Trong thời đại hiện nay, không còn gì xa lạ khi nghe thấy cụm từ bưu chính, viễn thông. Bưu chính viễn thông luôn đi cùng với sự phát triển của xã hội. Bưu chính viễn thông cũng chính là nền tảng để các ngành nghề khác phát triển. Chúng ta vẫn luôn nhầm tưởng bưu chính, viễn thông là một nhưng nó là hai phạm trù khác nhau, nhưng luôn đi cùng với nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu về hoạt động bưu chính, viễn thông.
1. Bưu chính viễn thông là gì?
Bưu chính viễn thông đề cập đến hai nội dung là bưu chính và viễn thông.
Bưu chính là một bộ phận cấu thành của cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội của một quốc gia và đang hoạt động trên lãnh thổ của mình và các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và pháp nhân, các cơ quan hành chính công liên quan đến dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ bưu chính bao gồm chấp nhận, xử lý, lưu giữ, vận chuyển, chuyển phát (chuyển phát tận tay) bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền qua bưu điện, bưu gửi EMS, chấp nhận đăng ký và chuyển phát các phương tiện thông tin đại chúng, thanh toán lương hưu, trợ cấp, bồi thường và các khoản khác lợi ích xã hội.
Còn viễn thông được hiểu là sự trao đổi thông tin trên những khoảng cách đáng kể bằng các phương tiện điện tử và đề cập đến tất cả các hình thức truyền thoại, dữ liệu và video. Đây là một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều loại công nghệ truyền thông tin và cơ sở hạ tầng truyền thông, chẳng hạn như điện thoại có dây; thiết bị di động, chẳng hạn như điện thoại di động; thông tin liên lạc vi ba; sợi quang học; vệ tinh; phát thanh và truyền hình; mạng internet; và điện báo.
Một mạch viễn thông đơn lẻ hoàn chỉnh bao gồm hai trạm, mỗi trạm được trang bị một máy phát và một máy thu. Máy phát và máy thu ở bất kỳ trạm nào có thể được kết hợp thành một thiết bị duy nhất gọi là máy thu phát. Phương tiện truyền tín hiệu có thể thông qua dây hoặc cáp điện – còn được gọi là đồng – sợi quang, điện từ trường hoặc ánh sáng. Việc truyền và nhận dữ liệu trong không gian trống bằng các phương tiện điện từ trường được gọi là truyền thông không dây.
Bưu chính viễn thông tiếng Anh là Post and Telecommunication (Telecom).
2. Ngành bưu chính viễn thông:
Bưu chính viễn thông và tạo nên một cơ sở hạn tầng vô cùng quan trọng cho đất nước. Bưu chính – Viễn thông không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chế độ chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng của mọi ngành kinh tế. Bưu chính- Viễn thông là nền tảng cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Các hệ thống viễn thông thường được điều hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, còn được gọi là các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Các nhà cung cấp này trước đây cung cấp dịch vụ điện thoại và các dịch vụ liên quan và hiện cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet và WAN, cũng như mạng khu vực đô thị (MAN) và các dịch vụ toàn cầu.
Ở nhiều quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ yếu thuộc sở hữu của chính phủ và do chính phủ điều hành. Điều đó không còn xảy ra nữa, và nhiều công ty đã được tư nhân hóa. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) là cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) quản lý các quy định về viễn thông và phát sóng, mặc dù hầu hết các quốc gia cũng có các cơ quan chính phủ của riêng mình để thiết lập và thực thi các hướng dẫn về viễn thông.
Nhiều công ty cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), nhà cung cấp thiết bị viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ không dây, đài phát thanh và truyền hình, công ty truyền hình cáp, nhà cung cấp truyền hình vệ tinh và nhà cung cấp dịch vụ được quản lý (MSP).
Ba phân khúc chính trong ngành viễn thông là các nhà sản xuất thiết bị viễn thông, dịch vụ viễn thông và truyền thông không dây. Trong các lĩnh vực này, thiết bị viễn thông – bao gồm thiết bị của khách hàng, chẳng hạn như bộ định tuyến và modem; thiết bị truyền dẫn, chẳng hạn như đường truyền và chất bán dẫn không dây; và thiết bị chuyển mạch công cộng tương tự hoặc kỹ thuật số – là thiết bị lớn nhất và truyền thông không dây là thiết bị nhỏ nhất.
Bưu chính viễn thông là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. bởi lẽ các ngành sản xuất vật chất sử dụng sản phẩm của viễn thông trong quá trình điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh. Nên có thể nói hoạt động bưu chính viễn thông tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm vật chất.
Quá trình sản xuất là quá trình tuyền đưa tin tức như người gửi đến người nhận. Đây là đặc điểm có tính riêng biệt của ngành bưu chính, viễn thông, các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, công cụ, đối tượng lao động đều tham gia trực tiếp vào quá trình truyền đưa tin tức.
Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quá trình sản xuất của ngành bưu chính, viễn thông là truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, khi bên nhận đã được đầy đủ thông tin là lúc kết thúc quá trình sản xuất cho một sản phẩm và lúc đó cũng kết thúc luôn quá trình tiêu thụ sản phẩm.
