Công dụng:Có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gần xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương.
Bạn đang xem: Cây gạc nai trị bệnh gì
A. Mô tả
Hươu sao (Cervus nippon Temminck) Spotted deer. Thân có kích thước trung bình, dài 1,2- 1,4m. con cái nhỏ hơn. Đầu nhỏ, cổ dài, mõm thuôn, miệng hẹp, mắt to sáng, tai vểnh, cặp sừng chia làm 2: 4 chạc ở mỗi bên. Chân cao, thon nhỏ, đuôi ngắn. Bộ lông mịn, màu vàng hung, có những vết tròn trắng xếp thành nhiều hàng dọc hai bên sườn, bụng trắng.
Nai (Cervus unicolor Kerr.) Sambar deer, Thú lớn, thân dài 1,8- 20m. Đầu nhỏ,cổ ngắn to, mõm thuôn nhọn, miệng hẹp, tai nhỏ vểnh, Sừng chia làm 3 chạc, to hơn sừng hươu sao. Chân dài, đuôi ngắn. Lông màu xám nâu, nâu thẫm hoặc đen tuyền, thưa, ngắn và hơi thô.
Loài hươu vàng hay hươu đầm lầy, (Cervus porcinus Zimmermann) Hog _ deer, nai cà tông hay nai cá ( Cervus eldi M’Clelland ) Brow_ antlered deer và hoẵng hay con mang (Muntiacus muntjak Zimmermann) cũng được sử dụng.
B. Phân bố, sinh thái
Hươu sao, hươu vàng, nai và nai cà tông đều phân bố ở các nước thuộc châu Á, trong đó, hươu sao có diện phân bố hẹp và Số lượng cá thể ít hơn. Ở Việt Nam, hươu sao đã trở nên hiếm gặp và từ lâu đã được thuần dưỡng lẻ tẻ trong phạm vi gia đình ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, ở Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn thú Hà Nội và Thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh. Nai mới được phát triển gần đây ở Phú Yên, Đồng Nai. Nai cũng trong tình trạng như hươu sao, theo nhận định của người Xơ Đăng, Kơ Tu ở Quảng Nam và người Khor ở Quảng Ngãi: ” Cái con nai, con mang thời trước, dân mình ăn không hết, phải phơi khô trên giàn bếp để ăn dần. Nay thì hết rối, sục cái rừng này sang cái rừng khác, đôi ba năm mới bắn được một con, chỉ đủ chia cho dân làng ăn một bữa là hết…”
Hươu, nai sống ở rừng thưa, rừng thứ sinh vùng núi đất thành bầy đàn. Chúng nhanh nhẹn và nhút nhát, chỉ một tiếng động nhỏ, có khi tiếng lá xào xạc cũng làm cho chúng chạy xa. Thức ăn chủ yếu là cỏ non, lá cây, chối mâm, quả dại. Ghép đôi vào mùa sinh sản.
C. Bộ phận dùng
Sừng của hươu và nai (chỉ có hươu đực, nai đực mới cho sừng vào năm thứ ba của độ tuổi, lúc này sừng mới tốt).
Sừng non của hươu gọi là nhung hươu hay lộc nhung (sừng non của hươu sao là hoa lộc nhung). Sừng non của nai là nhung nai hay mê nhung. Sừng non khi mới mọc, ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ thấy mịn vì có lông nhung mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, dày hơn ở phía dầu sừng, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung, là loại nhung quý nhất dược ưa chuộng hơn cả. Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn là nhung yên ngựa, có dầu tròn múp tầy, hơi cong queo, lông thưa hơi to. Một con hươu sao đực từ tuổi thứ ba trở lên, hàng năm cung cấp một cặp nhung với trong lượng khoảng 700g tươi. Người ta thường dùng nhung của hươu, nai săn bắn được và nhung của hươu, nai nuôi. Tài liệu của Liên Xô trước đây đã chứng minh chất nhung của hươu, nai nuôi không tốt bằng nhung của hươu, nai sống tự nhiên. Có người còn cho rằng mê nhung tốt hơn lộc nhung.
