Bị khách “boom hàng” là tình trạng khó tránh khỏi trong kinh doanh online. Chủ shop nào ít thì cũng mất vài đơn một tháng, còn không sẽ diễn ra thường xuyên, đều đặn “như cơm bữa”. Vậy boom hàng là gì và làm sao để chúng ta giảm thiểu tối đã tình trạng này diễn ra. Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Boom hàng là gì?
Boom hàng hay có tên gọi khác là bùng hàng. Những từ ngữ này dùng theo ý nghĩa tiêu cực để lên án, chỉ trích hành động khách hàng sau đặt hàng các shop online nhưng không nghe máy, không nhận hàng với những lý do khác nhau. Nguyên nhân xảy ra nằm ở việc sản phẩm không đúng với mong đợi ban đầu cũng như nhu cầu của khách hàng đã có sự thay đổi. Boom hàng xảy ra phổ biến ở các shop online sử dụng hình thức thanh toán COD ( nhận hàng trước – trả tiền sau). Điều này gây ra tổn thất nặng nề với các shop khi vẫn phải chi trả tiền ship, hoàn hàng cho các đối tác vận chuyển.
Không có 1 điểm chung nào để chúng ta nhận diện khách nào boom hàng, khách hàng không bởi vì boom hàng ở khắp mọi nơi, đủ mọi lứa tuổi và không loại trừ 1 ngành hàng nào.
Xem thêm: So sánh bảng phí ship COD của các đơn vị vận chuyển, nên sử dụng bên nào uy tín – giá rẻ?
2. Boom hàng gây hại gì cho người kinh doanh online?
Những tác hại từ việc boom hàng gây ra cho người kinh doanh online có thể kể đến như:
- Thiệt hại về kinh tế (phải chịu phí gửi hàng và phí hoàn hàng, ngoài ra còn các khoản phí cố định khác như nhân viên, liên lạc, tư vấn và quản lý đơn hàng,…)
- Tốn thời gian, công sức cho việc tư vấn, vận đơn và giao hàng….
- Hàng hóa có thể bị ảnh hưởng tới chất lượng trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt như các mặt hàng tươi sống, hạn dùng ngắn, dễ hư hỏng,…
- Thời gian hàng hoàn khá lâu. Đối với các sản phẩm có tính mùa vụ như bánh trung thu, mứt tết,… sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị, thời gian hoàn hàng lâu còn khiến sản phẩm qua thời điểm vàng kinh doanh.
- Tâm lý chủ shop bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây chán nản, mất niềm tin vào khách hàng.
3. Nguyên nhân boom hàng, đặt hàng rồi không nhận
Có nhiều lý do để khách hàng boom hàng từ shop online. Nó có xuất phát từ nhu cầu mua sắm thay đổi hay từ những tiểu xảo, cạnh tranh, chơi xấu của đối thủ,… Chúng ta cũng có thể liệt kê ra 3 nguyên nhân dẫn đến hành động boom hàng của khách hàng.
3.1. Xem boom hàng là niềm vui
Nghe có vẻ “sai sai” nhưng đây được xem là 1 trong những lý do chính khiến chủ shop bị boom hàng. Cũng giống như việc gọi điện thoại trêu tổng đài viên thì những đối tượng này xem chuyện boom hàng là niềm vui và thoả mãn nhu cầu giải trí. Khi đã xem đây là niềm vui thì việc này không chỉ diễn ra 1 lần, 2 lần. Những người boom hàng không có mục tiêu từ trước, họ sẽ chọn ngẫu nhiên những shop kinh doanh để đưa vào tầm ngắm.
3.2. Nhu cầu khách hàng thay đổi
“Chị mua bên khác rồi”, “ Chị không cần dùng đến nữa” là những lời mà khách hàng lấy làm lý do để boom hàng trong trường hợp này. Khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu và so sánh các sản phẩm với nhau. Một khi đã tìm một deal hời hơn thì họ sẵn sàng bùng hàng của bạn. Còn nếu như quá trình chuẩn bị đơn hàng, vận chuyển bị quá thời gian dự kiến thì đây là lỗi chủ shop.
3.3. Cạnh tranh kinh doanh boom hàng để phá nhau
“Thương trường như chiến trường”, thật không khó để sở hữu 1 vài đến vài chục sim rác, cũng như lập hàng chục Facebook giả và lấy đại ảnh ai làm ảnh đại diện.. Đối tượng chính của nhóm này là các shop kinh doanh cùng mặt hàng cùng sản phẩm với họ. Các shop kinh doanh mặt hàng không liên hoan thường không bị ảnh hưởng. Do hiện tại chế tài xử lý những đối tượng “boom hàng” chưa rõ nên chủ shop cũng đành bất lực và nhịn cơn ức chế trong lòng.
4. Cách ngăn chặn tình trạng boom hàng cho chủ shop
4.1. Tìm hiểu thông tin khách hàng kỹ
Việc tìm hiểu thông tin khách qua Facebook và zalo của họ cũng là cách giảm tối đa khả năng bạn bị boom hàng. Bên cạnh đó, chủ shop cũng nên chủ động chụp lại những đoạn chat với khách đặt hàng, để sau này có gì cũng có bằng chứng tránh việc khách phủ như chưa từng quen. Nếu bạn đang kinh doanh online ở quy mô nhỏ và chủ yếu là người quen thì việc này là không cần thiết
4.2. Nắm bắt tâm lý khách khi tư vấn
Khi bắt đầu mua 1 sản phẩm, khách hàng mới của shop sẽ tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm như giá cả, chất liệu và phí ship,…Nếu trường hợp khách hàng lần đầu đặt ở shop bạn mà không hỏi han và chủ động xin tư vấn thì tỷ lệ boom hàng là rất cao. Bạn nên liệt tên này vào “danh sách đen” để tránh tình huống xấu xảy ra.
4.3. Lên chính sách đổi trả hàng chặt chẽ
Nhiều khách hàng lợi dụng sơ hở trong chính sách đổi trả của shop để đổi trả hàng. Vì vậy, phải xây dựng những quy định chặt chẽ, tỉ mỉ. Tôi có thể trả lại những sản phẩm nào? Thích chế độ trả lại? Bao lâu?… Các chi tiết có lợi cho người bán.
Bên cạnh đó, chủ shop nên xây dựng quy trình kiểm duyệt chất lượng đơn hàng rõ ràng hơn. Có thể dành thời gian quay lại clip nhân viên đóng hàng để khi sản phẩm có vấn đề xảy ra, lỗi không hoàn toàn sẽ thuộc về shop mà có thể đến từ đơn vị vận chuyển hay quá trình unbox của khách hàng. Tuy sẽ tốn nhiều thời gian nhưng đây sẽ giảm thiểu tối đa tỷ lệ khách không lấy hàng.
4.4. Thay đổi hình thức thanh toán
Chuyển đổi hình thức COD sang các phương thức khác là cách hiệu quả và “chắc ăn” nhất. Chủ shop có thể áp dụng nhận tiền trước, giao hàng sau. Bạn nên yêu cầu khách đặt cọc từ 20 – 50% giá trị đơn hàng để làm tin. Với phương pháp này, dù khách có boom hàng thì bạn vẫn có một khoản chi phí để bù đắp cho những tổn thất với chi phí khác.
Xem thêm: Ship COD là gì? Hướng dẫn chi tiết cách ship COD cho các chủ shop online
Bom hàng luôn là cơn ác mộng mà chủ cửa hàng nào cũng phải trải qua. Mong rằng qua bài viết boom hàng là gì? bạn sẽ hạn chế được tình trạng boom hàng trong khi kinh doanh. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo trên Sapo Blog nhé