Cuộc đời mỗi người đều là một bản nhạc dài, có cả nốt thăng và nốt trầm. Và đôi khi những ganh đua, tấp nập, ồn ã của cuộc sống khiến người ta mệt mỏi chỉ muốn tìm đến một nơi bình yên. Mà có lẽ nơi thanh tịnh nhất không đâu ngoài lòng việc mình phẳng lặng, không sóng gió. Ít có mấy ai mà tránh khỏi những hỉ, nộ, ái, ố của hồng trần, và để đạt đến điều đó thường mang căn tu. Vậy gương mặt người có căn tu như thế nào?
Gương mặt người có căn tu là gì?
Con người bất kể ai cũng có những hỉ, nộ, ái ,ố trong những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời. Từ khi chào đời, đến lúc nhắm mắt xuôi tay, mỗi người đều phải trải qua vô vàn khó khăn thử thách và đối diện với từng hoàn cảnh sẽ mang từng cung bậc cảm xúc khác nhau. Người có thể vượt qua tất thảy cảm xúc tầm thường ấy để sống lương thiện, không ganh đua, chấp niệm thường có căn tu, vậy căn tu là gì?
“Căn” chính là gốc rễ, nguồn cơn của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống. Còn “tu” trong đạo Phật dạy chính là sửa chữa, sửa đổi. Đã là con người, thì sẽ có những lúc yêu thương, ghét bỏ, có thói hư vinh, lòng ghen ty, tu là sửa đi cái xấu ấy. Như vậy, căn tu được xem như nền tảng tin tâm, tu tập từ kiếp trước được đức Phật soi sáng.
Mỗi người đều có căn tu, đó chính là căn nghiệp mà bạn tạo dựng nên. Có nghiệp thiện cũng có nghiệp ác, nó tùy thuộc vào cách bạn “ươm mầm” trong cuộc sống. Con người sống kiếp này lương thiện, biết yêu thương thì được soi sáng ở kiếp sau, ở kiếp này độc ác, lừa lọc thì hậu quả nhận được sẽ chẳng tốt lành gì.
Gương mặt người có căn tu luôn toát lên sắc khí ngời ngời, hào quang tỏa sáng. Đó là những người sống hướng thiện, luôn làm việc tốt, giúp đỡ chúng sinh, không ganh đua, dối trá, lừa lọc, lợi dụng ai. Tu đến một cảnh giới nào đó, con người ta sẽ trở nên trầm tĩnh, thanh tịnh vì lòng mình tự an lạc.
Người có căn tu sẽ có những dấu hiệu hình dáng như thế nào?
Từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn tâm niệm “tâm sinh tướng”. Lời dạy này quả không sai khi áp dụng với những ai từ tiền kiếp đã là người lương thiện, tín tâm, tu tập, được đức Phật soi sáng. Người có căn tu ngay ở khí chất, hình dáng, lời nói, bước đi đều tỏa ra ánh hòa quang, sự thanh tịnh mà chỉ khi tâm trong sạch mới có được.
Đường chỉ tay căn tu
Những người có chỉ tay trí tuệ đặc biệt, cong xuống như hình chỉ C được xem là dấu hiệu để nhận ra ở kiếp trước hướng tâm theo Phật. Chữ C này càng cong chứng tỏ kiếp trước tu càng chính quả, để lại phần phước cho kiếp này. Bàn tay đặc biệt này thường thấy ở những người tu hành, các sư thầy,…
Người có đường chỉ tay hình chữ C thường có tâm tính tốt, chứa chan tình yêu thương với vạn vật của cuộc sống. Họ luôn biết quan tâm, lo nghĩ và giúp đỡ bất cứ ai xung quanh mà chẳng hề tính toán hay đòi hỏi báo đáp cho mình. Đó là cách mà những người có căn tu làm tâm mình thêm thanh tinh, “ươm mầm” cho đời nhiều nghiệp thiện hơn.