Sừng già hay gạc của hươu, nai gọi là lộc giác (loại nhung để già). Sừng hươu sao (hoa lộc giác) phân nhánh đối xứng, mỗi bên có 2-4 chạc, dài 40 – 60cm. Các chạc thuôn thành đầu nhọn, cong ra phía trước. Thân sừng có gốc to bè ra như cái đĩa, lên trên nhỏ dần, có những đường khía dọc và nhiều mụn nhỏ, nhẵn bóng, màu nâu vàng, đầu nhánh màu nhạt hơn. Sừng rụng hàng năm vào mùa ha. Người ta dùng sừng của hươu, nai săn bắn được hoặc sừng rụng thu nhặt ở rừng. Sừng của con vật còn sống hoặc vừa bắn được có chất lượng tốt hơn vì còn dính liền với xương đầu (nhung liên tảng), Sừng rụng còn đế tốt hơn Sừng không còn đế.Huyết, thịt, chân và gân hươu, nai đôi khi cũng được sử dụng .
Cách chế biến nhung hươu, nai: Nhung hươu, nai lấy được ( nếu là nhung hươu, nai nuôi thì cưa chứ không chặt)đem đặt ngược để máu không chảy ra. Rang cát cho nóng vừa phải (nóng quá làm nhung bị nứt, kém phẩm chất), đổ vào nhung cho ngập đến chỗ mặt cắt. Khi cát nguội, đổ ra, rang tiếp rồi lại đổ vào nhung. Làm nhiều lần đến khi nhung khô thì thôi. Thường mất khoảng 2-3 ngày. Có thể chỉ sấy nhung ở nhiệt độ 70- 80°C trong 2-3 giờ cho khô. Có nơi lại ngâm nhung vào nước sôi (chừa mặt cắt) trong 2, 3 phút (lần đầu), vớt ra để nguội, ngâm tiếp nước sôi khoảng 5- 6 phút (những lần sau) đến khi nhung rắn lại, rồi phơi hoặc sấy khô.
Hoặc đem nhung hơ lửa cho sạch lông, lấy mảnh thuỷ tinh cạo sạch, dùng vải bọc xung quanh, rồi lấy rượu nóng dội vào những lỗ ở dưới đến khi nhung mềm thì ép cho phẳng, phơi khô là được (Dược điển đông y Trung Quốc).
Nhung hươu, nai cần được chế biến ngay, vì để lâu nhung sẽ bị thối hỏng. Khi dùng, tẩm nhung vào rượu cho mềm, thái mỏng, sấy khô, tán bột. Đựng bột nhung trong hộp kín, có chất hút ẩm, chống sâu mọt.
Cách chế biến cao ban long và lộc giác sương: Cao ban long (lộc giác giao) được chế biến bằng cách nấu sừng (gạc) hươu, nai đã cưa và chẻ nhỏ với nhiều lần nước, rồi cô đặc lại như cách nấu của các loại cao xương động vật. Nhưng phải luộc sừng trước bằng nước phèn 1% trong 10- 15 phút, rồi cạo hoặc đánh nước phèn 1% trong 10- 15 phút, rồi cạo hoặc đánh, rửa bằng bàn chải sắt cho sạch hết lớp đen vàng bám bên ngoài, đến khi sừng trắng ra. Nếu nấu chung cả sừng hươu với sừng nai thì được sản phẩm cao là “Mê lộc đồng công”. Cao thường được đóng thành bánh hình vuông hoặc chữ nhật, với trọng lượng 50g, hoặc 100g.
Lộc giác sương lại được chế bằng cách đốt sừng (gạc) hươu, nai cho đen lại, tán nhỏ hoặc dùng bã sừng đã nấu cao ban long, tẩm với mật rồi sao vàng, tán bột.
