Đau bụng dưới từng cơn: 6 Nguyên nhân phổ biến cần chú ý

Đau bụng dưới từng cơn: 6 Nguyên nhân phổ biến cần chú ý

Bụng dưới là ở đâu

4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đau quặn bụng dưới từng cơn có thể liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Đây là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, được phân loại dựa theo sự bất thường của nhu động ruột:

  • IBS kèm theo táo bón (IBS-C): Người bệnh sẽ bị đau bụng dưới từng cơn, kèm theo khó đi tiêu do phân bị cứng và vón cục.
  • IBS kèm theo tiêu chảy (IBS-D): Người bệnh sẽ bị đau bụng dưới dữ dội và đi tiêu phân lỏng, có nước.
  • IBS với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M): Bên cạnh đau bụng dưới, tình trạng này khiến người bệnh bị tiêu chảy và táo bón luân phiên.

Hội chứng ruột kích thích khiến cơ ruột kết có xu hướng co lại nhiều hơn, gây ra chuột rút và đau đớn cho người bệnh. Khi đó, những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp điều trị thuyên giảm hội chứng này, cụ thể như sau:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc thử ăn theo thực đơn có chế độ FODMAP thấp
  • Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều probiotics, những “vi khuẩn tốt” này có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
  • Uống nhiều nước lọc và hạn chế các thức uống có tính chất kích thích đường ruột như trà hay cà phê
  • Tập thể dục thường xuyên hoặc tập luyện các kỹ thuật giúp thư giãn
  • Chia nhỏ các bữa ăn để dễ tiêu hóa hơn.

5. Đau bụng dưới từng cơn do hành kinh

đau bụng dưới từng cơn

Đau bụng dưới âm ỉ từng cơn là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong những ngày hành kinh. Trước kỳ kinh, nồng độ hormon prostaglandin sẽ tăng dần, đây là hormone kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để đẩy lớp niêm mạc đã bị bong ra thoát ra ngoài. Những cơn co thắt này là nguyên nhân chính gây đau bụng.

Tuy nhiên, các chị em phụ nữ nên lưu ý là nếu cường độ các cơn đau tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bác sĩ kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Xảy ra trong khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi kinh nguyệt xuất hiện do cơ thể thay đổi nội tiết tố. Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi những tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu. U xơ trong tử cung: U xơ là những khối u không phải ung thư, có thể gây áp lực lên tử cung hoặc gây ra kinh nguyệt bất thường. Bệnh viêm vùng chậu (PID): Một bệnh nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh lý này có thể gây viêm và đau cơ quan sinh sản. Hẹp cổ tử cung: Đây là một tình trạng hiếm gặp, trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp khiến kinh nguyệt lưu thông chậm lại, gia tăng áp lực bên trong tử cung và gây đau bụng phía bụng dưới.

Trường hợp đau bụng dưới từng cơn do kinh nguyệt gây ra, một số biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau như:

  • Sử dụng một miếng đệm nóng lên vùng xương chậu hoặc lưng
  • Tắm nước ấm và kết hợp với massage nhẹ vùng bụng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn các bữa ăn nhẹ, bổ dưỡng
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc yoga
  • Dùng thuốc chống viêm như ibuprofen vài ngày trước khi có kinh
  • Uống vitamin và các chất bổ sung như: vitamin B6, vitamin B1, vitamin E, axit béo omega-3.

6. Nguyên nhân đau bụng dưới do táo bón

Đây là một bệnh lý khiến người bệnh đi tiêu ít hơn bình thường. Nguyên nhân do cơ thể hấp thu nhiều nước hơn mức bình thường từ chất thải, thông qua đại tràng, làm khô phân, khiến phân trở nên cứng và khó tống xuất ra khỏi cơ thể. Bất kỳ ai cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón, nhưng một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn gồm:

  • Những người lớn tuổi thường ít vận động hơn, trao đổi chất chậm hơn và sức co bóp cơ dọc đường tiêu hóa kém hơn so với người trẻ.
  • Phụ nữ, nhất là những ai đang mang thai hoặc vừa sinh em bé. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố hoặc em bé trong bụng chèn ép ruột và làm chậm quá trình di chuyển của phân.
  • Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp cho thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.
  • Đang dùng một số loại thuốc.
  • Mắc một số bệnh về thần kinh (bệnh não và tủy sống) hoặc rối loạn tiêu hóa.

Mặc dù, biểu hiện đau bụng dưới từng cơn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn không cần quá lo lắng vì hầu như các bệnh lý này đều có thể phòng ngừa bằng lối sống khỏe mạnh và vận động thể thao hợp lý. Hello Bacsi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các nguyên nhân gây đau bụng dưới từng cơn.