Căn hộ tầng hầm thường xuất hiện tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay Hồ Chí Minh – nơi có các tòa nhà cao tầng và mật độ dân số đông. Tầng hầm tại các tòa nhà được chủ sở hữu tận dụng và cải tạo lại thành căn hộ và cho thuê, nhằm kiếm thêm thu nhập và gia tăng giá trị cho bất động sản.
Căn hộ ở tầng hầm khá khan hiếm trên thị trường, tuy nhiên người thuê ít ưa chuộng mặc dù giá thuê rẽ hơn các loại căn hộ thông thường khác. Nếu bạn đang cân nhắc đến việc thuê căn hộ tầng hầm để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các hướng dẫn về định nghĩa, đặc điểm, ưu – nhược điểm và các lưu ý quan trọng bạn cần biết khi thuê loại căn hộ đặc biệt này.
Căn hộ tầng hầm là gì?
- Định nghĩa căn hộ tầng hầm theo Wikipedia
Căn hộ tầng hầm là căn hộ nằm phía dưới mặt đường hay một cấu trúc khác, thường là một tòa nhà chung cư, nhưng nó có thể là một ngôi nhà hoặc một tòa nhà văn phòng.
- Khái niệm căn hộ tầng hầm tại Việt Nam
Căn hộ tầng hầm hay basement apartment là căn hộ nằm ở tầng hầm của tòa nhà, có thể là tòa nhà chung cư, tòa nhà căn hộ dịch vụ hay nhà dân bình thường. Căn hộ tầng hầm có thể được thiết kế giống như căn hộ chung cư thông thường nhưng ít hoặc không có ánh sáng tự nhiên.
Cách hiểu và định nghĩa có thể thay đổi tùy vào luật quy định ở các quốc gia khác nhau. Về cơ bản, căn hộ tầng hầm nằm phía dưới mặt đất như đúng tên gọi của nó “tầng hầm”.
Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn giữa căn hộ tầng hầm và căn hộ có tầng hầm nhé. Vậy đâu là đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm hay căn hộ tầng hầm sẽ trông giống như thế nào? Hãy tiếp tục đọc, bạn sẽ có câu trả lời.
Đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm
Khi nhắc đến căn hộ tầng hầm, chúng ta thường nghĩ ngay đến những căn hộ không có ánh sáng, ẩm thấp, chật chội hay ồn ào. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm bạn nên biết.
- Căn hộ tầng hầm đều nằm ở tầng hầm – bên dưới mặt đất. Điều đó có nghĩa là bạn sống dưới lòng đất.
- Có một cầu thang riêng dẫn đến căn hộ tầng hầm.
- Trần nhà thấp
- Không có hoặc rất ít ánh sáng tự nhiên
Phần thêm: Tiêu chuẩn chiều cao trong thiết kế tầng hầm chung cư tại Việt Nam (theo luật quy định). Chiều cao tầng hầm chung cư phải được xây dựng tối thiểu 2.2m. Độ dốc của lối ra vào tầng hầm không được phép vượt quá 15% so với chiều sâu. Đồng thời, phải có ít nhất hai lối cho xe ra vào.
Với những đặc điểm riêng, căn hộ tầng hầm sẽ mang đến những trải nghiệm sống riêng và những lợi ích khác biệt không chỉ là căn hộ tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, căn hộ ở tầng hầm có những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Nếu bạn là người thuê nhà, hãy xem xét các ưu và nhược điểm trước khi ký hợp đồng thuê.
Ưu điểm của căn hộ dưới tầng hầm
Căn hộ ở tầng hầm có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của bạn khi xem xét tìm thuê nhà. Nhưng có một vài ưu điểm của căn hộ tầng hầm, bạn có thể cân nhắc.
1. Giá thuê rẻ – tiết kiệm tiền thuê
Căn hộ ở tầng hầm thường thiếu ánh sáng và trần nhà thấp hơn. Nên giá thuê thường rẻ hơn so với các căn hộ thông thường có cùng diện tích.
2. Nhiệt độ mát hơn – chi phí sử dụng máy lạnh ít hơn
Căn hộ ở bên dưới lòng đất thường có nhiệt độ thấp hơn vài độ so với căn hộ bên trên. Điều này là tốt khi bạn ở Việt Nam với khí hậu quanh năm là nắng nóng. Nhiệt độ mát hơn, đồng nghĩa với việc bạn sử dụng điện cho máy lạnh ít hơn và tiết kiệm hơn.
