Bond là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng hay chứng khoán. Vậy, khái niệm Bond là gì? Đặc điểm, đặc trưng và phân loại như nào? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bond là gì?
Bond được dịch ra tiếng Việt là trái phiếu đây là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ.
2. Đặc trưng của trái phiếu bond là gì?
– Giá trị mệnh giá: là số tiền mà trái chủ bỏ ra để mua và nhận lại khi đến ngày đáo hạn; nó cũng là số tiền tham chiếu mà nhà phát hành trái phiếu sử dụng khi tính toán các khoản thanh toán lãi.
– Lãi suất định kỳ (coupon): Đây là loại lãi suất mà nhà phát hành trái phiếu sẽ trả theo mệnh giá của trái phiếu, được biểu thị bằng phần trăm.
– Kỳ trả lãi: là ngày mà nhà phát hành trái phiếu sẽ thực hiện thanh toán lãi. Thanh toán có thể được thực hiện trong bất kỳ khoảng thời gian nào, nhưng tiêu chuẩn là thanh toán giữa năm.
– Ngày đáo hạn là ngày nhà phát hành trái phiếu sẽ trả cho trái chủ giá trị mệnh giá của trái phiếu.
– Giá phát hành là giá mà công ty trái phiếu niêm yết vào thời điểm phát hành, tính theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá.
– Hai yếu tố quyết định giá trị của trái phiếu:
Chất lượng trái phiếu và thời gian đáo hạn : đây là những yếu tố chính quyết định lãi suất kỳ hạn. Nếu công ty phát hành không đủ uy tín, rất có thể gây ra tình trạng vỡ nợ và trái phiếu phải trả lãi nhiều hơn. Trái phiếu càng có thời gian đáo hạn dài sẽ càng hiến công ty phải chi trả nhiều hơn do rủi ro lạm phát cũng như sự thay đổi của lãi suất của ngân hàng.
3. Đặc điểm của trái phiếu bond là gì?
Thứ nhất, trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Vì vậy trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Người sở hữu trái phiếu là người cho tổ chức phát hành trái phiếu vay nợ gọi là trái chủ, vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu, lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.
Thứ hai, trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ (giấy tờ có giá), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Vì thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, cho nên trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên (trung và dài hạn).
Thứ ba, trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính đó là tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản.
4. Các Tổ chức phát hành trái phiếu:
Hiện nay có ba tổ chức có thể phát hành trái phiếu chính:
- Trái phiếu doanh nghiệp do các công ty phát hành.
- Trái phiếu thành phố được phát hành bởi các tiểu bang và thành phố.
- Trái phiếu chính phủ chẳng hạn như trái phiếu do Kho bạc Hoa Kỳ phát hành với mục đích bù đắp ngân sách bị thâm hụt, tài trợ cho các công trình công cộng… Đây là hình thức đầu tư an toàn, gần như không có rủi ro thanh toán và là loại có tính thanh khoản cao nhất so với 2 loại kể trên.
5. Phân loại trái phiếu hiện nay:
– Phân loại theo người phát hành:
- Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
- Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
- Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.
– Phân loại lợi tức trái phiếu:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
– Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành:
- Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau: Trái phiếu có tài sản cầm cố và trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ.
- Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
– Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu:
- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
- Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.
– Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu:
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
- Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
6. Những rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu bond là gì?
Giống như các công cụ tài chính khác, việc đầu tư vào trái phiếu cũng tiềm ẩn các rủi ro nhất định, trong đó có:
- Rủi ro lạm phát
- Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro tín dụng/khả năng thanh toán của các doanh nghiệp
Thông qua 4 loại rủi ro nêu trên được suy ra từ các yếu tố ảnh hưởng đến giá của trái phiếu rủi ro xảy ra khi tác động của các yếu tố đó làm cho giá trái phiếu giảm xuống, gây bất lợi cho trái chủ. Ngoài ra, còn có một loại rủi ro nữa đó là rủi ro thanh khoản: nếu đầu tư vào loại trái phiếu có mật độ những người mua bán trên thị trường thấp thì khả năng chuyển đổi thành tiền của trái phiếu là rất khó.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Bond ( trái phiếu) mà SEC Warehouse đã giới thiệu trên. Hãy theo dõi chúng tôi để tham khảo các bài viết khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
1PL là gì? Ưu điểm và nhược điểm của phương thức 1PL
Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì? Các thông tin liên quan giấy chứng nhẫn xuất xưởng