Chức năng, nhiệm vụ:
– Là cơ sở thực hành tuyến cuối toàn quân trong khám bệnh, thu dung, cấp cứu điều trị các bệnh truyền nhiễm và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành cho các bệnh viện tuyến trước.
– Xây dựng Bộ môn truyền nhiễm trở thành một cơ sở có năng lực đào tạo sau đại học chất lượng cao về chuyên ngành Truyền nhiễm của Nhà nước và Quân đội.
– Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong nước và thế giới nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm.
– Tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực truyền nhiễm với các trung tâm y học trong nước, khu vực và quốc tế.
– Tham gia hướng dẫn, chỉ đạo dự phòng các bệnh truyền nhiễm trong toàn quân.
Hoạt động chuyên môn:
1. Sứ mệnh và Tầm nhìn:
– Sứ mệnh: Với truyền thống Anh hùng của Khoa Truyền nhiễm, Viện lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm có sứ mệnh to lớn là luôn phải phấn đấu để xứng đáng “Cơ sở nghiên cứu điều trị bệnh truyền nhiễm hàng đầu trong quân đội”.
– Tầm nhìn: Mục tiêu xây dựng một Viện có tinh thần phục vụ mẫu mực, trách nhiệm cao, chất lượng chuyên môn tốt với phương châm: “Thân thiện” trong tiếp đón, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân và “Chuyên nghiệp” trong tổ chức, vận hành, phát triển chuyên môn. Phấn đấu đưa Viện lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm trở thành cơ sở nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm không chỉ đảm bảo phục vụ bộ đội, nhân dân trong thời bình mà còn sẵn sàng phục vụ công tác phòng chống vũ khí sinh học trong chiến tranh, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho chuyên ngành Truyền nhiễm.
2. Trang thiết bị: Hiện tại Viện đã được trang bị đầy đủ các phương tiện để hồi sức cấp cứu như máy thở, bơm tiêm điện, máy theo dõi chức năng sống (Monitor), phương tiện chẩn đoán như máy điện tim, máy siêu âm…
3. Thế mạnh vượt trội:
– Với kinh nghiệm và truyền thống của mình, Viện lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm có khả năng chẩn đoán và điều trị thành công các mặt bệnh như sốt rét ác tính, uốn ván nặng, viêm não, màng não do virut, vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi, cúm, sốt xuất huyết nặng, viêm gan virut B và C…
– Đội ngũ cán bộ hiện nay có tinh thần, nhiệt huyết cao, có tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng hội nhập cao. Tập thể cán bộ hiện nay được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và năng lực trình độ, khả năng đề xuất, tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế.
– Bộ môn Truyền nhiễm đã được thành lập gần 20 năm, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu huấn luyện có trình độ, có kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp cao như GS.TSKH. Bùi Đại, GS.TS. Vũ Bằng Đình, TS. Đinh Ngọc Duy, PGS.TS. Nguyễn Kim Nữ Hiếu, GS.TS. Nguyễn Trọng Chính…vẫn luôn sát cánh cùng với đội ngũ cán bộ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, các giáo viên thỉnh giảng đã từng công tác tại Bộ môn-Khoa Truyền nhiễm như PGS.TS. Lý Tuấn Khải, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương hay các giáo viên có các chuyên môn hỗ trợ chuyên ngành Truyền nhiễm như PGS.TS. Lê Văn Don, PGS.TS. Phan Quốc Hoàn, PGS.TS. Đinh Vạn Trung cùng các giáo viên Bộ môn Truyền nhiễm, Học viện Quân y, Bộ môn Truyền nhiễm, Đại học y Hà Nội luôn hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong công tác giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh.
– Khả năng hội nhập quốc tế cao: 100% cán bộ chỉ huy Viện và các Khoa đều đã tu nghiệp ở nước ngoài từ ít nhất 1 năm. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ trong Viện tương đối đồng đều. Trong những năm qua các mối quan hệ hợp tác khoa học luôn được duy trì và phát triển. Kết quả đã đăng in được gần 30 bài báo trên các tạp chí quốc tế có chất lượng cao. Hiện nay một Bác sỹ của Viện đang là Nghiên cứu sinh tại CHLB Đức.
4. Thu dung điều trị bệnh nhân:
Hàng năm Khoa Truyền nhiễm thu dung điều trị cho gần 3000 bệnh nhân. Kể từ khi triển khai Viện lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm hàng ngày toàn Viện thường xuyên thu dung vượt chỉ tiêu Bệnh viên TƯQĐ 108 giao (chỉ tiêu 100 bệnh nhân).
5. Huấn luyện – Nghiên cứu khoa học:
– Từ năm 1995, Bộ môn Truyền nhiễm là cơ sở đào tạo sau đại học, đào tạo bác sỹ chuyên khoa I và đào tạo bậc Tiến sỹ chuyên ngành Truyền nhiễm của Nhà nước và Quân đội theo Quyết định 68/TTg của Thủ tướng Chính phủ; năm 2007, Bộ môn mở đào tạo thêm bác sỹ chuyên khoa cấp II. Cho đến nay, Bộ môn đã đào tạo được 18 Tiến sỹ, 20 BS CKII, và 30 BS CKI. Hiện nay Bộ môn đang hướng dẫn 6.
– Tham gia xuất bản nhiều sách chuyên ngành: Bệnh học Truyền nhiễm, Chẩn đoán và điều trị các bệnh Truyền nhiễm… và các sách chuyên khảo về Viêm gan, Sốt rét, Sốt xuất huyết…
– Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và ngành đã được nghiên cứu và áp dụng nâng cao hiệu quả điều trị; có đề tài cấp Nhà nước đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu khoa học, triển vọng phát triển
– Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và ngành đã được nghiên cứu và áp dụng nâng cao hiệu quả điều trị; có đề tài cấp Nhà nước đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh.
– Tham gia xuất bản nhiều sách chuyên ngành: Bệnh học, Truyền nhiễm, Chẩn đoán và điều trị các bệnh Truyền nhiễm… và các sách chuyên khảo về Viêm gan, Sốt rét, Sốt xuất huyết…
– Cập nhật thông tin từ các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh của các Hội chuyên ngành trong nước và quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
– Ứng dụng triệt để, khoa học các quy trình chống lây truyền bệnh, chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chẩn đoán mới như: Sinh học phân tử, y học phóng xạ, sinh hóa, miễn dịch, vi sinh vật… trong chẩn đoán nhiễm khuẩn và đánh giá mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp không can thiệp.
– Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp điều trị mới như: phác đồ điều trị viêm gan B bằng vaccine kết hợp thuốc kháng virut, điều trị viêm gan C bằng các phác đồ không có IFN và Ribavirin, điều trị xơ gan bằng tế bào gốc…
– Hợp tác xây dựng một đơn vị nghiên cứu với Viện Y học Nhiệt đới Tuebingen, CHLB Đức (VG Care).
Liên hệ: 024.627.84100