Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, nhiều bạn học các môn tự nhiên đang phân vân giữa nhiều lĩnh vực để có thể theo đuổi đúng với chuyên ngành mà mình mong muốn. Biotechnology đang là một trong những ngành nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn chưa nắm rõ Biotechnology là gì và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này sẽ như thế nào?
Biotechnology là gì?
Biotechnology là cụm từ được kết hợp giữa từ Biology (sinh học) và Technology (công nghệ), vậy có thể hiểu ngành biotechnology là ngành công nghệ sinh học, được nghiên cứu trên hệ thống các vi sinh vật sống nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên sinh học.
Các vi sinh vật sẽ được nghiên cứu và kết hợp cùng với các quy trình kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm công nghệ sinh học nhằm phục vụ đời sống con người. Những sản phẩm công nghệ sinh học không chỉ đạt lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Những sản phẩm Biotechnology phổ biến có thể kể đến như thuốc, thức ăn, hoá chất dùng trong công nghiệp, lai tạo vật nuôi hay các cây trồng, v.v. Và đặc biệt, công nghệ vi sinh và công nghệ sinh học, y dược cũng khá phổ biến và áp dụng khá nhiều.
Biotechnology là sự kết hợp đặc thù giữa các kỹ thuật tiên tiến, thành tựu khoa học kỹ thuật và sinh học. Do đó, biotech được ví như “trùm cuối” trong các lĩnh vực mang yếu tố sinh học ví dụ như du lịch, sức khỏe, môi trường hay thực phẩm, nông nghiệp, v.v.
Ngành nghề này có khá nhiều kiến thức thú vị, kết hợp kiến thức về động thực vật cũng như các kiến thức về kỹ thuật công nghệ mới nhất để tạo ra những sản phẩm công nghệ sinh học chất lượng.
Với tốc độ chóng mặt do những vấn đề đáng báo động như an toàn thực phẩm hay ô nhiễm môi trường, Biotechnology tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi lĩnh vực này.
Các công việc sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học
Có rất nhiều vị trí khác nhau trong ngành Biotechnology để bạn có thể lựa chọn theo đuổi và phát triển nghề nghiệp.
Chuyên gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm
Công nghệ sinh học là ngành liên quan đến tìm tòi và nghiên cứu phát triển các tế bào và vi sinh vật dựa trên điều kiện môi trường. Do đó, một vị trí thường được các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp chính là trở thành chuyên gia nghiên cứu tại các phòng las hay phòng thí nghiệm ở các viện nghiên cứu.
Để có thể làm tại vị trí này và phát triển ra nhiều sản phẩm công nghệ sinh học, bạn cần có kiến thức chuyên ngành vững, đang là nghiên cứu sinh và có các công trình nghiên cứu.
Làm việc tại phòng R&D của các doanh nghiệp
Bên cạnh vị trí làm nghiên cứu viên trong các phòng thí nghiệm, thì bạn cũng có thể làm việc tại phòng R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) của các doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp như công ty chế biến hải sản, công ty thực phẩm hay phân bón vi sinh, v.v, đang tìm những người có tài và có ý chí để giúp họ phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người dùng.
Đây là vị trí có nhiều cơ hội phát triển bản thân và cơ hội thăng tiến cao. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng gây ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu có cùng dòng sản phẩm đang có mặt trên thị trường,
Giảng dạy chuyên ngành công nghệ sinh học, sinh học nói chung
Nếu bạn có một nguồn kiến thức vững và ưa thích công việc ổn định thì trở thành giảng viên chuyên ngành công nghệ sinh học tại các trường cao đẳng hay đại học sẽ rất phù hợp với bạn.
Đối với vị trí này, bạn sẽ ít áp lực phát triển sản phẩm từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn có thêm nhiều thời gian nghiên cứu và tích luỹ các kiến thức chuyên ngành sâu hơn.
Kinh doanh sản phẩm hoá chất, vật tư phục vụ biotechnology
Với nhu cầu nghiên cứu các sản phẩm mời tăng cao đã kéo theo sự phát triển nhu cầu về những thiết bị vật tư phục vụ cho lĩnh vực Biotechnology. Số lượng hàng hóa cung cấp cho các doanh nghiệp ngày càng tăng.
Chính vì thế, nếu bạn có kiến thức về ngành Biotechnology, bạn có thể cân nhắc kinh doanh sản phẩm hóa chất hay vật tư phục vụ cho ngành nghề này.
Kỹ sư thực phẩm, nông sản
Công việc của các kỹ sư thực phẩm hay nông sản là giám định chất lượng sản xuất của sản phẩm. Họ cần biết và am hiểu các kỹ thuật đã được sử dụng trong quá trình sản xuất có đúng quy trình không và có đảm bảo chất lượng không.
Đọc thêm: Ngành Kỹ Sư Nông Nghiệp Làm Gì? Học Trường Nào? Thi Khối Nào?
