1. Tìm hiểu nghề buyer là gì?
Buyer (Người mua) là những người tham gia vào việc đàm phán và thỏa thuận với nhà cung cấp để mua được số lượng sản phẩm lớn có chất lượng tốt nhất cho công ty của họ, sau đó bán cho khách hàng hoặc sử dụng chúng trong các quy trình kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cuối cùng.
Buyer có thể là một cá nhân, một nhóm các cá nhân hoặc một công ty. Họ là những người có sự am hiểu nhất định về thị trường, sản phẩm và đối thủ cùng các chiến lược, kế hoạch để quay vòng sản phẩm tốt nhất. Nhìn chung, quy trình làm việc của buyer diễn ra như sau:
Đầu tiên, buyer sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ insight của khách hàng cũng như thị trường sản phẩm mà bạn muốn đàm phán. Tiếp theo, buyer sẽ tìm các công ty hay cá nhân, tổ chức có khả năng cung cấp sản phẩm đó để đàm phán, thuyết phục và kí điều khoản hợp đồng sao cho bên công ty của buyer có lợi nhất và tốn ít chi phí chi trả nhất. Sau đó, buyer sẽ đem những sản phẩm này về rồi lên kế hoạch bán ra thị trường. Một số buyer khác thì sẽ lưu trữ để tạo nguồn nguyên liệu thô chế biến sản phẩm, tùy theo nhu cầu của công ty.
Hiện nay, buyer xuất hiện rất nhiều kiểu hoạt động đa dạng nhưng thường được xếp vào 3 loại chính:
– Buyer trong lĩnh vực ecommerce: đem hàng về bán trên web site
– Buyer trong lĩnh vực retail: bán hàng cho các cửa hàng tạp hóa, đại lý, siêu thị, chuỗi cửa hàng…
– Buyer cho product/công ty: thực hiện mua những nguyên liệu được công ty yêu cầu để sử dụng hoặc sản xuất sản phẩm.
Việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
2. Những công việc chung mà buyer phải phụ trách
– Làm việc liên tục với các nhà cung cấp để đàm phán hợp đồng/thời hạn giao dịch dựa trên mục tiêu đã xác định.
– Phối hợp với các nhà cung cấp để có được giá tốt, khuyến mãi cho cửa hàng và mở rộng phạm vi sản phẩm theo chiến lược của công ty.
– Làm việc và nghiên cứu với người quản lý phòng mua hàng về việc phân tích các chỉ số hiệu suất và diễn biến thị trường.
– Đề xuất hỗ trợ tiếp thị để tăng cường bán hàng hoặc hủy bỏ và thay thế các mặt hàng bán chậm.
– Đảm bảo phân bổ chính sách hạn sử dụng ngắn được áp dụng bằng cách mua sắm và kiểm tra thời hạn sử dụng hàng tuần của các mặt hàng tại kho để tránh bị mất và áp dụng kế hoạch hành động.
– Giám sát kế hoạch bổ sung và lập kế hoạch đặt hàng của nhà cung cấp dựa trên dự báo cập nhật hàng tháng với đội ngũ phân phối và vận chuyển hàng hóa.
3. Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề buyer
Nếu làm buyer, nơi làm việc của bạn chủ yếu sẽ là các công ty, doanh nghiệp lớn vì những công ty, doanh nghiệp nhỏ sẽ có bộ phận hành chính nhân sự kiêm luôn nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, đây là một lĩnh vực được tách thành nghề nghiệp riêng, lại hiếm ở việc làm và không có trường đại học nào đào tạo các chuyên ngành liên quan đến buyer. Do đó, mức thu nhập của buyer ít nhất cũng phải từ 10 triệu trở lên.
Hơn nữa, tuy là công việc văn phòng nhưng bạn không nhất thiết sẽ bị bó buộc trong bốn bức tường mà thường xuyên được ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người vì tính chất công việc. Càng gặp gỡ và làm việc với nhiều đối tác thì bạn lại càng có cơ hội mở mang tầm hiểu biết, học thêm nhiều kiến thức bổ ích mà trường học sẽ không bao giờ dạy và cập nhật thêm nhiều xu hướng đang “hot”. Ngoài ra, công việc buyer trong lĩnh vực ecommerce còn tạo điều kiện cho bạn thể hiện khả năng và thử sức với nhiều công việc khác nhau, hỗ trợ bạn tìm ra định hướng phát triển sự nghiệp sau này. Bạn có thể dấn thân vào con đường khởi nghiệp, kinh doanh hoặc làm quản lý thương hiệu… Đây chính là những góc khuất thú vị nhất đằng sau nghề buyer.
Còn khó khăn mà các buyer dễ gặp phải là khối lượng công việc lớn, không kịp xử lý và bị stress vì làm việc trong môi trường áp lực cao. Bạn cũng phải thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại và tiêu tốn không ít thời gian cho việc này. Một trở ngại nữa mà các buyer có thể mắc phải là những tháng kinh doanh thấp điểm. Những lúc gặp khó khăn như vậy, bạn phải chủ động bước ra ngoài và tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm mới và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp.
4. Những tố chất tạo nên buyer chuyên nghiệp
Khả năng đàm phán, thỏa thuận là kỹ năng được đặt lên hàng đầu đối với bất cứ buyer chuyên nghiệp nào. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời kêu gọi, mời chào từ các nhà cung cấp nên phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán và thỏa thuận, từ chối khéo léo đúng lúc nếu nhận ra những người bán hàng này nói không đúng về sản phẩm của họ. Không chỉ đảm nhận trách nhiệm mua bán hàng hóa với giá rẻ nhất mà chất lượng hàng hóa cũng phải tương xứng để kịp thời cung ứng cho việc sản xuất của công ty nên buyer phải cực kỳ nhạy bén, nhanh nhẹn, có phán đoán tốt. Đặc biệt, một buyer chuyên nghiệp sẽ rất cảnh giác trong việc ký hợp đồng hay soạn thảo giấy tờ, chứng từ, ký hợp đồng. Đồng thời, khi gặp tình huống khó thì buyer phải biết cách xử lý sự việc nhanh chón và hiệu quả nhất.
