Brainstorm là gì? Brainstorm hay còn gọi là “động não”, là một phương pháp tạo ra những sáng kiến hay cách giải quyết cho một vấn đề.
Brainstorming không đơn giản chỉ là ngồi xuống và suy nghĩ. Sẽ có lúc bạn suy nghĩ đến mấy ngày liền cũng chẳng đưa ra một đáp án chính xác. Đó vì bạn chưa nắm được bản chất của phương pháp này cũng như cách thực hiện nó hiệu quả nhất.
Bài viết này sẽ giải thích chi tiết những khái niệm brainstorm và cách “động não” hiệu quả.
Brainstorm là gì?
Định nghĩa brainstorm là gì?
Brainstorm hay còn gọi là động não trong tiếng Việt. Brainstorm là phương pháp được dùng để khai thác và tạo ra nhiều sáng kiến cho một vấn đề. Có rất nhiều ví dụ về brainstorming trong thực tế. Đó có thể là khi bạn chợt nảy ra một ý tưởng mới cho việc trang trí căn phòng của mình, ở bất cứ nơi đâu. Đó chính là brainstorm hay brainstorming.
Phương pháp này có thể được thực hiện bởi một hay nhiều người. Chính vì thế trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về brainstorming nhóm và brainstorming cá nhân.
Có rất nhiều định nghĩa về brainstorming. Vì nó được áp dụng trong đa dạng lĩnh vực nên nếu bạn tìm hiểu theo các lĩnh vực khác nhau, định nghĩa về brainstorm có thể khác đi một chút. Tuy nhiên, bản chất của phương pháp này thì không thay đổi và hết sức đơn giản.
Một giải thích đến từ Interaction Design Foundation – một tổ chức chuyên về thiết kế trải nghiệm người dùng (UI/UX): “Brainstorming is a method design teams use to generate ideas to solve clearly defined design problems. In controlled conditions and a free-thinking environment, teams approach a problem by such means as “How Might We” questions. They produce a vast array of ideas and draw links between them to find potential solutions.”
Tạm dịch: “Brainstorming là một phương pháp mà đội ngũ thiết kế sử dụng để phát triển ý tưởng nhằm giải quyết những vấn đề đã được xác định từ trước. Họ tiếp cận một vấn đề thông qua việc đặt các câu hỏi, chẳng hạn như “Chúng ta có thể làm như thế nào?” trong điều kiện được kiểm soát hoặc môi trường tự do suy nghĩ. Họ sản xuất ra hàng loạt những ý tưởng và liên kết chúng lại với nhau để tìm ra những giải pháp tiềm năng.”
Trên đây là một ví dụ về khái niệm brainstorm hoặc brainstorming trong lĩnh vực thiết kế nói riêng và sáng tạo nói chung.
Tiếp theo cũng tìm hiểu qua một chút về lịch sử nguồn gốc của brainstorm nhé.
Nguồn gốc của phương pháp brainstorm
Marketing SEO Alex Osborn được coi là cha đẻ của thuật ngữ brainstorming (động não). Brainstorming được ông đề cập trong cuốn sách xuất bản năm 1953 của mình, Applied Imagination.
Trong đó, ông mô tả brainstorm là một phương pháp hội ý được thực hiện bởi một nhóm người để tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ bằng cách góp nhặt các ý kiến của tất cả thành viên nảy sinh trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Về sau, Charles Hutchison Clark tiếp tục phát triển kỹ thuật này. Brainstorming được áp dụng rất nhiều trong giảng dạy cũng như bất cứ lĩnh vực nào khi cần phải giải quyết vấn đề hay tìm đáp án cho một câu hỏi nào đó.
Đọc thêm: Cách tạo Big Idea cho chiến dịch truyền thông?
Vai trò của brainstorm trong làm nhiệm nhóm và cá nhân
Brainstorm nhóm
Brainstorm theo nhóm là cách mà người sáng tạo ra phương pháp này – Alex Osborn đã đề cập đầu tiên. Brainstorm theo nhóm rất quen thuộc vào được sử dụng thường xuyên trong môi trường học tập hay làm việc.
Khi một nhóm cần thảo luận để tìm ra ý tưởng cho buổi thuyết trình hay một phòng marketing cùng ngồi lại với nhau để “phát kiến” ý tưởng cho chiến dịch truyền thông sản phẩm mới. Đó là những lúc brainstorming theo nhóm được dùng đến.
Có một số lưu ý trong khi brainstorm theo nhóm mà chúng ta cần biết như sau:
- Lựa chọn thời điểm thích hợp để brainstorm là rất quan trọng. Đơn giản vì nếu đang ở trong trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì bạn cũng sẽ không muốn suy nghĩ gì cả. Vì vậy đừng bắt đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn phải làm vậy. Hãy dành khoảng 30 đến 60 phút trong khoảng thời gian mà mọi người có nhiều năng lượng tích cực nhất để cùng nhau động não.
- Địa điểm nơi diễn ra cuộc động não cũng quan trọng không kém. Các công ty sẽ thường có phòng họp cách âm. Đó là một nơi lý tưởng. Nếu không, hãy chọn một nơi yên tĩnh để tránh những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình brainstorming. Tạm thời rời xa các thiết bị điện tử dễ làm xao nhãng cũng cần thiết.
- Ghi chép và lưu lại ý tưởng của từng thành viên là điều nên làm. Hãy ghi tất cả ý tưởng nảy sinh sau khi brainstorming của tất cả mọi người. Sau đó, cả nhóm sẽ có tư liệu để cùng thảo luận và đưa ra ý tưởng tốt nhất.
- Tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người và tích cực lắng nghe, bình luận, góp ý.