D. Thành phần hoá học
Trong thịt hươu, nai có 19% protid, 2% lipid, 10,8 mg% Ca, 200,9mg% P, 33mg% Mg, 2,7mgʻ% Fe, 4,8mg% Zn, 0,44mg% Cu, các vitamin B, 0,26mg“. Vitamin B, 0,6mg%, vitamin PP 5, 1mg% (Viện Dinh dưỡng).Nhung và gạc hươu, nai chứa 52,5% protid, 2.5 lipid, chất keo (keratin), muối khoáng 34% gồm Co Ma amoni dưới dạng phosphat, carbonat, Fe, Mg, cha“ đạm và một chất nội tiết tố (hormone) gọi là 19°nhung tinh.
E. Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyền, nhung hươu, nai có vị ngọt. mạn, tính ấm, không độc, vào 3 kinh thận, can tâm. có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương.Cao ban long có vị ngọt, mạn, tính ấm, có tác dụng bổ trung, ích khí, cầm máu, hoạt huyết, giảm đau.Lộc giác sương có vị mặn, hơi dính lưỡi, mùi vôi, tính ôn, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích tinh.Huyết hươu, nai có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ, tráng dương, chỉ huyết, giải độc.
F. Công dụng
Nhung hươu, nai là một vị thuốc quý đứng thứ hai sau nhân sâm trong tứ bảo dược của y học cổ truyền: Sâm, nhung, quế, phụ. Nó được dùng từ lâu đời vào khoảng hơn 1500 năm trước đây không những ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Liên Xô trước đây, Hungari, Triều Tiên, Nhật Bản cũng rất ưa chuộng nhung hươu, nai.
Nhung hươu, nai chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, di tinh, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm, vết thương. Thuốc thường được dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu uống với liều 1 – 3g đối với người lớn; trẻ em tuỳ tuổi, uống ít hơn. Ngày dùng 2-3 lần.
Chất lộc nhung tinh trước đây đã được pha chế thành rượu uống dựng trong lo 30- 50ml, viên nén 75mg và 150mg, thuốc tiêm đóng ống 1ml lấy tên là Pantocrin hay Rantarin (sản phẩm của Liên Xô trước đây). Người lớn uống mỗi lần 30- 40 giọt loại thuốc nước hoặc 2-4 viên trước bữa ăn nửa giờ. Ngày dùng 2-3 lần. Hoặc tiêm 1- 2 ống trong ngày. Trẻ em mỗi lần uống 1 giọt cho một kilôgam trọng lượng cơ thể. Ngày uống hai lần. Thời gian điều trị có thể từ 15 đến 30 ngày hoặc hơn nữa. Thuốc có tác dụng rõ rệt ngay sau khi dùng dược 7 ngày. Tác dụng này vẫn còn sau khi nghỉ uống thuốc độ 1- 2 tháng. Người Nhật Bản cũng dùng lộc nhung để chế thuốc Rulodin dưới dạng tiêm để trị các rối loạn về sinh lý của nam giới. Năm 1998, ở New Zealand, người ta đã thử nghiệm cho các lực sĩ uống 70 mg chất lộc nhung tinh mỗi ngày trong 2 tháng. Kết quả là nhóm lực sĩ dược dùng nhưng có khả năng chịu đựng về thể chất tăng gấp đôi so với nhóm không dùng nhung đồng thời cơ thể cũng giảm khá nhiều mỡ.
Người dùng nhung hươu, nai thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khoẻ mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân. Đối với trẻ em, nhung hươu, nai làm cơ thể trẻ cứng cáp, mau lớn, chóng biết di. Người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy, đàn bà có thai dùng cũng tốt. Không dược dùng nhung hươu, nai trong những trường hợp bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt, lở ngứa.
Cao ban long chữa suy nhược cơ thể, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều, lỡ loét sưng nhức. Liều dùng hàng ngày là 5- 10g cao cắt thành miếng mỏng, nhai hoặc ngậm rồi nuốt. Có thể an cao với cháo nóng hoặc cho vào ít rượu, hâm nóng mà uống.
