Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Cấp ủy đảng là gì? (cập nhật 2022). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
1.Cấp uỷ đảng là gì ?
Cấp ủy đảng do đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bầu ra, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội, triển khai thực hiện nghi quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.
Ban thường vụ do cấp ủy bầu ra để lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy.
Thường trực cấp ủy (bí thư, các phó bí thư) do cấp ủy bầu trong số ủy viên ban thường vụ, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, của ban thường vụ và cấp ủy cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ. Riêng ở chi bộ chỉ có bí thư, phó bí thư, thậm chí chỉ có bí thư thì chủ thể lãnh đạo vẫn là tập thể chi bộ. Cũng theo quy định của Đảng, chủ thể lãnh đạo còn có đảng đoàn, ban cán sự đảng được cấp ủy chỉ định ở một số cơ quan chính quyền, đoàn thể.
Chủ thể trong các mối quan hệ của người đúng đầu cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội với cấp ủy là các tập thể lãnh đạo (UBND, HĐND, MTTQ, ban chấp hành, ban thường vụ các đoàn thể chính trị – xã hội, thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện chế độ thủ trưởng.
2.Người đại diện cho chủ thể trong các mối quan hệ
Mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp thường được cụ thể hóa qua quy chế làm việc của cấp ủy (cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy), chi ủy, chi bộ hoặc ban cán sự đảng, đảng đoàn. Các mối quan hệ nêu trong quy chế được thực thi thông qua người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng, cơ quan, đơn vị.Bí thư cấp ủy là người đứng đầu cấp ủy nhưng không phải là thủ trưởng của cấp ủy đảng mà chỉ với tư cách là người thay mặt cấp ủy; các phó bí thư cũng vậy, chỉ là người được thay mặt cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, trong đó có những vấn đề có liên quan đến tổ chức, cá nhân người đứng đầu cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội.Chủ tịch là “người đứng đầu” UBND, HĐND, UBMTTQ và trưởng các đoàn thể chính tri-xã hội cũng với tư cách là người thay mặt tổ chức đó (chứ không phải là thủ trưởng) thực hiện mối quan hệ với cấp ủy trong vai trò là bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng hoặc bí thư cấp ủy trực thuộc (nơi không thành lập ban cán sự đảng, đảng đoàn). Thủ trưởng của cơ quan sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, kể cả các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy đảng (nơi thực hiện chế độ thủ trưởng), không “đại diện”, “thay mặt” cho cơ quan, tổ chức nên trong mối quan hệ với cấp ủy là tư cách cấp ủy viên hoặc chỉ là đảng viên.
3.Về thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, thẩm quyền và trách nhiệm thuộc về cấp ủy nhưng do không thể thường xuyên xử lý công việc hằng ngày được nên phải phân công cho ban thường vụ, thường trực, thậm chí cho từng cấp ủy viên, trong đó có bí thư, phó bí thư cấp ủy phụ trách. Trong nhiều trường hợp, nhất là công tác cán bộ, cấp ủy còn thực hiện phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị cấp dưới. Cấp trên tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, giúp cấp dưới thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, theo đó, công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác hơn.Việc xác định quyền và trách nhiệm cần đảm bảo đúng nguyên tắc, dân chủ, công khai và quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đấy. Tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân nhất là người đứng đầu là biện pháp thiết thực để thực hiện “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Theo đó, cần cụ thể hóa nhiệm vụ của các thành viên trong thường trực cấp ủy, trước hết là của bí thư. Như vậy, có thể xác định quyền và trách nhiệm của bí thư là: ban hành các quyết định, nhằm giải quyết các công việc hằng ngày của tổ chức đảng; dự thảo nội dung cho các kỳ họp của ban thường vụ, của cấp ủy, báo cáo kiểm điểm trong mỗi kỳ họp cấp ủy, ban thường vụ. Khi thực hiện nhiệm vụ chủ trì xây đựng kế hoạch, triển khai việc thực hiện nghị quyết thì đồng thời phải xác định quyền đề xuất với ban thường vụ các phương án để cấp ủy bàn bạc, lựa chọn và chịu trách nhiệm cá nhân nếu đề xuất đó thiếu khách quan, công tâm.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Cấp ủy đảng là gì? (cập nhật 2022). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật liên quan đến chứng chỉ giám sát xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: info@accgroup.vn
Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Cấp ủy đảng là gì? (cập nhật 2022). Trân trọng cảm ơn !
#Cấp ủy đảng là gì
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin