Bại não là căn bệnh để lại di chứng rất nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Vậy bại não có chữa được không? Mọi người hãy cùng tham khảo bài viết sau đây, để có thêm kiến thức về căn bệnh này và biết cách phòng tránh cho con trẻ của mình.
20/12/2020 | Rối loạn tuần hoàn não dẫn tới đột quỵ?19/12/2020 | Bại não là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não?12/12/2020 | Tư vấn: Chụp MRI não có ảnh hưởng gì không?10/12/2020 | Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị
1. Bại não là gì?
Bại não (Cerebral Palsy) là bệnh khiến cho não bộ bị tổn thương, chậm phát triển. Làm rối loạn vận động cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác, thị giác, tứ chi của trẻ.
Bệnh thường xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau sinh. Bệnh làm cho một phần hoặc nhiều phần của não bộ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát không điều khiển được tứ chi, nhiều trường hợp nặng có thể bị tê liệt toàn thân.
Bại não là bệnh khiến cho não bộ bị tổn thương
Do vậy bệnh gây ra hậu quả nặng nề trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh, cũng như cả người thân trong gia đình. Do mất ý thức, giác quan, tàn tật,..
2. Nguyên nhân của bệnh
Sự phát triển bất bình thường của não hoặc trong quá trình phát triển, não bộ bị tổn thương cũng sẽ dẫn đến căn bệnh này và ảnh hưởng đến phần não điều khiển các vận động của cơ thể.
Rất khó để xác định chính xác được nguyên nhân của bệnh bại não, để căn cứ các chuyên gia đại chia thành 3 nhóm: Trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, cụ thể như sau:
Rất khó để xác định chính xác được nguyên nhân của bệnh bại não
2.1. Trước khi sinh
Một số nguyên nhân gây ra bệnh não trước khi sinh, đó là:
-
Sinh thiếu tháng dưới 36 tuần.
-
Sinh nhẹ cân, dưới 2.500 gram.
-
Bào thai bị nhiễm trùng.
-
Lạm dụng thuốc.
-
Não bào thai bị thiếu Oxy.
-
Chấn thương.
-
Người mẹ bị tiền sản giật, cường giáp, động kinh.
-
Đa thai.
2.2. Trong lúc sinh
Trong lúc sinh sẽ có một số trường hợp xảy ra dẫn đến rủi ro bị bệnh ở trẻ đó là:
-
Thời gian chuyển dạ kéo dài, khó khăn khi sinh.
-
Sang chấn lúc sinh.
-
Nhịp tim rối loạn.
-
Thiếu oxy não.
-
Vỡ ối sớm.
2.3. Sau khi sinh
Một số vấn đề xảy ra sau khi sinh dẫn đến bị bệnh đó là:
-
Bị viêm não và viêm màng não.
-
Co giật.
-
Thiếu oxy lên não.
-
Có các bệnh về rối loạn đông máu.
-
Phần đầu bị chấn thương.
-
Nồng độ bilirubin có trong máu quá cao.
Trẻ bị viêm não và viêm màng não
3. Các triệu chứng của bệnh
Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ mà bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng thay đổi khác nhau, ở mỗi trẻ theo thời gian, triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn hoặc giảm bớt. Tuy nhiên sự tiến triển còn tùy thuộc vào phần nào của não bộ bị tổn thương, một số triệu chứng thường gặp của bệnh đó là:
-
Trương lực cơ quá cứng: Nghĩa là cơ thể trẻ cứng đờ, tay chân hoạt động không linh hoạt, gây khó khăn trong việc bế hoặc tắm rửa.
-
Trương lực cơ quá mềm: Có biểu hiện là người trẻ mềm nhão, trẻ có tư thế đầu rũ xuống và không ngẩng lên được.
-
Trẻ không phối hợp vận động và thiếu sự cân bằng.
-
Chân tay run rẩy, hay có những chuyển động bất thường.
-
Trẻ cử động chậm chạp, các động tác gần như múa.
-
Chậm linh hoạt trong các mốc kỹ năng vận động, như lẫy, bò, ngồi, giữ đầu cổ, chạy nhảy,…
-
Đi lại gặp nhiều khó khăn, như là dáng đi khom người, đi bằng ngón chân, dáng đi không đối xứng.
-
Trẻ gặp vấn đề với việc nuốt hoặc chảy dãi quá mức.
-
Gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ hoặc ăn uống.
-
Chậm nói giao tiếp gặp khó khăn.
-
Không tiếp thu trong học tập.
-
Không có kỹ năng trong những hoạt động cần có sự linh hoạt.
-
Co giật.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh
4. Những biến chứng của bệnh?
Bại não thường gây ra những biến chứng, có ảnh hưởng đến chất lượng sống suốt quãng thời gian sau này của trẻ từ nhỏ đến lớn. Ví dụ như:
4.1. Co rút cơ
Đây là một biến chứng phổ biến rất thường gặp ở người bị bệnh, các cơ bắp bị co rút và ngắn lại dẫn đến căng cơ.
