C-TPAT là gì?
– C-TPAT là viết tắt của Customs-Trade Partnership Against Terrorism – Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng và biên giới
– C-TPAT là một sáng kiến của chính phủ và các nhà kinh doanh Mỹ để tự nguyện xây dựng mối quan hệ hợp tác nhằm tăng cường và cải thiện an ninh chuỗi cung ứng quốc tế nói chung và an ninh biên giới Mỹ nói riêng. Thông qua sáng kiến này, Cơ quan hợp tác phối hợp bảo vệ giữa hải quan và biên phòng quốc gia Mỹ (CBP – Custom Border Protection) yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo tính thực hiện toàn bộ các yêu cầu thực hành bảo mật trong hoạt động và giao tiếp đồng thời xác minh các nguyên tắc bảo mật của các đối tác kinh doanh của mình trong chuỗi cung ứng.
Tham khảo thêm thông tin về C-TPAT:
CTPAT: Customs Trade Partnership Against Terrorism
C-TPAT introductory video
Cân bằng an ninh chuỗi cung ứng và hiệu quả kinh tế
– Các trường đại học của Trung tâm Nghiên cứu Khảo sát Virginia đã khảo sát tổng cộng 3.901 thành viên của C-TPAT trong năm 2010 về quan điểm của họ về những lợi ích và chi phí liên quan với các thành viên trong chương trình.
– Gần một nửa (47,8%) trên 8.166 công ty tham gia trong chương trình C-TPAT tại thời điểm đó đã trả lời khảo sát trong đó xác định một số lợi ích hữu hình và vô hình liên kết với các thành viên của chương trình.
– Lợi nhuận ròng tăng tỷ lệ thuận với số năm tham gia trong C-TPAT, dao động từ 30,2% đối với các công ty được chứng nhận trong thời gian chưa đến 1 năm lên đến 47,7% đối với các công ty được chứng nhận trong hơn 5 năm. Có sự gia tăng tương tự liên quan đến quy mô công ty, từ 36,5% các công ty tham gia C-TPAT có doanh thu hàng năm ít hơn $ 10 triệu USD lên đến 55,7% các công ty tham gia C-TPAT với doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ USD.
– Câu chuyện được nói rộng bởi những người được hỏi trong cuộc khảo sát này là các giá trị của các thành viên tham gia C-TPAT vượt xa những đồng đô la. Nó bao gồm việc tránh rủi ro, một cách tiếp cận để tiến đến một chuỗi cung ứng an toàn, tăng khả năng cạnh tranh trong các hợp đồng của các thành viên tham gia C-TPAT, và các lợi ích của sự tín nhiệm mà việc tham gia thành viên của C-TPAT mang lại. Một số kết quả nghiên cứu, kết luận của các cuộc khảo sát bao gồm:
+ Cải tiến an toàn lao động
+ Giảm gián đoạn trong chuỗi cung ứng
+ Giảm thời gian chờ đợi cho các phương tiện vận tải tại cửa khẩu biên giới trên bộ
+ Giảm thời gian để giải phóng hàng bằng cách áp dụng các chương trình của Hải quan – biên phòng của khẩu
+ Giảm thời gian trong dây chuyền kiểm tra của Hải quan – biên phòng của khẩu
+ Tăng khả năng dự báo trong việc di chuyển hàng hóa
Các nhà nhập khẩu (Import account) tham gia C-TPAT chiếm 54,1% của tất cả các hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Xây dựng quan hệ đối tác trong nước và quốc tế
– C-TPAT có quan hệ đối tác với các cộng đồng thương mại để tận dụng ảnh hưởng của mình trong chuỗi cung ứng quốc tế và vượt ra ngoài tầm quản lý của chính phủ Mỹ. Ghi danh vào các chương trình đang mở trong các lĩnh vực kinh doanh sau:
+ Danh sách các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ (U.S. Importers of Record)
+ Các nhà vận chuyển hàng bằng đường cao tốc Hoa Kỳ / Canada (U.S./Canada Highway Carriers)
+ Các nhà vận chuyển hàng bằng đường cao tốc Hoa Kỳ / Mexico (U.S./Mexico Highway Carriers)
+ Các nhà vận chuyển hàng bằng đường cao tốc Mexico Long Haul (Mexico Long Haul Highway Carriers)
+ Các nhà vận chuyển hàng bằng đường sắt, đường biển, các hãng hàng không (Rail, Sea & Air Carriers)
+ Các đơn vị vận hành cảng biển/ bến bãi tại Mỹ (U.S. Marine Port Authority/Terminal Operators)
+ Các nhà sản xuất tại Mexico và Canada (Mexican and Canadian Manufacturers)
+ Các nhà môi giới cấp phép Hải Quan tại Hoa Kỳ (Licensed U.S. Customs Brokers)
+ Các đơn vị bên thứ ba cung cấp dịch vụ vận chuyển (Third Party Logistics Providers)
+ Các đơn vị gom hàng (Consolidators / NVOCC)
– C-TPAT hoạt động trong một nỗ lực hợp tác với các cơ quan khác của chính phủ như Cục An ninh Giao thông vận tải, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, và cục an ninh bờ biển (US Coast Guard), để sắp xếp/ đưa ra các yêu cầu bảo mật và tối đa hóa những nỗ lực để tạo thuận lợi cho sự vận chuyển của hàng hóa hợp pháp.
– C-TPAT cũng thúc đẩy việc quốc tế hóa về an ninh dựa trên các chương trình hợp tác trong nghành công nghiệp với các đối tác thương mại khác và với cơ quan hải quan của nước ngoài. CBP đã ký kết 07 thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA), và sẽ còn nhiều hơn nữa các thoả thuận công nhận lẫn nhau được ký kết trong tương lai gần.
Bài viết có liên quan:
Giới thiệu về C-TPAT
Lợi ích của C-TPAT
Quy trình tư vấn C-TPAT
Các yêu cầu của C-TPAT
Kiểm tra container theo C-TPAT
Kiểm tra xe tải và trailer theo C-TPAT
Các câu hỏi thường gặp về C-TPAT
Các thực hành tốt về C-TPAT (C-TPAT best practices)
Chống buôn người (Human Trafficking – C-TPAT)
Điều kiện chứng nhận C-TPAT
Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo C-TPAT – Hãy liên hệ ngay với chúng tôi
CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
Tel: 02253 261 208 – Hotline: 0914 564 579
Fax: 02253 292 718
Email: itvc.haiphong@itvc-global.com
0914 564 579