3. Có thêm sự riêng tư
Căn hộ ở dưới tầng hầm thường rất ít (1-2 căn hộ) và có lối ra/vào riêng. Tất cả những điều này làm cho căn hộ có thêm sự riêng tư và không bị dòm ngó bởi những người hàng xóm.
4. Việc cải tạo có thể dễ dàng được chấp nhận
Căn hộ tầng hầm tại Việt Nam thường là căn hộ được cải tạo lại (không phải xây mới). Nên việc bạn có thể yêu cầu cải tạo để biến không gian bên trong căn hộ phù hợp hơn với bạn dễ dàng được chấp nhận bởi chủ nhà. Thật dễ hiểu vì chủ nhà là người được hưởng lợi, đặc biệt là nếu việc cải tạo làm tăng giá trị và tiện nghi của căn hộ.
5. Vị trí trung tâm thành phố
Các tòa nhà có tầng hầm thường là những tòa nhà ở trung tâm thành phố, nơi mà từng m2 diện tích được sử dụng một cách triệt để. Vì thế, căn hộ tầng hầm thường nằm ở vị trí trung tâm của thành phố. Giúp bạn đi lại thuận tiện hơn và có thể gần nơi bạn làm việc hơn.
Nhược điểm của căn hộ basement apartment
Hầu hết các nhược điểm của basement apartment bắt nguồn từ đặc điểm đặt biệt của nó – nằm ở dưới mặt đất. Cùng JHouse tìm hiểu các nhược điểm của basement apartment ngay bên dưới.
1. Trần nhà thấp
Mục đích đầu tiên của tầng hầm là nơi để xe hoặc kho lưu trữ của tòa nhà. Vì thế, thiết kế chiều cao trần của tầng hầm thường thấp hơn so với tiêu chuẩn chiều cao trần nhà của căn hộ thông thường. Chiều cao trần nhà thấp và không có ánh sáng tự nhiên sẽ khiến cho căn hộ ở tầng hầm trở nên ngộp ngạt và thiếu sức sống.
2. Thiếu ánh sáng
Căn hộ nằm phía dưới mặt đất nên không có hoặc rất ít ánh sáng tự nhiên. Bạn cần sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn chiếu sáng nhiều hơn cho căn hộ tầng hầm. Căn hộ tầng hầm không phải là một không gian sống lý tưởng cho một số người thích không gian của họ thoáng và sáng.
3. Tốn nhiều chi phí thắp sáng
Thiếu ánh sáng tự nhiên, bạn cần phải sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn điện. Điều này làm bạn chi tiêu nhiều hơn cho chi phí điện thắp sáng mỗi tháng.
4. Tiếng ồn
Tầng hầm thường là nơi để xe và các căn hộ tầng hầm thường được cải tạo (không phải xây mới ngay từ đầu). Nên hệ thống cách âm hạn chế và tiếng ồn từ xe cộ đi lại. Ngoài ra, tầng hầm thường là nơi để máy bơm hút bể phốt ra ngoài và khu vực giặt ủi chung của tòa nhà nên bạn sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ chúng.
5. Rủi ro lũ lụt
Mặc dù các tầng hầm đều có hệ thống thoát nước và các đường rãnh lấy nước tại lối vào tầng hầm để ngăn nước tràn vào bên trong. Tuy nhiên, điều gì cũng có thể xảy ra. Vào mùa mưa tại Việt Nam, lưu lượng nước mưa nhiều, các tầng hầm có thể bị ngập nước (bạn có thể tự mình tìm kiếm những bức ảnh về ngập lụt ở tầng hầm trên google). Ngoài ra, tầng hầm sẽ là đoạt kết của tất cả các đường ống nước thải từ tầng trên. Vì thế, có thể bị rò rỉ hoặc bể đường ống và tràn nước vào căn hộ ở tầng hầm.
6. Nhiều côn trùng
Ẩm thấp và thiếu ánh sáng là môi trường lý tưởng của các loại côn trùng như sâu bọ, muỗi, chuột, gián, nhện hay các loại côn trùng khác. Thêm vào đó, tầng hầm thường là nơi tập kết của các thùng rác – bạn biết điều gì sẽ xảy đến rồi đấy. Các loại côn trùng và mùi hôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bạn không thoải mái.
7. Các vấn đề về nấm mốc
Nhiệt độ mát hơn, độ ẩm cao hơn và thiếu ánh sáng là môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển. Nấm mốc có thể tìm thấy ở tủ quần áo, kệ để giày dép, trong nhà tắm hay các kẻ nứt của tường và nền nhà.