Tình trạng cơ bị co rút sẽ làm chậm sự phát triển của xương, làm xương bị biến dạng, dễ bị bán trật khớp hoặc trật khớp.
4.2. Lão hóa sớm
Lão hóa sớm cũng là biến chứng thường gặp ở người bị bệnh. Thông thường những người ở trong khoảng 40 tuổi khi bị bệnh sẽ gặp tình trạng cơ thể bị lão hóa sớm.
4.3. Suy dinh dưỡng
Những biến chứng gây khó khăn trong việc ăn uống và nuốt sẽ dẫn đến trẻ không hấp thụ được nhiều thức ăn, gây tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của xương, đối với một số trường hợp trẻ phải cần đến ống nuôi ăn, để cung cấp dinh dưỡng.
4.4. Tinh thần không ổn định
Đây cũng là một biến chứng do bại não để lại. Tinh thần của người bị bệnh thường không ổn định, điển hình là thường xuyên mắc trầm cảm.
Do luôn cảm thấy bản thân bị cô lập và, xa lánh, khiến họ tự ti và sống khép mình, dần dần dẫn đến trầm cảm.
4.5. Bệnh tim và phổi
Những trẻ em khi bị bệnh thường sẽ hay bị các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó các khớp xương phải chịu áp lực do co rút cơ, dễ dẫn đến bị thoái hóa khớp và bị loãng xương, do phải dùng nhiều các loại thuốc chống động kinh.
5. Các phương pháp điều trị bệnh bại não
Về cơ bản, việc điều trị bại não hiện đang được áp dụng rất đa dạng với nhiều phương pháp khác nhau, từ châm cứu, oxy cao áp, ghép tế bào gốc,… Nhưng trong số đó, phục hồi chức năng đang được tin dùng nhất với hiệu quả đem lại rất tốt.
Khi điều trị, người thân cần xác định rằng thời gian trị bệnh sẽ kéo dài và xen kẽ nhiều phương pháp điều trị, từ phục hồi chức năng vận động, có đến ngôn ngữ, trị liệu, kỹ năng sống,… Việc điều trị cũng không chỉ áp dụng tại các bệnh viện mà còn phải thực hiện ngay tại gia đình. Và việc giúp trẻ hòa nhập được với xã hội là ưu tiên hàng đầu.
Sau đây là 1 số thông tin điều trị các bạn có thể tham khảo
5.1. Hỗ trợ
Việc hỗ trợ các biến chứng của bệnh để lại cũng sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng sức khỏe, cũng như giúp người bệnh có thể hòa nhập được với cuộc sống, Ví dụ như các phương pháp hỗ trợ sau:
-
Tập đi bộ thường xuyên.
-
Xe lăn.
-
Sử dụng các loại đẹp để cố định các khớp.
-
Sử dụng máy trợ thính.
-
Đeo kính mắt hỗ trợ thị lực.
Mục tiêu của việc chữa trị đó là cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng
5.2. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc chống co giật và thuốc giãn cơ, cũng được sử dụng phổ biến cho những người bị bệnh, nhằm hạn chế được tối đa các biến chứng xấu của bệnh gây ra.
5.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị giúp cải thiện được các biện chứng một cách hiệu quả.
Phẫu thuật có thể cải thiện được tình trạng căng cơ hay xương biến dạng, giúp trẻ có thể vận động được một cách cơ bản.
Ngoài ra đối với những trường hợp đau hoặc co cứng, sẽ lựa chọn phương pháp cuối cùng là cắt dây thần kinh, để giúp cho người bệnh giảm đau.
Bên cạnh các phương pháp vừa nêu trên, thì các trẻ còn được luyện tập các bài vật lý trị liệu hàng ngày, để cải thiện rối loạn vận động.
Trẻ còn được tập giao tiếp,tập đi lại, mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân và tự ăn uống.
6. Cách phòng chống bệnh bại não
Hiện nay vẫn chưa có một cách phòng chống chính xác để đảm bảo phòng bệnh tuyệt đối. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh cho con trẻ bằng cách, trước khi có ý định mang thai, các chị em phụ nữ nên theo dõi thường xuyên và sử dụng một số các biện pháp phòng ngừa do bác sĩ chỉ khi mang thai.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Còn một phương pháp ngăn ngừa bệnh cũng rất hiệu quả, đó là tiêm vắc xin chống được các bệnh về não cho trẻ, ví dụ như: Vắc xin viêm não Nhật Bản, viêm màng não, rubella,..
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên chúng ta hãy hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai, cũng như sau khi sinh con. Và thường xuyên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, nếu có bất thường phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là bài viết giải thích về bại não là gì? Và một số các phương pháp điều trị bại não hiệu quả. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh bại não, cũng như ý thức được sự nguy hiểm của biến chứng mà bệnh gây ra. Hãy phòng bệnh ngay từ bây giờ để tránh được những rủi ro không đáng có.