Trong mỗi lần thăm khám thai vào thời điểm gần cuối thai kỳ, các bà bầu sẽ được đánh giá chỉ số Bishop. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể biết được sự sẵn sàng của cơ thể người mẹ cho quá trình chuyển dạ. Hãy cùng điểm qua một vài thông tin nên biết về chỉ số này trong bài viết sau của MEDLATEC.
14/12/2022 | Cách kích thích nhũ hoa gây chuyển dạ mẹ bầu nên biết15/06/2022 | Quá trình chuyển dạ như thế nào và những điều mẹ bầu cần biết17/07/2021 | Hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật
1. Sơ bộ về chỉ số Bishop
Chỉ số Bishop được đặt dựa trên của người đã sáng lập ra nó – tiến sĩ Edward Bishop.
Theo đó, đây là một thang điểm mà bác sĩ dùng trong việc đánh giá cổ tử cung của thai phụ về mức độ sẵn sàng của nó đối với quá trình sinh nở sắp được diễn ra. Đồng thời, khả năng sinh thường của bà bầu cũng sẽ được ước tính dựa trên chỉ số này.
Cụ thể, trong một vài ngày cũng như một tuần trước khi sinh, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở sắp đến. Trong đó, độ săn chắc, chiều dài, đường kính, kèm theo vị trí của cổ tử cung là các thông tin cần thiết. Cùng với đó, thai nhi thường cũng sẽ bắt đầu di chuyển đến vị trí chuẩn bị chào đời vào thời gian này của thai kỳ.
Tất cả chúng đều sẽ được chỉ số Bishop trong sản khoa ghi nhận. Đáng lưu ý, chỉ số này càng cao thì cũng đồng nghĩa rằng mẹ bầu càng có nhiều khả năng sinh thường thành công.
Song các trường hợp sản phụ bị nhau tiền đạo hoặc bị vỡ ối non sẽ gặp phải hạn chế trong việc sử dụng chỉ số Bishop với giới hạn về độ chính xác.
Bà bầu trước khi sinh sẽ được bác sĩ đánh giá chỉ số Bishop
2. Các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá chỉ số Bishop
Theo đó, bác sĩ sẽ dựa vào những tiêu chí dưới đây:
2.1. Độ mở cổ tử cung
Tiêu chí này sẽ được tính bằng đơn vị cm. Để kiểm tra, bác sĩ thực hiện thông qua việc dùng hai ngón tay và đưa vào âm đạo của thai phụ trong khi đeo găng tay phẫu thuật. Thông thường, việc này được tiến hành tại thời điểm vài tuần trước ngày bà bầu được dự sinh nhằm xem xét xem cổ tử cung đã mở được bao xa.
Với tiêu chí này, bác sĩ sẽ cho từ 0-3 điểm. Trong đó, có một thông tin là trước khi chuyển dạ nhiều tuần, phần lớn các bà bầu có độ mở từ 1-2 cm. Ngược lại, cũng có một vài trường hợp cổ tử cung của bà bầu không thấy có sự mở ra trước khi chuyển dạ.
Bác sĩ xem xét độ mở cổ tử cung của thai phụ và cho điểm
2.2. Độ xóa cổ tử cung
Đây chính là tình trạng ngắn lại ở cổ tử cung và tính theo tỷ lệ % chiều dài của cổ tử cung. Theo đó, độ dài của nó trung bình sẽ vào khoảng 3,5 cm. Khi chuẩn bị sinh con, nó sẽ dần mỏng cũng như trở nên ngắn lại. Trường hợp tỷ lệ % cụ thể như sau:
-
0%: chưa có sự thay đổi trong độ dài của cổ tử cung.
-
50%: đã giảm đi 1/2 độ dài của cổ tử cung so với ban đầu.
-
100%: cổ tử cung đã trở nên rất mỏng.
Từ 0-3 điểm sẽ được cho đối với tiêu chí này.
2.3. Độ lọt ngôi thai
Khoảng 2 tuần trước thời điểm bà bầu sinh nở, phần đầu của em bé thường sẽ từ từ rơi vào ống sinh. Độ lọt ngôi thai là tiêu chí xem xét đến vị trí của đầu em bé so với mặt phẳng đi qua xương chậu của bà bầu.
Dựa vào vị trí đầu đó, đánh giá chỉ số Bishop từ 0-3 điểm sẽ được bác sĩ đưa ra.
Độ lọt ngôi thai được bác sĩ đánh giá từ 0-3 điểm
2.4. Vị trí cổ tử cung trong âm đạo thai phụ
Khi cơ thể thai phụ có những sự chuẩn bị dành cho việc chuyển dạ sắp diễn ra, cổ tử cung cũng được hạ thấp xuống. Vị trí cổ tử cung trong âm đạo của bà bầu được đánh giá và cho điểm từ 0-2 điểm.
2.5. Mật độ cổ tử cung
Cổ tử cung của mẹ bầu sẽ được kiểm tra và xem xét để xác định là độ cứng hay mềm. Cụ thể, nó sẽ mềm hơn khi cơ thể thai phụ chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Đối với những phụ nữ đã từng mang thai trước đó, cổ tử cung thường mềm hơn và nhanh hơn.
Tiêu chí này được đánh giá từ 0-2 điểm trên chỉ số Bishop.
3. Ý nghĩa các mốc điểm trong đánh giá chỉ số Bishop
Hệ thống tính điểm Bishop sẽ cho kết quả trong khoảng từ 0-13 điểm. Trường hợp điểm số càng cao thì khả năng sinh thường qua đường âm đạo khi được kích thích của bà bầu sẽ càng nhiều hơn.
Theo đó, ý nghĩa các mốc điểm trong đánh giá chỉ số Bishop như sau:
-
8 điểm trở lên: có thể chuyển dạ tự nhiên hoặc vẫn có thể sinh thường nếu cần được kích thích.
-
6 hoặc 7 điểm: không chỉ rõ ra rằng có thể sinh thường khi có kích thích chuyển dạ không.
-
Bằng hoặc dưới 5 điểm: ít có khả năng chuyển dạ qua đường âm đạo kể cả khi có kích thích. Có thể cần mổ lấy thai nếu tới ngày dự sinh hoặc sử dụng các loại thuốc là chất làm chín muồi cổ tử cung giúp chuẩn bị cổ tử cung cho việc sinh nở nếu có chỉ định.
Có một lưu ý là: Khi đánh giá chỉ số này, các trường hợp thai phụ sinh con so (con đầu lòng) sẽ trừ đi 1 điểm. Ngược lại, sẽ tiến hành cộng thêm 1 điểm nếu bà bầu sinh con rạ (con thứ).
Chỉ số Bishop càng cao, bà bầu càng có nhiều khả năng sinh thường
Như vậy, đây là chỉ số sẽ giúp bác sĩ biết được cơ thể thai phụ đã sẵn sàng cho việc sinh con hay chưa. Ở đây có yếu tố liên quan đến sức khỏe của thai phụ và sự chuẩn bị sẵn sàng của cổ tử cung. Do đó, có thể thấy, để đảm bảo cho quá trình chào đời của em bé được diễn ra thuận lợi và an toàn, điều cần thiết các mẹ cần làm là đi thăm khám thai đúng định kỳ để được đánh giá các chỉ số của cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe.
Thông qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thể biết thêm về chỉ số Bishop. Các mẹ hãy đến chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chăm sóc và đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ. Khi đến đây, mẹ sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn trực tiếp thăm khám và hỗ trợ tư vấn các thắc mắc liên quan.
Gọi cho tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC và đặt lịch khám nhanh chóng giúp mẹ không phải mất thêm thời gian chờ đợi.