây kéo này, barber cho thể trình diễn tài năng cắt tóc của mình một cách khéo léo. Họ cũng hạn chế tối đa việc sử dụng tông đơ để cắt tóc. Vì thế, một barber shop chính hiệu sẽ trưng bày rất nhiều mẫu cây kéo khác nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người thợ làm tóc, mà số lượng có thể từ 3 đến 10 cái hoặc thậm chí là nhiều hơn. Lưu ý là không nên tự tiện đụng chạm cây kéo nếu không có sự cho phép của barber nhé.

Biểu tượng những cây kéo của barber shop

Cây kéo là biểu tượng đặc trưng của barber shop

Biểu tượng những cây kéo của barber shop

Biểu tượng những cây kéo của barber shop

3.3. Chổi quét kem cạo mặt

Đối với những salon tóc thông thường, người thợ sẽ cạo mặt thô hoặc sử dụng dịch bôi trơn để cạo mặt dễ dàng hơn. Ngược lại, barber shop sử dụng cây chổi quét đặc thù để thoa kem lên mặt một cách mềm mại. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng chổi quét cạo mặt đã trở nên ít phổ biến hơn do sự hiện đại hóa của vật dụng làm đẹp. Thế nhưng những loại chổi quét kem cạo mặt vẫn được trưng bày tại các barber shop.

Biểu tượng chổi quét kem cạo mặt

Biểu tượng chổi quét kem cạo mặt

3.4. Barber Shop Tattoo

Đây là một biểu tượng không thể thiếu của barber shop. Hầu hết các barber chính hiệu đều có những hình xăm đặc biệt trên cơ thể, tạo thành một phong cách hầm hố, cool ngầu.

Hình xăm của các barber

Hình xăm của các barber

3.5. Nước hoa khô

Những người thợ tại barber shop cũng sử dụng nước hoa khô thay vì những nước hoa dạng xịt thông thường. Đây là một nét đặc trưng của barber shop. Theo đó, dạng nước hoa khô là nước hoa dạng đặc, thời gian sử dụng lâu hơn, chiết suất dung tích lớn hơn. Khi sử dụng chỉ cần dùng tay trượt lên và bôi lên da là được.

Nước hoa khô thường được các barber sử dụng

Nước hoa khô thường được các barber sử dụng

4. Văn hóa và phong cách của Barber Shop

Thay vì chọn những tiệm cắt tóc làm qua loa đại khái ở vỉa hè, tại sao bạn không thử đi xa hơn, tìm những địa chỉbarbershop chất lượng và làm cho mình một mẫu tóc ưng ý nhỉ?

  • Theo đó,barber shoplà nơi chúng ta thả lỏng tâm trí, không quan tâm tới tiền bạc hay những mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày.
  • Sở hữu một kiểu tóc ưng ý giúp bạn tút lại vẻ đẹp trai vốn có và tạo nên một thời trang ấn tượng.
  • Chúng ta không chỉ được trải nghiệm phong cách barber shop đầy tinh tế mà còn được thưởng thức những mẩu chuyện thú vị về thế giới xung quanh.
  • Barber Shop có sự sang trọng, đẳng cấp mà không phải nơi nào cũng đáp ứng được. Những người thợ cũng là người có đam mê với công việc, luôn tận tình với bạn. Đây cũng là yếu tố giúp chúng ta thúc đẩy bản thân tiến về phía trước.

văn hóa của barber shop

Văn hóa của barber shop

5. Phân biệt hair stylist với barber

Stylist và barber thường bị hiểu lầm là giống nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phân biệt thông qua những đặc điểm nổi bật sau.

5.1. Kỹ thuật cắt tóc

Barber

Đầu tiên chúng ta sẽ nói về phong cách cũng như kỹ thuật của barber. Cần phải lưu ý rằng dụng cụ cắt tóc chuyên dụng của barber là tông đơ cho các vị trí đỉnh đầu và sau gáy, đặc biệt là phần tóc ở hai bên đầu. Với dụng cụ này người thợ có thể dễ dàng tạo hiệu ứng mờ dần, còn gọi là Fade. Nếu như Textured Haircut là hiệu ứng phân lớp tóc thì Fade Haircut chính là phiên bản nâng cao hơn với kỹ thuật đậm, mờ được xử lý rất gọn gàng, tinh tế.

Tiếp đến, các barber sẽ bước đến giai đoạn tạo hình vuông vức cho phần viền da đầu. Sau cùng họ sẽ sử dụng con dao để hoàn thành phần bread. Bởi vì thế nên các kiểu tóc của barber luôn mang đến cho người đàn ông sự góc cạnh, sắc nét và nam tính.

