Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội là cơ sở y tế cao nhất thuộc ngành giao thông vận tải. Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và thực hiện hoạt hoạt động khám chữa cho các cán bộ, nhân viên trong ngành giao thông vận tải, cũng như người dân sinh sống trong và ngoài Hà Nội.
Lịch sử hình thành bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội
Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội hay còn được gọi là Bệnh viện giao thông vận tải Trung Ương. Đây là đơn vị y tế cao nhất trong ngành giao thông vận tải, với nhiệm vụ và chức năng thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ, nhân viên trong ngành giao thông vận tải cũng như người dân trong khu dân cư.
Theo quyết định số 778/QĐ-BYT vào năm 2006, bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội đã được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội cũng là đơn vị y tế đầu tiên được lập thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hiện nay, Bệnh viện giao thông vận tải có tổng số 23 khoa, phòng, trong đó có 5 phòng chức năng và 18 khoa với 400 giường bệnh, đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa của bệnh nhân. Bệnh viện đã và đang tập trung nhân lực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật với sự trang bị của các thiết bị điều trị và chẩn đoán hiện đại.
Các khoa lâm sàng: Thận tiết niệu – Nhân tạo, hồi sức cấp cứu, chấn thương chỉnh hình, gây mê hồi sức, ngoại sản B1, tai mũi họng B2, răng hàm mặt, phẫu thuật thẩm mỹ, phòng khám SKKN, Nội A1, Nội A2,…
Các khoa Cận lâm sàng: Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, thăm dò chức năng,…
Vai trò và nhiệm vụ của bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội
Hầu hết các bệnh viện khám, chữa bệnh trên cả nước đều có chức năng và nhiệm vụ tương đồng nhau. Tùy vào mỗi đơn vị sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
-
Chức năng của Bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội
Bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội là đơn vị y tế thuộc Cục Y tế Giao Thông Vận Tải Việt Nam. Bởi vậy, mọi công tác sẽ được thực hiện dưới sự sát sao của Cục y tế Giao thông vận tải, trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.
Bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội có chức năng chính là chăm sóc, khám chữa và phục hồi sức khỏe cho các cán bộ, nhân viên, đoàn thể đang công tác trong bộ Giao Thông cũng như cư dân sinh sống quanh khu vực lân cận.
-
Nhiệm vụ của bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội
Dù là đơn vị y tế thuộc Cục Giao thông vận tải, nhưng bệnh viện Giao thông Vận Tải Hà Nội vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Theo đó, bệnh viện Giao thông Vận Tải Hà Nội có nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn cho bệnh viện.
- Tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe người dân và khám chữa bệnh nhân theo kế hoạch của Bộ đa phê duyệt.
- Tổ chức công tác điều trị, khám chữa và phục hồi chức năng – vật lý trị liệu cho người dân.
- Thực hiện công tác chỉ đạo điều chuyển bệnh nhân theo quy định.
- Thực hiện công tác tuyển dụng cũng như đào tạo nhân lực, cán bộ y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh.
- Đề ra mục tiêu và tổ chức các chương trình y tế dự phòng để bảo vệ sức khỏe cho người dân.
- Thực hiện các công tác và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục Giao thông Vận tải.
Bệnh viện Giao thông vận tải là đơn vị có tư cách pháp nhân, sở hữu con dấu riêng, được hưởng mọi chế độ theo quy định của Pháp luật. Vì vậy, người bệnh đến khám sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
Cơ sở y tế và đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện giao thông vận tải
-
Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện
Bệnh viện giao thông vận Hà Nội quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế có trình độ, chuyên môn cũng như tận tâm, nhiệt tình trong việc thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.
-
Cơ sở y tế tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương Hà Nội
Bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh hàng đầu tại Hà Nội, thế mạnh của bệnh viện là chạy thận nhân tạo, mổ đục thủy tinh thể. Cơ sở vật chất của bệnh viện được trú trọng đầu tư, nổi bật với tòa nhà nghiệp vụ kỹ thuật và tòa nhà Nội trụ, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA từ ngân sách nhà nước và Quỹ phát triển Quốc Tế.. Cả hai đều nằm trong dự án đầu tư và nâng cấp của Bệnh viện đa khoa TW
Tòa nhà Kỹ thuật của Bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2005, với tổng diện tích lên tới 17.000m2, gồm 2 tầng hầm, 200 giường bệnh, hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng nhu cầu khám, chữa và lưu trú của bệnh nhân.
