Bobo là gì? Hướng dẫn cách nuôi bobo cho cá chi tiết từ A-Z

Bobo là gì? Hướng dẫn cách nuôi bobo cho cá chi tiết từ A-Z

Bobo là gì

Video Bobo là gì

Tổng hợp đầy đủ nhất các nuôi bobo cho cá theo chia sẻ của chuyên gia.

Bobo là gì?

Bobo hay còn có tên gọi khác là bọ đỏ, moina, trứng nước – thuộc lớp động vật giáp xác, có kích thước nhỏ. Cơ thể bọ đỏ chứa nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn như: proteinases, peptidases giúp tiêu hóa chất đạm, amylases giúp tiêu hóa tinh bột và hàm lượng axit amin thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm cá cũng như các loài thủy hải sản mà cơ thể chúng không tự tổng hợp được.

Khi đem bobo nuôi cá, lượng men tiêu hóa ở trong cơ thể trứng nước sẽ hỗ trợ đắc lực giúp cá tiêu hóa thức ăn. Do vậy, bo bo được dùng làm thức ăn cho cá, trong đó có các loại cá nước ngọt, cá nước lợ, cá cảnh. Thậm chí còn sử dụng trong giai đoạn cá bột do kích thước loài giáp xác này rất bé, vừa miệng với cá con. Những con cá bột sau 3 ngày tuổi khi noãn hoàng đã teo đi hết, sẽ bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài để tiêu hóa. Bo bo là thức ăn quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự tồn vong của cá con.

Trong tự nhiên, bobo ưa thích sống ở những nơi nước tĩnh, dòng chảy nhẹ, ít sóng và động, nước ô nhiễm, giàu chất hữu cơ do đây chính là nguồn thức ăn để bobo phát triển. Thức ăn ưa thích của trứng nước là những loài vi khuẩn nhỏ, mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước, các loại tảo…

Tham khảo thêm: Máy ép cám viên nổi trong chăn nuôi thủy sản, đem lại hiệu quả cao.

Cách nuôi bobo trong ao đất

Chọn ao đất có diện tích trung bình khoảng từ 100 -2000 mét vuông để tiến hành nuôi bobo. Ao cần được khử trùng và nạo vét kĩ, sến vét bùn đáy, chỉ chừa lại lớp bùn dày khoảng 3-5cm. Bà con sử dụng đất thịt, phơi khô và kỹ dưới ánh nắng mặt trời trong 3 ngày liên tục, sau đó trộn với vôi bột khử trùng với lượng từ 200 -500g/tấn đất. Sử dụng đất đã được phơi trộn phủ kín đáy ao tạo thành lớp dày 5cm rồi mới mở để nước vào ao nuôi khoảng 15cm.

Sau khi lấy nước vào xong, bà con để ao nghỉ trong 3 ngày, đến ngày thứ 4 bón phân để tạo dinh dưỡng cho môi trường nuôi như: NPK, DAP, ure… nhưng tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như phân gà, phân bò, phân lợn… Các loài giáp xác như bobo có thể sử dụng trực tiếp phân hữu cơ để ăn dưới dạng các vụn lơ lửng trong nước. Tuy nhiên, đối với phân chuồng nên ủ hoai mục trước khi làm thức ăn cho bobo sẽ tốt hơn. Nên sử dụng lượng phân từ 0.4 -0.5 kg/m3 vừa để trứng nước ăn trực tiếp, vừa là nguồn dinh dưỡng cho tảo sinh trưởng và phát triển, trở thành thức ăn của trứng nước.

Để nước chảy vào ao từ từ, đến ngày thứ 12 mức nước trong ao dâng lên 50cm thì tiến hành bón phân lần 2. Lần này bà con sử dụng phân gà với lượng 1-2kg/m3. Từ thời điểm này trở đi, cần duy trì lượng phân bón đều đặn hàng tuần ở mức 4-5kg/m3.

Để chủ động thời gian và quá trình thu hoạch, bà con nên thả thêm giống trứng nước vào. Nên thả thêm giống vào ngày thứ 15 kể từ khi đổ nước vào ao với mật độ từ 1000 -1500 con giống/m3. Trong quá trình nuôi, nên thay nước ao hàng ngày với lượng tối đa bằng ¼ lượng nước trong ao. Ngoài thức ăn tự nhiên, có thể bổ sung thêm men bánh mì, cám gạo… được xay nghiền nhỏ làm thức ăn thêm cho bobo. Để bobo tiêu hóa được tốt và tránh lãng phí thức ăn, bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng nghiền các loại hạt thô như ngô, gạo… thành cám mịn và tưới xuống ao.

