Cà Cuống là một loài côn trông khá phổ biến ở các vùng nông thôn, nơi mà có nhiều cánh đồng lứa bạt ngàn thì số lượng của loài côn trùng này khá nhiều. Còn ở các thành phố lớn thì loài này khá hiếm và hầu như không bắt gặp ngoài tự nhiên. Vậy Cà Cuống sống ở đâu? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? sẽ được Rừng hoang dã giải đáp một cách cụ thể và chính xác thông qua bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cà Cuống là con gì?
Cà Cuống hay còn có nhiều tên gọi khác như Đà Cuống, Sâu Quế, Long Sắt… chúng có tên khoa học là Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep), thuộc Họ Chân bơi (Belostomatidae). Loài này được đánh giá là một trong những số ít trong bộ côn trùng có thể bơi được dưới nước. Loài này có ngoại hình khá to và nổi bật hơn so với các loại côn trùng khác hiện nay, tuy nhiên chúng chỉ to về bề ngang và lại rất mỏng, nhưng một chiếc lá.
Một con Cà Cuống trưởng thành có thể đạt kích thước từ 7 – 12cm, tuy nhiên hệ tiêu hóa của chúng lại đạt đến hơn 5cm trong tổng thể chiều dài cơ thể. Khi trưởng thành, toàn thân chúng có một màu nâu nhạt, pha thêm nhiều mảng màu đen trên cơ thể. Còn khi mới nở ra, thì con non có màu xám nhạt, dài từ 5 – 7cm và bề ngang khoảng 3.5cm. Và cũng giống con trưởng thành thì trên thân con con cũng có nhiều vệt màu đen.
Mắt của loài Cà Cuống thường lồi hẳn lên phần đỉnh đầu, sau khi nở thì con non sẽ trưởng thành sau khoảng từ 1 tháng và loài côn trùng này không có khả năng lột xác trong suốt quãng đời của mình.
Ở những con Cà Cuống đực, dưới ngực của chúng sẽ có thêm 2 túi nhỏ và dài thường được gọi là bọng. Trong phần bọng này chưa một lượng chất lỏng có mùi thơm rất mạnh, đây cũng chính là vũ khí giúp chúng chống lại kẻ thù hoặc xua đuổi địch thủ cũng như thu hút con cái trong mùa sinh sản.
Thêm một đặc điểm khá nổi bật của loài Cà Cuống, đó là chúng thực chất không có miệng, mà chúng chỉ hút thức ăn thông qua một chiếc vòi nhỏ, tương tự như nhiều loài côn trùng hút nhựa khác, như loài ve chẳng hạn. Thêm nữa, là loài này có 6 chân, mỗi bên 3 chân rất chắc khỏe, đây cũng là một yếu tố giúp cho loài này có thể bơi rất nhanh ở dưới nước.
XEM THÊM: Cá nhám mang xếp ăn gì?
Cà Cuống sống ở đâu?
Cà cuống thích sống ở vùng ven sông hồ, suối, ao hồ, đầm lầy đặc biệt là tại những cánh đồng… Nơi có nhiều nước, bởi chúng có khả năng bơi ở dưới nước rất tốt.
Cùng với đó là loài Cà Cuống được xác định là một trong những loại côn trùng rất phổ biến và phù hợp với những khu vực thuộc môi trường nhiệt đới ẩm.
Cà Cuống phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia và khu vực miền viễn Đông của nước Nga.
Còn đối với ở Việt Nam, thì loài Cà Cuống được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng lớn thì chúng phân bố ở các tỉnh thành như: Quảnh Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình, Sơn La, Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Long An, Huậ Giang… Tại các tỉnh thành có những cánh đồng lúa rộng lớn, thì số lượng của loài Cà Cuống thường là khá nhiều.
Đặc biệt, khi chúng ở dưới nước, chúng thường bám vào một cành cây hay một bụi cây nào đó, đầu sẽ chúc xuống nước, còn đuôi sẽ chổng lên qua mặt nước. Đây được xác định như một bộ phận quan trọng giúp loài côn trùng này có thể hút được khi trời cần thiết cho sự hô hấp, giúp chúng có thể bơi dưới nước dễ dàng hơn.
Cà Cuống sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của loài Cà Cuống thường bắt đầu từ tháng 5 – 8 dương lịch. Thường thì đây sẽ là thời gian trời mưa nhiều, nước nhiều, thức ăn nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản và phát triển của chúng. Khi mùa sinh sản tới, con đực sẽ tìm kiếm những con cái, sau đó chúng sẽ tiến hành giao phối và con cái sẽ đẻ trứng lên các cánh của lá bèo nước hay lá lúa trên mặt nước, sau khoảng 1 tháng khi giao phối. Trứng của Cà Cuống sẽ liên kết lại với nhau theo từng cụm, có khoảng từ 100 – 150 trứng cho một lần sinh sản.
Trứng khi mới đẻ sẽ có màu xám, khá nhỏ và sau một thời gian chúng sẽ chuyển sang màu trắng dần và nở sau khoảng 1 – 2 tuần. Sau khi nở, thì những con Cà Cuống non cũng sẽ hút máu, nhựa các loại côn trùng khác để phát triển.
NÊN ĐỌC: Rắn mối có độc không?
Cà Cuống có lợi hay có hại?
Cà Cuống được biết đến là một loài côn trùng vô hại đối với cả cây trồng, hoa màu, vật nuôi và cả con người. Chúng không cắn, không gây bệnh hay bất cứ thứ gì đối với động vật và con người. Ngược lại, Cà Cuống lại vô cùng hữu ích đối với con người, từ việc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc sản, thì chúng còn là một vị thuốc vô cùng tốt đối với Đông Y. Cụ thể:
Cà Cuống có tác dụng gì?
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì loài côn trùng này mang lại cho con người rất nhiều tác dụng hữu ích như sau:
+ Là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ngon, độc lạ và là đặc sản: Thêm vào đó, Cà Cuống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn hàm lượng Protein, vì thế chúng thường được lựa chọn để chế biến nên nhiều món ăn ngon.+ Nguyên liệu chiết xuất tinh dầu: Tinh dầu Cà Cuống là một trong những loại tinh dầu đắt đỏ nhất hiện nay. Chúng có mùi thơm rất nhẹ nhàng của mùi quế, chứa nhiều acid amin tốt cho cơ thể, đồng thời kích thích hưng phấn, trị các vấn đề về sinh lý và gia vị của nhiều món ăn ngon.
Cà Cuống làm món gì ngon?
Món ăn từ Cà Cuống được đánh giá là một trong những loại đặc sản tại nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Thái, Trung Quốc… Bạn nên tìm và thưởng thức những món ăn được làm từ Cà Cuống sau đây:
Cà Cuống chiênKhi được chiên lên, loài Cà Cuống vô cùng giòn, ngọt, rất thơm mùi quế và cô cùng hấp dẫn. Ở thôn quê, những đứa trẻ chăn trâu thường tìm bắt loài côn trùng này để nướng ăn, đây được xem là món ăn rất ngon khi chăn trâu đấy nhé.
Nước mắm Cà CuốngChúng cũng được đánh giá là một trong những loại nguyên liệu quý giá trong quá trình chế biến nước mắm hỏa hạng. Những loại nước mắm làm từ Cà Cuống luôn có một mùi vị vô cùng hấp dẫn và rất thơm mùi quế. Bởi vì thế, mà giá thành của những loại nước mằm này thường rất cao.
Bánh cuốn Cà CuốngĐây được đánh giá là một trong những loại đặc sản khá lâu đời ở vùng miền Bắc của Việt Nam. Món bánh cuốn Cà Cuống có vị ngầy ngậy, bùi bùi của bánh cuốn kết hơn với vị thơm, giòn của hành khô, nước mắm và Cà Cuống tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn và cuốn hút.
Rượu Cà CuốngRượu Cà Cuống vô cùng nổi tiếng hiện nay, đây vừa là một loài rượu ngâm với hương thơm ngào ngạt, mà nó còn là một vị thuốc hữu ích trong Đông Y. Có tác dụng điều trị các loại bệnh về sinh lý vô cùng hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Rắn chàm quạp có độc không?
Cà Cuống bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?
Hiện nay, loài Cà Cuống thường có giá khá cao trong mọi thời điểm. Bởi ngoài tự nhiên số lượng loài côn trùng này cũng không có nhiều, thêm nữa là những cơ sở nuôi số lượng lớn cũng khá ít. Vì thế mà giá của chúng luôn ở mức cao. Cụ thể:
+ Giá Cà Cuống giống thường sẽ được bán theo con và tùy số lượng mua mà giá sẽ có sự thay đổi như: Mua dưới 100 con sẽ có giá từ 50.000 vnđ/con; Mua từ 100 – 200 con thì giá sẽ từ 40.000 vnđ/con; Và mua số lượng trên 200 con thì giá sẽ từ 35.000 vnđ/con.+ Giá Cà Cuống thương phẩm cũng có giá khá cao, tại các nhà hàng lớn hoặc các quán nhậu đặc sản, thì Cà Cuống được bán với giá từ 30.000 – 40.000 vnđ/con và từ 300.000 – 350.000 vnđ/kg.+ Giá nước mắm Cà Cuống giao động ở mức từ 170.000 – 200.000 vnđ/lít, tuy nhiên hiện nay để tìm được một địa chỉ bán loại nước mắm này nguyên chất thường khá khó khăn.+ Giá tinh dầu Cà Cuống luôn ở mức rất cao, dao động từ khoảng 1.400.000 – 1.500.000 vnđ/10ml.
Hiện nay, với những công dụng mà chúng mang lại, vì thế mà nhu cầu tìm mua loài Cà Cuống trên cả nước là rất cao. Tuy nhiên số lượng của chúng khá ít nên việc tìm mua khá khó khăn. Vì thế khi có nhu cầu tìm mua Cà Cuống giống, thương phẩm hay các sản phẩm liên quan tới Cà Cuống, thì các bạn nên đến các trại giống ở miền Bắc hoặc tham khảo trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến trực tiếp để tham khảo, tránh tình trạng mua online sẽ không đạt được chất lượng như mong muốn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới loài Cà Cuống mà Rừng hoang dã đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Cà Cuống sống ở đâu? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu?” chính xác và chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.