Phạm vi bí mật nhà nước là gì? Phân loại bí mật nhà nước?

Bí mật là gì

Nhưu chúng ta đã biết các thông tin được liệt kê vào bí mật Nhà nước là các thông tin cần được giữ bí mật tuyệt đối với độ bảo mật cao, và các thông tin này cũng sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về cách thức lưu trữ và bảo vệ để không lộ bí mật quan trọng liên quan tới các vấn đề của xã hội và đất nước. Bí mật Nhà nước có các loại khác nhau và có các phạm vi nhất định theo quy định tại Luật. Vậy để hiểu thêm về phạm vi bí mật nhà nước là gì? Phân loại bí mật nhà nước? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Phạm vi bí mật nhà nước là gì?

Có thể hiểu đơn giản nhất về phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bảo vệ bí mật nhà nước vừa là nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, Công chức, đồng thời cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên liên quan. Bí mật nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, đối ngoại và một số lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố. Nếu bí mật Nhà không được quan tâm và thực hiện bảo mật đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của công tác này nên Nhà nước liên tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện, trong đó đã quy định rất cụ thể các quy định đối hoạt động của ngành Thanh tra.

Bảo vệ bí mật nhà nước vừa là nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, Công chức, đồng thời cũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên liên quan. Bí mật nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, đối ngoại và một số lĩnh vực khác không công bố hoặc chưa công bố. Nếu bí mật Nhà không được quan tâm và thực hiện bảo mật đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của công tác này nên Nhà nước liên tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện, trong đó đã quy định rất cụ thể các quy định đối hoạt động của ngành Thanh tra.

Phạm vi bí mật Nhà nước tiếng Anh là ” Scope of State secrets”.

Xem thêm: Tổng hợp danh mục bí mật nhà nước trong tất các lĩnh vực

2. Phân loại bí mật nhà nước:

Căn cứ theo quy định tại điều 8. Phân loại bí mật nhà nước Luật bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 quy định cụ thể như sau:

Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Như trên chúng ta cáo thể thấy có 03 cấp của bảo vệ bí mật Nhà nước theo đó đầu tiên đó là các thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu các thông tin này gồm có chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng; tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu; công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu.

– Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp: hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước; thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự.

– Thông tin về đối ngoại: chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại của cơ quan Đảng, Nhà nước; thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.

– Thông tin về kinh tế: chiến lược, kế hoạch đầu tư và dự trữ quốc gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu thầu phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia; thông tin về tài chính, ngân sách, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi, phát hành tiền; thiết kế mẫu, chế tạo bản in, khuôn đúc, công nghệ in, đúc tiền và giấy tờ có giá; số lượng, nơi lưu giữ kim loại quý hiếm, đá quý và vật quý hiếm khác của Nhà nước…

– Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ.

– Thông tin về khoa học và công nghệ: sáng chế, công nghệ mới phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội; thông tin về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân liên quan đến quốc phòng, an ninh; nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh. Theo đó cac thông tin này cũng có thời hạn bảo mật cụ thể đó là:

Bí mật nhà nước độ tối mật: Liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

Bí mật nhà nước độ mật: Liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau: 30 năm với bí mật nhà nước độ tuyệt mật; 20 năm với bí mật nhà nước độ tối mật; 10 năm với bí mật nhà nước độ mật.