Lộc giác sương chữa huyết hư, cơ thể suy nhược, gầy yếu, bạch đới. Ngày dùng 6- 12g, Lộc giác sương phối hợp với thỏ ty tử, hạt mã đề, bá tử nhân, ngũ vị tử và nhục thung dung, tán bột. uống với rượu, mỗi lần một thìa cà phê sau bữa ăn lại là thuốc kích thích sinh dục cho nam giới.
Huyết hươu, nai hứng được khi cưa nhung dùng uống ngay chữa ngộ độc thức ăn và thuốc, nếu pha vào rượu uống lại chữa liệt dương, đau bụng, đau lưng,mẩn ngứa.
Chân hươu, nai (từ khuỷu trở xuống) để nguyên cả da, thịt, gân. Xương và móng rửa sạch, chặt nhỏ, nấu thành cao như nấu cao ban long. Sản phẩm được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, mạnh gân xương.
Xem thêm: Lịch Bóng Dá Hôm Nay Mới Nhất, Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay & Sáng Mai
Giản hươu, nai ngâm nước tro một đêm, rửa sạch rồi hầm với thịt gà hoặc thịt lợn và các dược liệu kỷ tử, hoài sơn, dại táo. Ăn cả cái lẫn nước để bổ gân, làm sức dẻo dai, cường tráng và tinh thần minh mẫn.
Chót gạc hươu, nai mài với nước cho đặc, bôi chữa da mặt sạn đen (Nam dược thần hiệu).
Đồng bào miền núi cho biết hươu, nai bao tử có tác dụng phục hồi nhanh sức khoẻ cho người lao lực, người già yếu và phụ nữ sau khi đẻ. Và theo họ, đuôi con nai cái lại tập trung hết chất bổ, là vật quý nhất trong toàn bộ con nai. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đuôi nai cái là dược liệu bồi dưỡng cho thương, bệnh binh và bộ đội ốm đau của binh đoàn Tây Nguyên. Đôi quả cật của hươu, nai tuy chất bổ kém hơn cái đuôi, nhưng cũng rất có lợi cho người gầy yếu, kém ăn, suy dinh dưỡng. Dương vật hoặc tinh hoàn hươu, nai cũng là thuốc chữa liệt dương, lưng đau, gối mỏi
G. Bài thuốc có hươu, nai
a, Dùng ở Việt Nam
Cao “ Nhị long ẩm” : Cao ban long (50%), long nhãn (50%). Sắc long nhãn với nước, cho cao ban long đã thái mỏng vào. Đun nóng cho tan cao. Để nguội. Khi dùng, thái miếng mỏng, uống mỗi lần 10g vào lúc Sáng sớm và trước khi đi ngủ. Thuốc bổ cổ điển rất tốt cho người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu (Hải Thượng Lãn Ông).
2. Viên tăng lực (chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm. lao lực): Cao ban long (0.02g), cao ngũ gia bì chân chim (0,05g), mật ong (0.02g). triphosphat calci (0,07 g) cho một viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3. 4 Viên (người lớn), 2-3 viên (trẻ em tuỳ tuổi).
3. Chữa thiếu máu, thẩm kinh suy nhược, di mộng tinh, kém ăn, mệt mỏi: Lộc giác sương (260g), quả tơ hồng (260g), hà thủ ô đỏ (260g), cám nếp (260g), hạt sen (130g), đậu đen (80g), ngải cứu (80g), màng mề gà (50g), mộc nhĩ (50g), muối rang (50g), trứng gà (10 quả), mật mía và kẹo mạch nha (520g).
Hà thủ ô, cám nếp, lộc giác sương, màng mề gà sao vàng. Đậu đen sao cháy. Quả tơ hồng và hạt sen sao qua, Mộc nhĩ tẩm giấm, phơi khô. Trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ, sấy khô giòn. Tất cả tán bột, Tây mịn, luyện với mật và kẹo mạch nha làm Viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên. Ngày hai lần (Kinh nghiệm của ông Nguyễn Đình Bính và Trần Minh Châu- Hà Nội).