Kỹ thuật nuôi trứng nước trong bồn

Cách nuôi bobo dựa trên nuôi chuỗi bầy liên tiếp, cần tạo ra các bầy nuôi mới hàng ngày và nuôi bầy mới trong các bồn chứa riêng biệt theo quy trình sau: khi lượng thức ăn như nấm men, vi khuẩn và tảo được trứng nước ăn hết sau khoảng 5 -10 ngày kể từ khi ươm, bà con tiến hành thu hoạch bobo đồng thời ươm tiếp bầy khác. Quy trình chăn nuôi trứng nước này rất phù hợp để thu hoạch một số lượng nhất định bobo mỗi ngày, đảm bảo đủ cung cấp cho các hộ chăn nuôi cá.

Khi nuôi bobo trong bồn rất thích hợp để thu hoạch thành phẩm có kích thước đồng đều, hạn chế khả năng chết do cạnh tranh, đánh nhau hoặc các kẻ thù như: thủy tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày, cà cuống, ấu trùng chuồn chuồn…

Bồn nuôi bán liên tục có thể duy trì nuôi trong khoảng 2 tháng và lặp lại đều đặn các công việc hàng ngày như: thu hoạch bobo thương phẩm, thay nước, cho trứng nước ăn thường xuyên và duy trì tốc độ tăng trưởng. Sau khoảng thời gian đó, bồn nuôi giảm khả năng sinh sôi nhanh chóng như trước mặc dù vẫn bón tức ăn đều đặn. Nếu tốc độ phát triển thấp quá, bà con nên tiến hành thu hoạch toàn bộ bobo và bắt đầu nuôi bầy mới.

Có thể nuôi bobo kết hợp với nuôi tảo (cũng là nguồn thức ăn của bobo) hoặc nuôi riêng rẽ đều được. Nuôi kết hợp sẽ đơn giản hơn nhưng hiệu quả thấp hơn nuôi riêng rẽ. Do vậy, tùy vào điều kiện và khả năng của hộ gia đình nhà mình mà bà con lựa chọn cách nuôi bobo cho phù hợp nhất. Nếu nuôi riêng rẽ, bà con cần dặt buồn nuôi vi tảo gần bồn nuôi trứng nước và cho dòng nước chảy vào, cuốn vi tảo vào bồn nuôi bobo làm thức ăn cho chúng. Nuôi riêng rẽ ngoài ra sẽ tốn diện tích chăn nuôi hơn, tuy nhiên lại làm giảm khả năng vật nuôi nhiễm bệnh. Dù lựa chọn hình thức nuôi nào, bà con cũng nên duy trì hàng loạt bồn nuôi bobo để đề phòng trường hợp vật nuôi bị chết, gây thiệt hại lớn.

Chuẩn bị bồn nuôi bobo

Nuôi bobo thương phẩm cần sử dụng bồn chứa, hồ nhân tạo xây bằng xi măng, nhựa hoặc hồ đất. Ngoài ra có thể tận dụng bất cứ vật dụng nào để nuôi như: chậu cũ, ngăn tủ lạnh, bồn rửa bát… Không nên sử dụng bồn kim loại để nuôi trứng nước.

Không để nước sâu quá 90cm, độ cao lý tưởng từ 40 -50cm. Mực nước nông giúp oxy dễ dàng hòa tan vào nước, tạo môi trường hiếu khí cho vật nuôi sinh trưởng tốt.

Nên để bồn nuôi ở nơi có ánh sáng khuếch tán và có bóng râm, phía trên có cây cối hoặc bạt che là lí tưởng nhất, sao cho cường độ ánh sáng giảm 50 -80%. Ngoài ra bồn nuôi cần được che mưa để tạo độ pH ổn định, đồng thời kết hợp che chắn lưới tránh các loại côn trùng ăn thịt bobo.

Không cần phải giữ bồn nuôi sạch quá vì bobo sinh trưởng tốt trong điều kiện ô nhiễm. Mặc dù vậy, trước khi nuôi bobo cần phải sát trùng và phơi khô bồn nuôi để đảm bảo diệt khuấn.

Môi trường nuôi bobo

Đây là loài sinh vật rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích như chất hóa học, kim loại (xuất hiện trong nước ngầm), bột giặt, chất tẩy rửa và các chất độc hại… Do đó phải đảm bảo bồn nước không bị nhiễm các chất độc trên.

Nếu sử dụng nước máy hoặc nước giếng khoan để nuôi trứng nước cần phải để phơi nước ngoài không khí ít nhất 2 -3 ngày để làm lắng cặn kim loại, đuổi bớt clo và trung hòa pH nếu cần.

Trong cách nuôi bobo, nước tự nhiên được ưu tiên sử dụng nhất.

Nhiệt độ lý tưởng để nuôi trứng nước từ 24-31 độ. Trên 32 độ, chúng chỉ chịu được trong 1 thời gian ngắn trước khi chết. Nhiệt độ thấp sẽ làm vật nuôi sinh trưởng và phát triển chậm.

Sục khí cung cấp oxy để đảm bảo đủ lượng khí cần cho bobo hô hấp. Đối với bồn nuôi có dung tích lớn hơn 1,5 mét khối cần duy trì từ 1-2 ống sục khí. Lưu ý điều chỉnh để bọt khí sinh ra yếu, nếu để quá mạnh dễ làm vật nuôi ngộp thở, nổi lên mặt nước và tăng nguy cơ chết.

Một số cách gia tăng lượng sinh sản như: duy trì dòng chảy nhỏ trong bồn, trộn đều thức ăn và gia tăng lượng sinh vật phù du.

Thức ăn nuôi bobo

Dưới đây, khomay3a.com xin cung cấp khẩu phần ăn mẫu khi nuôi bobo để bà con tham khảo. Bà con có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với điều kiện chăn nuôi cụ thể. Lượng thức ăn được tính toán với thể tích nuôi là 1 mét khối. Cần tăng lượng thức ăn lên từ 50 -100% sau 5 ngày nuôi.

  • Men làm bột bánh mì: 22,5 – 37,5g.
  • Men và phân bón: 22,5-37,5g kết hợp 37,5g NH4NO3.
  • Men, cám và cỏ linh lăng: 22,5g men kết hợp 112g cám gạo và 112g cỏ.
  • Men, cám và phân bò hoặc bùn: 22,5g men kết hợp 112g cám gạo và 375g phân bò hoặc bùn.
  • Phân bò: 1,5kg phân bò hoặc bùn.
  • Phân gà hoặc phân lợn khô: 450g
  • Men và bột tảo spirulina: 16g men kết hợp với 8g bột tảo. Nên cho bobo ăn hỗn hợp này vào 2 ngày trước khi thu hoạch bằng cách trộn hỗn hợp trên với nước ấm và để nghỉ trong 30 phút để đảm bảo bột không bị vón cục, hòa tan hết rồi mới đổ qua lưới lọc vào bồn nuôi trứng nước.

Lưu ý khi cho bobo ăn:

  • Phân hữu cơ tốt hơn phân hóa học do ngoài chất dinh dưỡng, phân hữu cơ cung cấp thêm cả vi khuẩn, mùn bã hữu cơ, nấm và sinh vật phù du làm thức ăn cho bobo. Phân hóa học chỉ nên dùng cho hồ đất, nếu nuôi trứng nước trong bồn hoặc hồ nhân tạo thì không nên sử dụng.
  • Phân tươi chứa nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn hơn phân ủ hoai mục nên sử dụng làm thức ăn nuôi bobo tốt hơn. Tuy nhiên cần đảm bảo chuồng nuôi gia súc không có muỗi để phân không lẫn lăng quăng, gây ảnh hưởng tới bobo. Tốt nhất là phơi khô phân trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Phân gia súc được ưu tiên để nuôi trứng nước hơn cả, tuy nhiên các loại thức ăn khác như liệt kê bên trên vẫn có thể sử dụng để cho ăn.
  • Trước khi cho ăn cần lọc qua thức ăn bằng lưới lọc để đảm bảo loại bỏ cặn giúp trứng nước dễ ăn hơn.
  • Nên cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít để tránh làm nước bẩn. Trong khi nuôi bobo mà xuất hiện nấm men thì cần phải vớt ra. Nếu nấm men phát triển quá mạnh, cần phải xả bồn nước và nuôi lại từ đầu.
  • Nếu rêu phát triển mạnh do pH cao quá 9.5 sẽ làm tăng nồng độ ammoniac trong nước, gây ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của bobo. Cần điểu chỉnh vê mức pH tối ưu từ 7 -8.

Ươm nuôi bobo

Sử dụng con giống bobo thuần để ươm. Bà con không nên sử dụng các con bobo giống yếu hoặc đã bị thoái hóa hoặc trong đàn có lẫn loài ăn thịt bobo. Tỉ lệ gây giống nên để ở mức 100 con/25 lít trở lên. Nếu ươm ít hơn mức này, đàn bobo sẽ phát triển chậm. Nên bắt đầu ươm giống sau khi bón phân vào nước tối thiểu 24 tiếng. Nếu sử dụng men bia để bón thì cần sục khí vào nước, sau vài giờ là có thể thả bobo giống.

Theo dõi và chăm sóc bobo

Trong cách nuôi bobo, theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày của vật nuôi rất quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới quá trình nuôi.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bobo bằng cách khuấy bồn nuôi rồi múc 1 muỗng nước lớn rồi đem quan sát bằng kính lúp. Nếu thấy bobo màu xanh hoặc đỏ nâu, có bụng căng tròn và chuyển động linh hoạt cho thấy bobo khỏe mạnh. Nếu bobo màu nhợt nhạt, bụng rỗng hoặc bobo đẻ trứng là dấu hiệu của môi trường sống chưa phù hợp hoặc thiếu thức ăn.

Xác định mật độ của bobo bằng cách nhỏ cồn 70 độ vào 1 muỗng nước trong bồn (khoảng 3-5ml) để làm chết bobo rồi đem đi đếm qua soi kính lúp. Nếu mật độ đạt từ 45-47 con trong 1 muỗng là có thể thu hoạch.

Nếu nước bồn đựng vào ly thủy tinh có màu hơi xanh hoặc nâu nhạt là đủ thức ăn, màu trong là thiếu thức ăn. Nếu sử dụng phương pháp đo độ đục của nước, mà độ trong suốt lớn hơn 30 -40cm thì cần bổ sung thêm lượng thức ăn bằng 50-100% lượng thức ăn ban đầu.

Nếu phát hiện những loài ăn thịt bobo cần xả bỏ bồn nuôi, tiến hành cọ rửa, khử trùng để tiêu diệt trước khi nuôi vụ mới.

Thu hoạch bobo

Thu hoạch trứng nước bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt những đám mây nổi lên trên mặt nước, hoặc xả nước trong bồn qua lưới lọc. Trước khi thu hoạch cần tắt máy sục khí, để thức ăn lắng xuống rồi mới thu hoạch. Với bồn nuôi bán liên tục, không nên thu hoạch quá 20 -25% bobo mỗi ngày và thả bobo vào bồn nước sạch để giữ chúng sống sót. Nếu thu hoạch bằng cách xả bỏ nước bồn thì cần thay nước trước khi thu hoạch.

Lưu ý trong cách nuôi bobo:

  • Các loài bobo khác nhau sẽ khác nhau về kích thước, khả năng sinh sản cũng như điều kiện sống. Bà con cần tìm hiểu kĩ về giống sử dụng để nuôi và có những điều chỉnh phù hợp.
  • Tăng diện tích bề mặt khi nuôi sẽ làm tăng sản lượng bobo.
  • Bobo thương phẩm có thể được dự trữ nhiều ngày trong bồn nước sạch hoặc trong tủ lạnh. Khi nhiệt độ ấm lên bobo sẽ hồi lại. Tuy nhiên chất lượng của bobo sẽ bị giảm xuống vì chúng nhịn đói 1 thời gian dài. Do vậy, cần cho bobo ăn tảo hoặc men bia trước khi thu hoạch bobo nuôi cá.
  • Có thể trữ lạnh bobo trong nước hoặc để khô trong tủ lạnh đều được. Nên nếu cho cá ăn cần sục khí để giữ bobo lơ lửng.

Trên đây, khomay3a.com đã chia sẻ tới bà con cách nuôi bobo làm thức ăn cho cá. Chúc bà con nắm vững kiến thức và tiến hành nuôi thành công.