Căn hộ ở tầng hầm phù hợp với ai?
Mặc dù căn hộ tầng hầm có nhược điểm nhiều hơn ưu điểm, nhưng vẫn có những đối tượng khách hàng phù hợp với chúng. Đó là điều tất nhiên vì không phải tự nhiên mà căn hộ tầng hầm lại ra đời. Dưới đây là một vài đối tượng khách thuê tiềm năng của căn hộ tầng hầm:
- Sinh viên gần các trường đại học cần vị trí trung tâm thành phố nhưng muốn giá thuê thấp
- Người dành nhiều thời gian làm việc ở bên ngoài (ít thời gian ở nhà), chỉ trở về nhà để ngủ, không cần nhiều ánh sáng
- Người đang gặp rắc rối về tài chính và muốn tiết kiệm chi phí thuê nhà
- Người thích bóng tối
- Người cần căn hộ để ở tạm
- Và cả những người độc thân
Căn hộ ở tầng hầm khác với những căn hộ khác. Bạn buộc phải chấp nhận một vài nhược điểm mà bạn không thể có được. Nhưng để bù lại bạn có giá cả phải chăng hơn.
Các lưu ý khi thuê căn hộ tầng hầm tại Việt Nam
Bạn thật sự đang quan tâm và có thuê căn hộ tầng hầm. Dưới đây là các lưu ý quan trọng bạn nên tham khảo để có kế hoạch thuê nhà hoàn hảo.
- Tham quan căn hộ đúng thời điểm
Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng bạn nên tham quan căn hộ tầng hầm vào buổi chiều (tốt nhất là sau 12:00 – 16:00). Lý do đơn giản cho điều này là vào thời điểm này ánh sáng mặt trời lớn nhất và bạn có thể xem liệu ánh sáng ban ngày có đủ cho bạn hay không.
- Tìm dấu hiệu của nấm mốc và mùi hôi
Bạn nên kiểm tra căn hộ bằng khứu giác và thị giác. Tìm kiếm các dấu hiệu của mùi ẩm ướt, nấm mốc hoặc mùi hôi bên trong và bên ngoài căn hộ. Quan sát tường và trần nhà để tìm các vết bẩn hoặc sự đổi màu.
- Kiểm tra mức độ an toàn
Một phần diện tích tầng hầm được cải tạo thành căn hộ, nên có thể chủ nhà đã sử dụng các vật liệu chưa đạt yêu cầu hoặc không quan tâm đến mức độ an toàn của căn hộ. Vì thế bạn cần kiểm tra cửa ra vào, các khóa cửa, …
- Kiểm tra tiếng ồn
Bạn đừng rời khỏi căn hộ sớm, hãy nán lại và xem xét mức độ ra vào tòa nhà của những căn hộ khác để xem mức độ tiếng ồn có phù hợp với bạn không. Ngoài ra, bạn có thể xem diện tích của tầng hầm và số lượng xe có thể chứa. Đừng bỏ qua hệ thống máy hút bể phốt và khu vực giặt ủi chung của tòa nhà (nếu có).
- Kiểm tra tình trạng ngập lụt trong khu vực
Bạn có thể hỏi trực tiếp chủ nhà, nhưng kết quả thường không như mong đợi. Hãy kiểm tra tình trạng ngập lụt bằng cách quan sát trực tiếp căn hộ ở phần chân tường, tìm kiếm sự đổi màu hoặc vết bẩn. Hoặc bạn có thể tìm kiếm thông tin trên google và bạn bè của bạn.
Đọc thêm: 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam
Lời kết
Bạn đã có nó – tất cả mọi thứ bạn cần biết về căn hộ ở tầng hầm. Các đặc điểm cơ bản, các ưu – nhược điểm và cả những lưu ý quan trọng khi tìm thuê căn hộ tầng hầm. Căn hộ có tầng hầm không chỉ cho phép bạn tiết kiệm chi phí thuê nhà mà còn mang đến những lợi thế độc đáo so với căn hộ trên mặt đất.
Căn hộ ở tầng hầm không phải dành cho tất cả mọi người và có rất nhiều điều phải cân nhắc trước khi đồng ý chuyển đến ở, nhưng chúng có thể tạo ra các lựa chọn cho thuê ngắn hạn tuyệt vời trong khi bạn cân nhắc một khu vực mới hoặc bắt đầu tích lũy một số tiền tiết kiệm để hướng tới một nơi đẹp hơn.
JHouse Content TeamĐội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.