4. Chữa trẻ em còi xương, gầy yếu,ăn kém tiêu: Lộc giác sương (10g, sao với gừng), đậu nành (20g, sao thơm), hạt sen (10g),hạt bí đỏ (10g), vỏ quýt (5g). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3- 4 lần, mỗi lần 10g. Có thể làm viên với mật ong. (Kinh nghiệm của Ông Nguyễn Văn Rừng: Đắc Lắc)
b,Dùng ở Trung Quốc
Chữa thở khò khè: Dương vật hươu, nai sao khô, tán bột, uống với rượu. Mỗi lần 10- 20g.Chữa đau lưng mạn tính: Gân hươu, nai (50- 100g), ninh nhừ với lạc nhân (150-200g), dầu ăn và muối. Ăn vào hai bữa cơm. Chữa thận hư, đau lưng. Nhung hươu nai (30g), đỗ trọng (30g), tang ký Sinh(30g). Tất cả sấy khô, sao vàng, tán nhỏ, rây bột min. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g với rượu hâm nóng. Hoặc ngâm với 1500ml rượu trắng trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống 10- 15ml.Chữa thận hư, đau lưng: Nhung hươu, nai (30g), đỗ trọng (30g). tang ký Sinh(30g). Tất cả sấy khô, sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g với rượu hâm nóng. Hoặc ngâm với 1500ml rượu trắng trong 7. 10 ngày. Mỗi lần uống 10- 15ml.Chữa suy nhược, đau lưng, xuất tinh sớm: Thịt hươu, nai (250g), nhân sâm (5g), hoàng kỳ (5g), bạch truật (3g), bạch thược (3g), phục linh (3g). viễn chí (3g), dương quy (3g), ngưu tất (3g), hoắc hương (3g) gừng tươi (3g). Thịt hươu, nai rửa sạch thái miếng. Dược liệu cho vào túi vải, buộc kín. Tất cả ninh nhừ với nước trong 2-3 giờ. Thêm hành, hổ tiêu, muối. Để nguội, ăn làm 2 lần trong ngày.
Cây gạc nai hay có tên gọi khác là rau cần trôi, một loại cây dại chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, khi cần thiết có thể sử dụng để ăn như một loại rau. Người dân thường sử dụng các lá non của cây gạc nai để ăn tương tự các loại rau xanh. Vậy theo Y Học Cổ Truyền, cây gạc nai có tác dụng gì và trị bệnh như thế nào?
Cây gạc nai còn có những tên gọi khác như cần trôi, ráng gạc nai hay quyết gạc nai…, tên khoa học là Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn, thuộc họ gạc nai (Ceratopteridaceae).
Công dụng của cây gạc nai bao gồm lợi tiểu, điều kinh, trị một số bệnh ngoài da (sử dụng cả cây).
Đặc điểm của cây gạc nai:
Thuộc loài Dương xỉ thân rễ, mọc thẳng đứng;Lá mọc thành túm, phần cuống lá dày, mọng nước, trần và xốp. Phiến lá không sinh sản hay dựng đứng, phiến lá chỉ hơi khía ở cây còn non, phiến xẻ lông chim hai lần rất sâu ở cây đã trưởng thành, nhìn trông giống lá rau cần. Các thùy lá dài ngắn không đều nhau, rất hẹp và có đầu nhọn. Lá chét bậc nhất mọc so le, có cuống lá dày, các đoạn cuối cùng hình thuôn, dạng giống như ngọn giáo, gân lá có hình mạng, các lá mọc thành túm. Phiến lá mang bộ phận sinh sản (phiến sinh sản) ở mặt dưới thì hẹp hơn, có các đoạn co lại, hình dải, có gân dọc, mép lá cong lại và phân nhánh như sừng con nai;Túi bào tử của cây gạc nai có hình cầu, không có cuống. Khi soi bào tử có hình bốn cạnh, màu vàng nhạt. Mùa sinh sản của cây gạc nai là vào khoảng tháng 6 – 8.
Chi Ceratopteris Brongn có tổng cộng 8 loài, sống dưới nước và phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, hiện nay chỉ ghi nhận có 1 loài là cây gạc nai. Bên cạnh đó, cây gạc nai còn phổ biến ở một số quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc.
Riêng tại Việt Nam, cây gạc nai phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc trung du với độ cao dưới 1000m, như vùng núi Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Ba Vì, Hà Tây (Chùa Hương), Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu), Phú Thọ (Thanh Sơn), Cao Bằng (Quảng Hòa, Hòa An, Thạch An)… Cây gạc nai có đặc điểm hay mọc thành đám ở những vùng đất ngập nước như bờ suối, ruộng nước gần chân núi, các vũng lầy trong thung lũng hoặc những nơi có bóng râm. Cây gạc nai là loài có khả năng đẻ thêm nhánh ở gốc, đặc biệt ở nơi có nhiều bùn chúng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, có khi tạo thành khóm lớn cao gần 1m. Cây gạc nai có thể tái sinh tự nhiên thông qua bộ phận bào tử.
Để tận dụng những công dụng của cây gạc nai, người dân thường sử dụng toàn bộ cây ở dạng tươi hoặc phơi khô.
Một số vùng người dân còn trồng cây gạc nai với mục đích làm cây cảnh để trang trí các bể thủy sinh hoặc hồ nuôi cá.
Thành phần hóa học của cây gạc nai, bao gồm:
Caroten (2.6 mg%);Các hợp chất Antherozoid;Anthropogen.
Theo Y Học Cổ Truyền, cây gạc nai có vị ngọt đắng, tính hàn. Công dụng của cây gạc nai bao gồm hoạt huyết, chỉ lỵ, giải độc.
Cây gạc nai hay cần trôi trước đây chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc. Đối với người, một số trường hợp cần thiết người dân có thể thu hái lá gạc nai non ăn sống tương tự các loại rau hoặc đem đi chế biến như xào, luộc hoặc nấu canh.
Theo y học dân gian, cây gạc nai thường được dùng trong các bài thuốc giải độc, chữa rắn cắn hay trị bệnh hen suyễn. Liều dùng mỗi ngày là khoảng 15 – 30g, đa số điều chế bằng cách sắc nước uống hoặc đôi khi dùng ngoài, đắp tại vị trí da bị tổn thương.
Theo y học Trung Quốc, cây gạc nai có thể mang lại hiệu quả cao trong chữa chứng đờm tích, ho hen, ly, lâm trọc (chứng đái ra nước tiểu đục) hoặc dùng ngoài da để chữa trị các vết thương chảy máu. Còn ở Malaysia và Ấn Độ, cây gạc nai được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh lý ngoài da.
4.1. Chữa rắn độc cắn
Cách 1: Cây gạc nai 30g, dây thần thông 30g (lấy hết lá). Lấy 2 dược liệu này giã nát, chiết lấy phần nước uống còn phần bã đắp lên vị trí rắn cắn.
Cách 2: Sử dụng cây gạc nai, rau đắng biển, dây mơ lông, lá mướp đắng mỗi vị 30g; đọt non cây sậy và rau má mỗi thứ 20g. Đem tất cả nguyên liệu dạng tươi đi giã nát để lấy phần nước uống còn phần bã dùng đắp ngoài da.
4.2. Bài thuốc chữa hen suyễn
Nguyên liệu: Cây gạc nai, rễ tầm sét, hoa cúc vạn thọ, nhân trần, thài lài tía, rễ bạch đồng nữ, tinh tre mỡ mỗi vị lấy số lượng bằng nhau (từ 20 – 30g). Đem tất cả đi sắc với khoảng 400ml cho đến khi còn 100ml thì ngưng. Lấy phần nước chứa cây gạc nai chia làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này là theo kinh nghiệm của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tóm lại, theo Y Học Cổ Truyền, rau cần trôi vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, chỉ lỵ, giải độc nên được dùng làm thuốc giải độc, chữa rắn cắn, hen suyễn. Liều dùng là từ 15 – 30g, sắc lấy nước uống hoặc dùng đắp tại chỗ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Myep.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.