Phân biệt Biotechnology và Biomedical Science
Ngành Biotechnology và ngành Biomedical Science là hai ngành khác nhau. Nhiều bạn thường nghĩ 2 ngành này là một, nhưng mục đích cuối cùng của 2 ngành này hoàn toàn khác nhau.
Nếu lĩnh vực hoạt động của Biotechnology khá lớn, bao gồm nông nghiệp, thực phẩm, thực vật, v.v. thì đối với ngành Biomedical Science chỉ tập trung vào các lĩnh vực y học và sức khỏe, tập trung nghiên cứu một loại bệnh nào đó và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.
Ngành Biotechnology nghiên cứu các vi sinh vật nhưng không thuộc lĩnh vực y học.
Trường nào ở Việt Nam đào tạo ngành Biotechnology?
Sự phát triển của lĩnh vực Biotechnology trên thế giới cũng kéo theo nhu cầu phát triển ngành Biotechnology tại Việt Nam. Biotechnology là một trong những ngành hot được nhiều người quan tâm theo học.
Tại Việt Nam, Biotechnology được đào tạo bài bản tại nhiều trường đại học, cao đẳng trung cấp trên cả nước. Một số trường đại học có ngành Biotechnology có thể kể đến như Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hutech và Học viện Nông nghiệp, v.v.
Các khối xét tuyển cho lĩnh vực Biotechnology sẽ liên quan đến sinh học và hoá học, một số khối xét tuyển nổi bật như khối B: Toán – Hóa – Sinh, khối C08: Toán-Văn – Sinh hay khối A: Toán-Lý -Hoá, v.v.
Các câu hỏi thường gặp về ngành Biotechnology
1. Công nghệ sinh học là gì, và có gì khác với công nghệ tạo giống cây trồng truyền thống như thế nào?
Công nghệ sinh học là việc sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại để cải thiện hoặc sửa đổi thực vật, động vật và vi sinh vật.Trong nông nghiệp, cải tiến cây trồng không phải là mới.
Trong nhiều thế kỷ, những người nông dân, những người làm vườn ươm và những người khác đã lai tạo các loại cây khác nhau với nỗ lực tạo ra nhiều loại thực phẩm hơn và tốt hơn. Sử dụng các phương pháp khoa học tiên tiến, công nghệ sinh học mở rộng đáng kể khả năng của chúng tôi để đưa các đặc tính mới vào cây lương thực.
Các kỹ thuật nhân giống truyền thống thường liên quan đến sự pha trộn lặp đi lặp lại của hàng nghìn gen trong vài năm và nhiều thế hệ cây trồng để đạt được một đặc điểm mong muốn.
Nhờ vào khoa học, công nghệ sinh học đẩy nhanh quá trình kéo dài này bằng cách cho phép các nhà khoa học chèn các gen đã chọn trực tiếp vào cây trồng. Điều này mang lại kết quả mong muốn hiệu quả hơn nhiều.
2. Ngoài việc tăng sản lượng, một số lợi ích của các sản phẩm công nghệ sinh học là gì?
Các sản phẩm biến đổi gen đầu tiên là thuốc được thiết kế để chống lại bệnh tật ở người. Insulin, được sử dụng để điều trị bệnh nhân tiểu đường và các enzyme làm giảm cục máu đông cho các nạn nhân đau tim hiện được sản xuất dễ dàng và rẻ nhờ công nghệ sinh học.
Trong nông nghiệp, các sản phẩm công nghệ sinh học thế hệ đầu tiên có các đặc điểm làm giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu hoặc năng suất cao hơn do giảm tổn thất sâu bệnh.Ngoài việc tạo ra các loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt hơn, công nghệ sinh học cũng giúp các nhà sản xuất và sản xuất chất xơ.
Ví dụ, các giống bông đang được phát triển sẽ tạo ra sợi bền hơn, chống nhăn hoặc chống cháy. Công nghệ sinh học cũng có thể đóng góp vào việc phát triển các sản phẩm mới mà nếu không có sẵn và các sản phẩm có thể thay thế các hóa chất gốc dầu mỏ không thể tái sinh bằng các loại dầu và hóa chất nông nghiệp có thể tái tạo được để sử dụng trong .
Đọc thêm: Lương Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Bao Nhiêu?
3. Công nghệ sinh học có an toàn không?
Nhiều tổ chức quốc tế – như Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – đã công nhận rằng công nghệ sinh học không ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm khi được sử dụng đúng cách.
Tại Mỹ, thực phẩm được phát triển bằng công nghệ sinh học phải đối mặt với các yêu cầu quy định giống như Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm sử dụng để bảo vệ các thực phẩm và thành phần thực phẩm khác trên thị trường.
Không có bằng chứng cho thấy thực phẩm công nghệ sinh học hiện có trên thị trường có nguy cơ đối với sức khỏe con người.
Kết luận
Biotechnology là gì và những câu hỏi xoay quanh ngành nghề này đã được Glints giải đáp phía bên trên. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin thật hay ho và bổ ích về ngành nghề này. Biotechnology là ngành nghề đang rất phát triển, song song đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt với mức lương ổn định.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Tác Giả