Kỹ năng phân tích và thẩm định giá cả tốt cũng là yêu cầu quan trọng để đánh giá một buyer chuyên nghiệp. Đối với những buyer của ecommerce, họ sẽ có lợi thế được phép truy cập vào các cơ sở dữ liệu lớn nên dễ dàng xác minh được sự uy tín của nhà cung cấp và tiềm năng của các mặt hàng, sản phẩm. Một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng là sản phẩm được nhiều kênh bày bán. Không những thế, bạn còn phải cố gắng đào sâu, tìm hiểu và nghiên cứu mong muốn, nhu cầu và tâm lý người tiêu dùng để tạo ra mức giá hợp lý và kích thích nhu cầu mua hàng từ các khách hàng tiềm năng.
Cuối cùng, khiếu thẩm mỹ và khả năng cập nhật xu hướng là tố chất nổi bật nhất để phân biệt một buyer bình thường và một buyer chuyên nghiệp. Sẽ có một đội ngũ riêng phụ trách các công việc sản xuất hình ảnh, video quảng bá sản phẩm và bạn hãy làm việc sát sao với họ để góp ý, sửa đổi cần thiết và hợp lý. Mục đích của hành động này là đảm bảo quá trình đưa sản phẩm ra thị trường diễn ra hiệu quả, đem về nhiều lợi nhuận.
Tìm việc làm nhân viên bán hàng online
5. Một số công việc tương tự nghề buyer
5.1. Công việc media buyer
Media buyer (người mua phương tiện truyền thông) phụ trách đàm phán với các chủ đại lý bán hàng để có được không gian quảng cáo, tài trợ hoặc các vị trí trưng bày sản phẩm hiệu quả. Media buyer phải hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng của mình và nghiên cứu phương tiện truyền thông nào có sẵn trên thị trường do ngân sách của khách hàng chi trả. Tư duy phân tích, giao tiếp, thuyết phục và khả năng nghiên cứu là công cụ để media buyer thành công trong lĩnh vực này.
5.2. Công việc senior buyer
Senior buyer (người mua hàng cao cấp) là người thực hiện công việc tìm nguồn cung ứng, đàm phán và mua hàng hóa, vật liệu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty, có tính đến chất lượng, giao hàng đúng hạn và đảm bảo cung cấp liên tục.
Vai trò này có trách nhiệm cao hơn buyer và do một số người chịu trách nhiệm quản lý. Senior buyer có thể chịu trách nhiệm cho một dự án cụ thể hoặc được giao một khoản tiền lớn để thực hiện trách nhiệm mua hàng. Các công việc cụ thể của senior buyer bao gồm:
– Quản lý sản phẩm đã mua.
– Senior buyer phải hiểu lĩnh vực hoạt động của mình trên thị trường khi được giao việc để xây dựng tối ưu hóa các loại hàng hóa sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
– Nghiên cứu và mua sản phẩm với giá cả và chất lượng tốt nhất theo quy định của chính phủ về quản lý chất lượng hàng hóa.
– Đàm phán với các nhà cung cấp trong trường hợp thay đổi điều khoản mua hàng.
– Theo dõi, phân tích và đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình kinh doanh, nhằm gia tăng doanh số thu được từ sản phẩm cho công ty.
– Quản lý và duy trì các mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp. Đặc biệt, với những nhà cung cấp thân thiết, có tiềm năng thì phải luôn giữ mối quan hệ tích cực.
– Đàm phán về các điều khoản được ghi trong hợp đồng trước khi ký. Tổ chức ký kết hợp đồng. Tổ chức thanh lý hợp đồng
– Đàm phán điều khoản hợp đồng, chương trình khuyến mãi.
– Liên lạc với các nhà cung cấp để trao đổi thông tin về tài nguyên hàng hóa và giá cả.
– Tổ chức các chương trình khuyến mãi.
– Xây dựng kế hoạch chương trình
– Xác định hàng hóa ưu tiên, hàng hóa theo mùa trong đối tượng khuyến mãi
– Xác định giá của sản phẩm trong công ty mình và kiểm soát giá của đối thủ cạnh tranh.
– Hỗ trợ phòng kế toán về hóa đơn, chứng từ, thanh toán và giải quyết các khoản nợ với nhà cung cấp.
– Hỗ trợ các cửa hàng trong việc thiết lập cổ phiếu và giá trong hệ thống và giúp các cửa hàng giải quyết khó khăn với nhà cung cấp về việc giao hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả…
– Định kỳ lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên để hỗ trợ mua hàng, bao gồm: giá cả và chất lượng theo nhu cầu thị trường, thông tin rõ ràng và đầy đủ về số lượng sản phẩm đã mua.
– Thực hiện nghiêm túc các hoạt động khác theo yêu cầu công việc của cấp trên giao phó.
Từ những thông tin vừa được cung cấp ở trên, bạn đã hình dung được buyer là gì và những công việc quan trọng mà buyer phải đảm nhiệm chưa? Nếu có ý định dấn thân vào con đường này, hãy kiên trì, cố gắng và ghi nhớ bí quyết thành công là rèn luyện những tố chất đặc biệt tạo nên buyer chuyên nghiệp.
Tìm kiếm việc làm