Thực tế, trường phái tạo hình tóc của barber thường hướng đến sự cổ điển, không mấy chạy theo xu hướng thời đại. Bởi vậy rất khó cạnh tranh với hairsalon. Tuy vậy, việc thị hiếu khách hàng không rõ ràng, trộn lẫn với nhau nên barbers cũng đã dần linh hoạt và trở nên hiện đại hơn. Họ cũng cố gắng bổ sung các dụng cụ cắt tóc chuyên dụng và tiện lợi khác.

kĩ thuật cắt tóc của barber

Kỹ thuật làm tóc của barber

Dụng cụ chuyên dụng của barber

Hair Stylist

Điểm khác biệt lớn nhất của hair stylist so với barber đó chính là họ biết nắm bắt, cập nhật xu hướng mới và ứng dụng vào kiểu tóc của người đàn ông. Họ cũng có thể tùy cơ ứng biến với rất nhiều kiểu tóc khác nhau mà vẫn có thể ra được những kiểu tóc sành điệu và thời thượng.

Để đáp ứng được điều này, hair stylist phải đảm bảo có kỹ năng tốt, có thể sử dụng thuần thục nhiều loại dụng cụ khác nhau. Ví dụ, với tóc undercut đình đám hiện nay, hair stylist sẽ sử dụng thuần thục cả tông đơ và kéo để tạo hình cắt cao ở sau gáy và hai bên đầu, kỹ thuật fade cũng được ứng dụng bài bản hơn. Hairstylist cũng sử dụng dao cạo chữ O để tạo đường viền sắc nét và tinh tế hơn.

hair stylist hướng đến sự thời thượng

Hair stylist hướng đến sự thời thượng, sành điệu

5.2. Phong cách của Hair stylist và Barber

Xét về phong cách cắt tóc giữabarbervà hair stylist cũng có rất nhiều điểm khác biệt, không thể nhầm lẫn. Với barber shop, một môi trường dành riêng cho đàn ông thì những người thợ cũng thoải mái về phong cách ăn mặc, điển hình là phong cách bụi bặm, với nhiều hình xăm nghệ thuật, thường cũng nuôi râu. Ở những người đàn ông này có một khí chất cực kỳ mạnh mẽ, làm cho khách hàng nam có sự thoải mái tuyệt đối. Bởi vì vậy có rất ít nữ giới làm việc trong môi trường này. Tuy nhiên, nếu sở hữu phong cách mạnh mẽ, hơi hướng nam tính thì các cô gái vẫn có thể trở thành barber.

Ngược lại, hair stylist có phong cách ăn mặc, thời thượng và sành điệu, luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất.

thời trang barber và stylist

Thời trang của barber và hair stylist

6. Sự khác nhau giữa hair salon và barber shop

Từng có thời kỳ, nam giới ưa chuộng sự phá cách nhằm thoát khỏi hơi hướng cổ điển của barbernên đã tìm đến barber. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đại đa số nam giới hiện nay không quá mặn mà với phong cách quá đại trà của hair salon.

Tuy vậy, cần phải hiểu rằng hair salon dành cho nam không phải là một nơi tồi tệ, không đáng đến. Mà hiện nay salon có những cải thiện rõ rệt, bài trí không gian hiện đại và sang trọng phù hợp với thị hiếu của nam giới. Đương nhiên, chính điều này cũng giúp hair salon tạo được một vị thế không nhỏ. Nhưng nhìn chung, nó vẫn còn thiếu một chút gì đó.

Ngược lại, sự xuất hiện của các barber shopnhư một làn gió mới mới với phong cách cắt tóc đa dạng, linh hoạt pha chút cổ điển. Không chỉ tạo nên sự thoải mái về tinh thần mà còn giúp người đàn ông lột xác với vẻ ngoài mới mẻ hơn, giúp họ nâng tầm nhan sắc.

sự khác nhau barber shop và salon tóc

Sự khác nhau giữa barber và salon

Để phân biệt hai địa điểm này, chúng ta hãy cùng nhìn vào một số đặc điểm tiêu biểu sau:

6.1 Phong cách bày biện

Barber shop tập trung vào sự cầu kỳ, sang trọng và cổ điển của châu Âu. Trong khi đó hair salon theo đuổi sự sang trọng, hiện đại.