Gương mặt người có căn tu
Như hình ảnh mà Phật tổ vẫn thường xuất hiện, gương mặt người có căn tu luôn toát lên một sắc khí tốt đẹp, tỏa ánh hào quang. Với ánh nhìn trìu mến, khuôn mặt phúc hậu, miệng cười rạng rỡ như nắng mai, những người này đứng dưới cửa Phật sẽ trở nên ngời sáng hơn bao giờ hết.
Người có căn tu thường sẽ có một gạch đứng ở giữa trán, được xem như “khai thiên nhãn” trong Phật giáo. Điều này có nghĩa là mở ra một mắt trời, con mắt nhìn thấu bụi trần để gạt bỏ ra trong cuộc sống. Trong tương lai sẽ sớm tu thành chính quả, tâm thanh tịnh, hướng đến việc thiện, diệt trừ cái gian. Do vậy mà khi đứng cạnh những ai có căn tu ta thường thấy được sự nhẹ nhõm, an yên.
Có ấn đường cao và nổi hẳn lên
Nếu để ý bạn sẽ thấy những người có ấn đường cao và nổi hẳn lên trên thường sống ngay thẳng, tốt bụng, gặp chuyện chẳng may sẽ ra tay cứu giúp. Đó chính là biểu hiện của việc người đó có căn cơ, có duyên với Phật pháp, tâm luôn hướng việc thiện.
Với đức tính thẳng thật, tâm lại hướng thiện, những người này thường có con đường công danh rộng mở, trong công việc dễ được thăng tiến. Tuy nhiên, bản chất lành khiến họ không muốn ganh đua với đời, một lòng hướng cửa Phật để tìm cho mình những an yên, thanh thản.
Nốt ruồi ở giữa trán
Giống như việc có gạch đứng ở chính tâm trán, sở hữu nốt ruồi giữa trán cũng như vậy. Họ là những người nhìn thấu cái tầm thường của vinh hoa, phú quý ở đời, biết chọn lọc để sống thanh thản, an nhàn.
Người có nốt ruồi giữa trán từ nhỏ đã biết làm việc thiện, nói lời thiện. Những người này ăn nói nhẹ nhàng, trầm tĩnh nhưng khi cần luôn sẵn sàng đứng lên vì kẻ yếu, luôn muốn tâm tịnh nên thường bỏ qua mọi hiềm khích, điều tiếng, chỉ hướng đến ăn chay niệm Phật.
Dái tai của người có căn tu
Xem dáng tai để biết được một ai đó có tốt hay không là cách mà ông bà khi xưa vẫn hay làm khi gặp họ. Tai mà cụp vào, dái tai nhỏ thường mang bụng dạ hẹp hòi, tiểu nhân. Trái lại, người có dái tai to và kéo dài xuống thì tâm tính tốt bụng, lòng dạ hướng Phật.
Những ai có dáng tai to, trĩu xuống thường được xem trọng và vẫn hay được nhận xét là tu mấy đời mới có được, là người có phúc phần. Khi sở hữu đặc điểm hình dáng này, người đó cho dù làm gì cũng hanh thông, có cát nhân thiên tướng phù hộ, thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt họ không có lòng ham muốn tình yêu đương lứa đôi, kết hôn, lập gia đình mà chỉ muốn hướng Phật, tu tâm.
Người có bàn tay mềm mại
Thông qua bàn tay người ta có thể nhìn ra tướng số, tâm tính của một người. Tay mà tròn trịa, mềm mịn tức là có tâm tốt, luôn làm việc thiện.
Những người có bàn tay mềm mại thương hay làm việc thiện nguyện và đi chùa bái Phật. Họ sống hướng thiện, luôn làm việc tốt, biết bao dung và tha thứ lỗi lầm cho người khác, chẳng bao giờ để bụng, chấp nhặt với bất kỳ ai.
Người có giọng nói ấm áp nhưng vang vọng, truyền cảm
Giọng nói cũng là một góc nhìn nhận để đánh giá một ái đó. Người chua ngoa, đanh đá hay nói the thé, hỗn láo nói nhát gừng, không biết tôn ti, cục súc thì lại gắt gỏng, nặng nhẹ. Bởi vậy, những người nói ấm áp nhưng vang vọng, truyền cảm cũng thường có phần phúc, căn tu từ kiếp trước.
Những người có giọng nói ấm áp nhưng vang vọng, truyền cảm thường sống thiện tích Đức. Họ luôn có khuynh hướng sống đúng với tâm mình, không bì tị, ghét bỏ bất cứ ai, sẵn sàng cứu giúp người gặp nguy, đứng lên vì lẽ phải.
Người có búi tóc cao và dày
“Cái răng cái tóc là góc con người” do vậy, búi tóc dày và cao không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn mang cả phần phúc. Theo nhân tướng học, họ là những người sống trọng tình cảm, gạt bỏ vật chất tầm thường ra khỏi các mối bận tâm của cuộc đời.
Những người sở hữu đặc điểm này luôn bao dung, độ lượng. Vì không xem trọng vật chất nên họ thường làm thiện nguyện, đưa bàn tay cứu giúp người nghèo. Tuy không quy y cửa Phật, nhưng trong lòng luôn an nhiên, điềm đạm, không quan tâm cuộc đời ganh đua, đấu đá nhau vì danh lợi.
Người không có căn tu có thể xuất gia không?
Cửa Phật là chốn an yên, gạt bỏ mọi bận tâm, tình ái của hồng trần. Phật pháp làm tâm người ta trở nên thanh tịnh, không còn phải chịu những khổ đau. Khi cuộc đời quá xô bồ, mệt mỏi mọi người vẫn thường tìm đến chốn bồng lai để gột rửa tâm hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có căn tu từ trước, vậy nếu không có thì liệu họ có xuất gia được không?
Căn tu là phần phước đã được tu tập từ kiếp trước, lưu giữ để lại phần phúc đến đời này. Nếu như không có căn tu từ tiền kiếp thì dẫu cho kiếp này có cạo đầu, xuất gia thì vẫn không thành công. Sớm hay muộn, tâm của họ cũng sẽ bị lay động bởi những ái tình, danh lợi của cuộc sống.
Con người không thể biết được, quyết định được kiếp trước mình sống ra sao, nhưng có thể chọn cho mình một kiếp sau nhiều phần phúc. Luật nhân quả luôn hiện hành trong cuộc sống này, bởi vậy, những gì bạn “ươm mầm’ hôm nay sẽ cho cây trái ở ngày mai, muốn gặt hái quả ngọt thì chỉ có thể gieo hạt tốt.
Gieo mười nghiệp thiện nhưng làm một nghiệp ác thì tu vẫn chẳng thành. Vì thế, bản thân mỗi người cần sống lương thiện, biết yêu thương, đùm bọc, giữ cho tâm tịnh, lòng được an yên. Tránh ganh đua, hám danh lợi, vật chất, chạy theo ái tâm mù quáng, làm điều ác để hậu họa lại muôn kiếp.
Những dấu hiệu thể hiện người có căn tu từ tiền kiếp
Phần phước mà những người có được căn tu từ kiếp để lại sẽ luôn hiện hữu, tỏa ánh hào quang trong cuộc đời. Tâm hướng thiện, họ sẽ luôn được Phật chở che, soi sáng. Dưới đây là dấu hiệu thường thấy ở người có căn tu:
- Sống một đời bình yên đến già, luôn “gặp nạn mà không chết”, việc gì cũng được hóa nguy thành lành.
- Là người có tâm thế mền mỏng, luôn chan hòa đối xử tốt với người, mọi vật, không nỡ sát sinh, không ham tiền của.
- Thông minh, tài trí, tâm hướng Phật. Thường hay mơ mình đi đến chùa chiền, miếu tự nào đó.
- Thường xuyên mơ thấy mình bay bổng đến nơi khác, gặp được Phật, thần tiên, hay gặp bóng đè.
- Luôn cảm thấy trong người mệt mỏi nhưng khám không ra bệnh.
- Cảm nhận được với những thứ tâm linh, liên quan đến Thần, Phật, siêu nhiên. Cảm thấy thanh tịnh, thân thuộc khi tiếp xúc với các tu sĩ, tăng nhân tu Phật, hương đồng, v.v.. ở núi cao, miếu địa.
Ngoài những tín hiệu đến từ tâm linh, trí tuệ, người có căn cơ cũng có nhưng biểu hiện về mặt hình dáng. Chẳng hạn như một vào giác quan, bộ phận trên cơ thể như:
- Bát tự và tướng số phúc lành.
- Trên người có các vết đốm, vết bớt, nốt ruồi tạo thành hình thất tinh, hoặc hình của các chòm sao.
- Các bộ phận trên thân thể người có căn tu đều phân chia âm – dương tách biệt rõ ràng. Chẳng hạn như xét đế bàn tay, khi nắm hai tay lại với nhau 2 mặt âm dương của bàn tay là lòng bàn tay và mu bàn tay ngay lập tức hiện lên ranh giới rõ ràng giữa trắng và hồng.
- Trong một khoảnh khắc nhất thời nào đó trong cuộc sống hoặc đặc biệt là gặp nguy hiểm, sẽ nhìn được điều gì đó qua con mắt thứ ba.
- Thường thấy nguyên thần xuất khỏi cơ thể lúc ngủ, bay đến những nơi như trên trời hay chốn bồng lai nào đó, hoặc thậm chí là đang đọc sách trời.
- Những thứ xảy ra trước mắt trở nên quen thuộc như mình đã biết được từ trước.
- Nằm mộng thấy ai đó đến gặp mình và giao một sứ mệnh nào đó.
Người có căn tu trước hết phải là một người tốt. Trước khi hướng Phật pháp thì trong lòng phải hướng thiện, từ đó mới làm thiện, tích đức tu thân được. Thông thường, những người mang căn tu từ kiếp trước luôn đảm bảo:
- Trước hết, người có căn tu là người luôn sống tuân thủ pháp luật. Biết giữ chữ tín trong cuộc sống, có lòng kiên định không bị cường quyền thao túng, áp chế.
- Là người có năng lực, trong tâm luôn an yên, kinh định, tĩnh lặng. Sống nghiêm túc, có kỷ cương, bất cứ chuyện gì cũng làm tốt.
- Là người sống khoan dung, độ lượng, có lễ nghĩa, biết cân nhắc điều gì nên làm và điều gì không nên làm để tránh tai ương, vận hạn.
- Sống có tình có lý, biết sai thì sẽ nhận sai, kiên trì và hoàn thành tốt với công việc, chức vụ của mình.
- Làm việc biết linh hoạt, không cứng nhắc, tự tự cao, tự đại, lấy việc dẫn dắt người khác bằng những gì mình học được làm niềm
- Không bàng quan, dửng dưng với những kẻ xấu, chuyện bất công trong cuộc sống. Lấy việc giúp người làm niềm vui, thà chịu thiệt thòi chứ không làm hại người khác.
- Thường đứng trên lập trường người khác mà nghĩ tốt cho họ, không bày mưu chia rẽ người khác, không khinh bỉ xem thường người kém hơn.
- Là người biết quan sát tinh tế từng hành động nhỏ nhặt. Do vậy mà đánh giá người và sự vật, sự việc vô cùng chính xác.
- Luôn mong muốn có được sự tự do, không bị trói buộc bởi những phồn hoa, tiền bạc, danh lợi đời thường
- Có khả năng tư duy, phân tích, đánh giá tốt, là người có tài lãnh đạo.
Cửa Phật luôn dành cho những con người luôn sống lương thiện, không sân si với đời, biết cho đi mà không mưu cầu được nhận lại, họ là người có căn tu từ những kiếp sống thanh tịnh. Đứng cạnh một ai đó mang gương mặt người có căn tu cũng khiến mọi điều trở nên an yên, nhẹ nhõm hơn.