- Trong số những người cùng brainstorming sẽ có những người dễ dàng chia sẻ ỹ kiến, cũng có số người ngược lại. Điều bạn cần làm, nhất là với tư cách một trưởng nhóm là hãy khuyến khích, tạo sự thoải mái để mọi người dễ dàng nói ra suy nghĩ của họ. Để làm được điều này yếu tố tôn trọng và bình đẳng là khi làm việc nhóm là rất cần thiết.
Brainstorming theo nhóm chính là lúc mà Big Idea được tạo nên. Vì thế, hãy tận dụng mỗi cơ hội cả nhóm cùng ngồi lại động não thật hiệu quả.
Brainstorm cá nhân
Động não một mình khi cần phải tìm ra đáp án cho câu hỏi nào đó là điều mà chúng ta trải nghiệm thường xuyên. Khi brainstorm cá nhân, hãy áp dụng những chỉ dẫn sau.
- Chọn một địa điểm yên tĩnh, không bị quấy rầy bởi bất cứ tác nhân bên ngoài nào. Điều này giúp bạn dễ dàng tập trung động não.
- Hãy thả lỏng cơ thể và chú tâm vào vấn đề đang cần được giải quyết. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề/bài toán mình đang cần giải để nắm được tất cả các yếu tố liên quan. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng sâu chuỗi các điểm liên quan, các gợi ý và nhanh chóng “brainstorm” ra câu trả lời. Brainstorm kết hợp với sự chuẩn bị hay nghiên cứu từ trước là phương pháp hiệu quả nhất.
- “Cởi mở” với mọi dòng suy tưởng và ý nghĩ của mình nhé. Bất cứ ý tưởng nào loé lên trong đầu bạn khi brainstorming đều quý giá và đáng được ghi chép lại. Bạn sẽ không ngờ được những idea tưởng chừng như ngu ngốc nhất có thể trở nên phi thường như thế nào đâu.
- Ghi chép lại tất cả ý tưởng của bạn để có một bức tranh toàn cảnh. Sau đó, hãy tiếp tục mổ xẻ, phân tích, lồng ghép, và phát triển chúng để cho ra một ý tưởng cuối cùng “đỉnh” nhất.
Brainstorming được áp dụng nhiều trong học tập. Trong công việc, nó cũng là phương pháp thúc đẩy phát triển tư duy và mang lại những cách thức làm việc sáng tạo, năng xuất hơn. Dù là brainstorm theo nhóm hay cá nhân, những ý tưởng tuyệt vời chính là trái ngọt mà bạn đạt được nếu thực hiện một cách đúng đắn.
Sau đây là các bước brainstorm sao cho hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Cách xử lý khi bạn có quá nhiều ý tưởng
Các bước thực hiện brainstom
Bước 1: Xác định vấn đề cần được brainstorm
Trước khi bắt đầu brainstorming, theo nhóm hay cá nhân, điều cần làm trước hết là xác định vấn đề cần được brainstorm là gì?
Bạn cần giải một bài toán vậy đề bài là gì? Điểm vướng mắc của bạn nằm ở đâu? Cần áp dụng công thức nào?
Nhóm của bạn cần nghĩ ra tag line cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Vậy tag line như nào mới trở nên viral chính là câu hỏi cần được trả lời.
Mục đích của brainstorming chính là tìm ra giải pháp/câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Nếu khó khăn trong việc xác định vấn đề, hãy đặt câu hỏi.
Bước 2: Xác định các quy định trong khi brainstorming
Nếu brainstorm theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép toàn bộ ý tưởng, lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người chỉ đạo toàn bộ buổi động não.
Một số quy tắc cần được thoả thuận trước như:
- Tôn trọng lẫn nhau
- Ai cũng cần nêu lên suy nghĩ của mình
- Không làm ồn khi mọi người đang suy nghĩ
- Thời gian tiến hành brainstorming
- Lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác
Không nên quá nuông chiều bản thân khi brainstorm cá nhân. Hãy đặt ra quy tắc giúp mình tập trung động não.
Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
Nếu brainstorming theo nhóm, hãy để từng người lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của họ. Lúc này thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người. Các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó bình luận ý kiến của người khác.
Việc ghi chép cũng không ngoại lệ đối với brainstorm cá nhân.
Bước 4: Sàng lọc ý tưởng
Sau khi mọi người hay cá nhân đã chia sẻ ý kiến xong, hãy xem xét chúng một cách cẩn thận rồi gộp những ý giống nhau và loại bỏ ý tưởng không khả thi.
Bước 5: Đánh giá, phát triển, và kết luận
Lúc này mọi người cần một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng cái nào hợp lý nhất. Bước này rất quan trọng để tìm ra câu trả lời cuối cùng.
Những điều cần tránh khi brainstorm là gì?
Một số điều không nên làm trong khi brainstorm nhóm và cá nhân:
- Các thành viên trong nhóm không tôn trọng ý kiến của nhau, dẫn đến tranh cãi.
- Không có sự bình đẳng về quyền được chia sẻ giữa các thành viên
- Địa điểm quá ồn ào, nhiều sự xao nhãng, làm bạn khó tập trung
- Thời điểm brainstom không thích hợp.
- Mọi người trong nhóm chưa nắm được mục đích của buổi brainstorming hay nói cách khác là vấn đề.
- Không ghi chép lại các ý tưởng
Kết luận
Trên đây là giải đáp của Glints cho câu hỏi brainstorm là gì rất quen thuộc mà cũng có thể mới lạ với ai đó. Hy vọng rằng bạn – người đang thắc mắc về brainstorming đã có câu trả lời cho mình thông qua bài viết này.
Đừng quyên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều thông tin hữu ích được đăng tải hàng ngày nhé.
Tác Giả