3. Quan hệ giữa ngành bưu chính viễn thông và các ngành kinh tế khác:
Các dịch vụ bưu chính, viễn thông có thể thay thế cho một số dạng giao tiếp khác và thường có hiệu quả hơn trong việc sử dụng thời gian, năng lượng, vật liệu và do vậy có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Lợi ích của các dịch vụ bưu chính, viễn thông thể hiện rất rõ trong công nghiệp và trong thương mại.
Sự phát triển công nghệ đồi hỏi sự phối hợp của hàng loạt các hoạt động: cung ứng, tuyển dụng, điều phối lao động, kiểm tra các kho hàng, chế biến vật liệu, thanh toán, lưu trữ, chuyển hàng hóa cho người mua, các hoạt động nghiên cứu thị trường,…
Hoạt động thương mại vốn là hoạt động xử lý thông tin. Việc mua bán, môi giới, vận chuyển… có hiệu quả luôn luôn đòi hỏi phải có thông tin kịp thời về giá cả, mức độ tiêu thụ, mức độ cung… đối với hàng loạt các loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu thiếu các dịch vụ bưu chính viễn thông thì các hoạt động trên sẽ không có hiệu quả. Đối với hoạt động công nghiệp, thương mại thì công nghệ bưu chính viễn thông mới lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Để tiến hành các hoạt động kinh doanh toàn cầu đòi hỏi phải sử dụng các dịch vụ viễn thông mới. Đối với những vùng mà ở đó không có dịch vụ như vậy sẽ tồn tại mạo hiểm trong thương mại cạnh tranh.
Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể về lợi ích của thông tin Bưu chính Viễn thông, như cung cấp thông tin thị trường cho người bán và cho người mua, nâng cao hiệu quả giao thông vận tải, phát triển đào tạo từ xa, phát triển các vùng kinh tế mới.
Bưu chính viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, do vậy đòi hỏi phải đầu tư với tốc độ nhanh đi trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Trong những năm gần đây mạng Bưu chính viễn thông của Việt Nam phát triển rất nhanh, mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật với công nghệ hiện đại. Mạng bưu chính cũng có những tiến bộ đáng kể. Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông trong những năm qua đã bước đầu góp phần vào những thành quả to lớn của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
Việc phát triển bưu chính, viễn thông mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội. Do vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động bưu chính, viễn thông không chỉ dừng lại ở hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
4. Vai trò của ngành bưu chính viễn thông:
– Đóng góp của ngành Bưu chính viễn thông trong GDP
Sự tăng trưởng trong bưu chính viễn thông thường được giải thích ở các nước đang phát triển như là một sản phẩm đi kèm của sự tăng trưởng GDP trên đầu người. Trong các thị trường này thì có một sự thiếu hụt kinh niên trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông và của cải nhiều hơn, phong phú hơn vừa làm tăng nhu cầu chưa được đáp ứng vừa là nguồn vốn để đầu tư mạng lưới một cách liên tục nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn đọng.
Riêng đối với viễn thông, sự tương quan này mô tả mối quan hệ GDP trên đầu người và mật độ điện thoại. Trong khi mối tương quan là hiển nhiên thì việc mật độ điện thoại ảnh hưởng ở mức độ nào đến GDP đầu người và nó chịu ảnh hưởng ở mức độ nào của việc tăng thu nhập vẫn là vấn đề chưa xác định.
– Bưu chính viễn thông có tác dụng kích thích phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế hiện đại, bưu chính viễn thông được coi như một “cú hích” làm cho các ngành kinh tế phát triển. Phát triển bưu chính viễn thông được nhiều quốc gia trên thế giới xem như là một mũi nhọn có tác dụng dẫn đường cho các ngành kinh tế khác phát triển. Một điều hầu như ai cũng thấy, đó là sự tham gia của Viễn Thông trong các khâu quản lý, điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán giữa người bán và người mua. Thông qua bưu chính viễn thông mà người ta có thể thu thập thông tin, phân tích, quyết định xem doanh nghiệp nên sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Bưu chính viễn thông giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
– Bưu chính viễn thông đóng góp ổn định chính trị
Bưu chính viễn thông giúp xã hội đấu tranh ngăn ngừa và truy nã tội phạm đấu tranh ngăn chặn và đập tan nhiều âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tạo nên một nền chính trị ổn định, làm tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội.
– Bưu chính viễn thông thúc đẩy xã hội phát triển
Bưu chính viễn thông tác động đến phát triển nền văn hóa. Thông qua bưu chính viễn thông, những nét văn hóa đặc trưng của vùng, miền, của dân tộc và của quốc gia được gìn giữ, truyền tụng và phát triển không ngừng. Bưu chính viễn thông cũng tạo nhịp cầu cho người dân trên toàn thế giới giao lưu văn hóa, học tập lẫn nhau, duy trì bản sắc văn hóa của mình đồng thời chắt lọc những tinh hoa văn hóa của các nơi khác,…