Cách bày biện của barber shop

Cách bày biện của barber shop

cách bày biện của salon tóc

Cách bày biện của salon tóc

6.2 Phong cách thợ cắt tóc

Barber thường xăm trổ nghệ thuật, style bụi bặm, cool ngầu, hầm hố. Trong khi đó, hair salon hướng đến sự chỉn chu, gọn gàng và lịch sự.

style thợ cắt tóc barber

Style thợ của barber

style thợ cắt tóc của salon

Style thợ của salon

6.3 Phong cách phục vụ khách hàng

Đề cao sự thoải mái, hưởng thụ của khách hàng, từ tốn chăm sóc. Ngược lại hair salon cần phải tiết kiệm thời gian, hiệu quả, thường cũng kèm theo một số dịch vụ chăm sóc da.

cách phục vụ khách của barber

Cách phục vụ khách của barber

cách phục vụ khách của salon tóc

Cách phục vụ khách của salon

6.4 Chi phí

Barber thường tương đối đắt, ngược lại hair salon giúp khách hàng cắt tóc với chi phí phải chăng.

Đối tượng khách hàng: Barber hướng tới khách hàng nam, trong khi hair salon là cả nam và nữ.

Chi phí dịch vụ

Chi phí dịch vụ

6.5 Độ phổ biến

Barber thường không phổ biến bằng hair salon, thường tập trung ở các thành phố lớn. Ngược lại hair salon có mặt ở mọi ngóc ngách của đất nước.

Độ phổ biến của dịch vụ cắt tóc ngày nay

Độ phổ biến của dịch vụ cắt tóc ngày nay

6.6. Đối tượng khách hàng

Barber hướng tới khách hàng nam, trong khi hair salon là cả nam và nữ.

Đối tượng khách của barber

Đối tượng khách của barber

Đối tượng khách hàng của hairsalon

Đối tượng khách hàng của tiệm cắt tóc hairsalon

6.7. Xu hướng dịch vụ

Phong cách cắt tóc mà barber shop hướng đến thường thiên về sự cổ điển rồi khéo léo biến tấu thành phong cách và hiện đại hơn. Tuy vậy, kiểu tóc của barber shop vẫn có phần hạn chế. Ngày nay barber shop đã không ngừng trau dồi và cập nhật xu hướng để mang đến cho các chàng trai những phong cách hợp thời hơn.

Ngược lại, tại các hair salon, họ cung cấp đa dạng dịch vụ, từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, họ luôn phải cập nhật nhanh các xu hướng làm tóc hiện tại. Các kiểu undercut, layer, nhuộm màu tóc, gẩy highlight, nhuộm ombre,… đều được thực hiện vô cùng khéo léo.

Ngoài ra, hair stylist còn có sự am hiểu về tình trạng tóc của khách hàng, tóc nào mạnh khỏe tóc nào yếu. Điều này giúp họ hạn chế sử dụng hóa chất, tránh ảnh hưởng tới tóc, giúp khách hàng sở hữu kiểu tóc vừa khỏe mạnh vừa đẹp và phong cách.

phân biệt barber shop với tiệm cắt tóc salon

Phân biệt salon tóc và barber shop

7. Hair salon và Barber shop ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sự du nhập của barber và hair salon cũng đi kèm những thay đổi phù hợp với văn hóa của người dân. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hai trường phái này đều thành thạo sử dụng các dụng cụ như tông đơ, kéo hay dao cạo.

Tuy vậy, barber tại Việt Nam vẫn giữ nguyên được những đặc trưng vốn có của mình, là một địa điểm lý tưởng để người đàn ông chăm tóc, làm tóc cũng như gặp gỡ và phiếm chuyện. Đại đa số barber shop hiện đại không còn bày biện cầu kỳ, cổ điển nữa mà thay vào đó họ khéo léo bổ sung những yếu tố hiện đại vào bày trí và kỹ thuật cắt tóc, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đây không đơn thuần để bạn làm tóc mà còn trở thành một địa điểm thú vị để giao lưu với mọi người.

barber shop ở Việt nam

Không gian trong Barber shop

Barber shop ở Việt Nam

Ngược lại, các hair salon tại Việt Nam vẫn chú trọng cập nhật xu hướng mới nhất, mang đến cho người đàn ông những kiểu tóc thời thượng, sành điệu nhất.

salon tóc ở Việt nam

Không gian trong salon

Salon tóc ở Việt Nam

Sự khác biệt giữa barber shop và salon

Như vậy, Biluxury đã chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết về barber là gì, và cách phân biệt nó với hair stylist và hair salon. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ làm tóc thì nên cân nhắc ghé qua các barber shop nhé. Không chỉ giúp bản thân sở hữu một phong cách tóc cực kỳ đỉnh cao mà còn trải nghiệm sự thư thái tuyệt vời với các anh chàng cá tính khác.

8. Những câu hỏi hay thường gặp