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, hiện nay bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội có tất cả 23 khoa, phòng, trong đó có 5 phòng chức năng và chuyên gia với hơn 400 giường bệnh, 338 cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội cũng chú trọng vào việc đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc điều trị và chẩn đoán bệnh như:
- Máy chụp cắt lớp tỷ trọng
- Máy siêu âm sản khoa màu ba chiều
- Máy siêu âm Doppler tim mạch màu 4 chiều
- Máy tán sỏi ngoài cơ thể
- Máy chụp X quang số hóa DR
- Máy nội soi tai mũi họng
- Máy thở nhân tạo
- Máy mổ đục thủy tinh thể Phaco
- Hệ thống xét nghiệm Elisa xét nghiệm viêm gan, HIV.
- Máy nội soi ổ bụng
- Máy chạy thận nhân tạo.
- Monitoring theo dõi khí máu
Các khoa tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương Hà Nội
Bệnh viện có các chuyên khoa sau:
- Các khoa lâm sàng
- Hồi sức cấp cứu
- Thận tiết niệu – Nhân tạo
- Chấn thương chỉnh hình
- Gây mê hồi sức
- Ngoại sản B1
- Mắt
- Tai Mũi Họng B2
- Nội A1
- Nội A2
- Khám chữa bệnh tự nguyện.
- Y học cổ truyền
- Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ.
- Phòng khám Sức khỏe đi nước ngoài.
- Khoa Răng Hàm Mặt
- Khoa cận lâm sàng
- Dược
- Kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xét nghiệm
- Thăm dò chức năng
Thời gian làm việc và chi phí khám bệnh tại đây
Để việc thăm khám cũng như điều trị tại bệnh viện diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, người bệnh nên tuân thủ theo đúng quy trình khám chữa bệnh của đơn vị để ra. Các bước thăm khám người bệnh cần phải nắm được như sau:
Bước 1 : Đăng ký và làm thủ tục khám chữa, điều trị bệnh
Tại khu vực quầy đón tiếp, bệnh nhân sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân để đăng ký khám, chữa bệnh cũng như nộp viện phí bước đầu. Trường hợp có bảo hiểm y tế tại bệnh viện, bạn cần xuất trình kèm theo giấy tờ cá nhân để được hưởng quyền lợi theo quy định.
Bước 2: Bệnh nhân di chuyển nhanh chóng tới địa điểm khám được hướng dẫn và ngồi ghế chờ đến lượt.
Bước 3: Bác sĩ, chuyên gia sẽ thực hiện quy trình thăm khám từ tổng quát tới chuyên sâu. Sau giai đoạn này, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân nặng, cần theo dõi thêm sẽ được điều chuyển tới khu nội trú tại viện. Còn đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và điều trị ngoại trú, tới ngày chỉ định sẽ quay trở lại viện kiểm tra tổng quát một lần nữa.
Bước 4: Thanh toán viện phí với các dịch vụ đã được cung cấp bên trên.
Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội hoạt động trong các khung giờ sau:
- Khu khám BHYT, khám thường: Làm việc từ Thứ 2 đến thứ 6, trong khung giờ từ 6h30 – 18h (Nghỉ trưa 1,5h).
- Khu khám dịch vụ: Làm việc từ thứ 2 đến Chủ Nhật, trong khung giờ từ 6h30 – 18h (Nghỉ trưa 1,5h)
- Các ngày Lễ, Tết bệnh viện không làm việc.
- Cấp cứu: 24/7
Chi phí điều trị và chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội chưa được cập nhật. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của bệnh viện.
Địa chỉ và thông tin liên hệ của bệnh viện giao thông vận tải
Bạn đọc nếu có nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện giao thông vận tải hãy liên hệ theo thông tin sau:
- Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương
- Địa chỉ: Ngõ 84 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 04.37664751
- Hotline: 096 773 1616.
- Số fax: 84 (4) 37661799.
- Email: info@giaothonghospital.vn
- Website: http://giaothonghospital.vn/.
Trên đây là một số thông tin xoay quay bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích.