Bạch trinh biển: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây bạch trinh biển

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay về cây bạch trinh biển là gì và các đặc điểm, công dụng của loại cây này trong đời sống hằng ngày nhé

Bạch trinh biển là loài cây được yêu thích bởi có thể mang đến vẻ đẹp tươi tắn cho cảnh quan đô thị, hãy cùng tìm hiểu chi tiết loài cây này trong bài viết dưới đây.

1 Cây bạch trinh biển là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa bạch trinh biển

Cây bạch trinh biển là loài cây có xuất xứ từ châu Mỹ, loài cây này có tên gọi khoa học là Hymenocallis americana Roem, thuộc họ cây Thủy Tiên nên loài cây này còn có tên gọi khác là cây thủy tiên

Cây bạch trinh biển là cây gì?.Cây bạch trinh biển là cây gì?.

Đặc điểm, phân loại bạch trinh biển

Cây bạch trinh biển là dạng cây thân cỏ sống lâu năm và có củ lớn hình cầu, lá cây có màu xanh và có hình kiếm thuôn dài, cây không phân cành hay nhánh nên lá cây mọc ra từ củ.

Hoa của cây cao khoảng 60 – 70 cm và mỗi đài có khoảng 4- 8 bông hoa, trên mỗi hoa có các nhị hoa dài màu xanh, đầu nhị hoa màu cam và có hương thơm nhẹ.

2 Tác dụng của cây bạch trinh biển

Trồng bạch trinh biển có thể mang đến nhiều lợi ích khác nhau nhưng nổi bật là khả năng làm cây cảnh bởi tạo hình bắt mắt của loại cây này. Ngoài khả năng làm đẹp thì bạch trinh biển còn có khả năng thanh lọc được các loại khí độc từ môi trường và trả lại bầu không khí trong lành cho khu vực.

Tác dụng của cây bạch trinh biển

Cây bạch trinh biển là loài cây có sức sống khỏe, nhanh đẻ nhánh, ra hoa trắng xinh quanh năm và sống lâu nên thường được trồng nhiều dưới những tán cây lớn hoặc hai bên vệ đường để tạo cảnh quan cho đô thị. Nếu trong thời gian không có hoa thì màu xanh mượt của lá cũng thu hút mọi ánh nhìn.

Nếu kết hợp loại cây này với các loại cây nhiều màu sắc khác sẽ có thể tạo nên thảm thực vật vô cùng đặc sắc đấy.

3 Cách trồng và chăm sóc bạch trinh biển

Cách chăm sóc cây bạch trinh biển

Cách trồng bạch trinh biển tại nhà

Nhân giống: Bạn có thể trồng cây cọ ta bằng phương pháp nhân giống như gieo hạt hoặc trồng từ cây con.

Đất trồng: Chuẩn bị đất trộn gồm đất thịt, tro trấu, xơ dừa, phân bò; đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm để cây phát triển.

Chọn giống cây con khỏe mạnh: Khi trồng nên tỉa bớt lá chỉ để lại trên củ từ 2-4 lá.

Trồng cây vào đất: Vùi củ dưới lớp đất sâu khoảng 5-7cm, đặt mỗi cây cách nhau khoảng 20 cm.

Tưới nước: Tưới một lượng nước vừa đủ để đất đủ ẩm giúp cây nhanh bén rễ.

Cách chăm sóc bạch trinh biển

  • Tưới nước: Vì bạch trinh biển là loài cây ưa ẩm và cần lượng nước rất cao nên bạn phải tươi thường xuyên từ 2 – 3 lần trên tuần để cây phát triển khỏe mạnh.
  • Ánh sáng: Bạn nên trồng cây ở bên dưới những cây có tán to hay nơi có mái che vì cây chỉ phù hợp sống ở nơi có ánh sáng bán phần.
  • Dinh dưỡng: Bạn nên bón phân NPK cho cây sau khoảng 3 tháng trồng. Bạn nên bón phân vào lúc thời tiết mát mẻ và có mưa nhỏ để phân dễ tan và thấm đều vào đất.
  • Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: Cũng như bao loài cây khác, bạn cần cắt tỉa và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh thường xuyên cho bạch trinh biển để cây có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc bạch trinh biển

Bạch trinh biển là loại cây ưu ẩm, nên cần tưới nước thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần.

Cây chỉ phù hợp sống ở nơi có ánh sáng bán phần nên đặt cây tại nơi có bóng mát hoặc mái che.

Nên bón phân sau 3 tháng trồng để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất để phát triển khỏe mạnh.

Cây ít bị sâu bệnh nhưng dễ bị nấm ở gốc, vì thế, cần cắt tỉa kịp thời và trồng cách ly những cây bệnh.

45 hình ảnh đẹp về bạch trinh biển

Hình ảnh đẹp về bạch trinh biển

Bạch trinh biển giúp không gian trong lành

Bạch trinh biển làm viền trang trí khuôn viên

Bạch trinh biển tạo không gian xanh

Hoa bạch trinh biển nở rộ

Trên đây là tất cả những thông tin về cây bạch trinh biển mà Bách hóa XANH đã tổng hợp được cho bạn, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể có cho mình những thông tin hữu ích về các loại cây trồng nhé.

Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH