Hoa cúc vàng là loài hoa không xa lạ tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loài hoa này. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa và những công dụng hữu ích từ hoa cúc vàng nhé.
Những bông hoa cúc vàng tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa và có một sức sống thật kiên cường. Ngoài ra, chúng còn được xem như một loại dược liệu trong cuộc sống.
Để tìm hiểu ý nghĩa hoa cúc vàng và công dụng cụ thể của loài hoa này, cùng theo dõi bài viết dưới đây với Bách hóa XANH nhé.
1Giới thiệu về cây hoa cúc vàng
Cây hoa cúc vàng còn có tên tiếng Anh là Chrysanthemum. Cây hoa cúc có nguồn gốc từ một loài hoa dại thuộc loại Cúc xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản. Sau quá trình lai tạo, chúng ta có được hình dạng của hoa cúc vàng ngày nay. Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ XV, người Việt Nam xem hoa cúc là biểu hiện của sự thanh cao và được xếp vào hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Cúc, Trúc”.
Hoa cúc vàng có một sức sống mãnh liệt, do đó, chúng phân bổ rộng lớn trên khắp thế giới, chủ yếu tại các nước Châu u, Bắc Phi, Trung Cận Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Tại Việt Nam, hoa cúc vàng được trồng quanh năm.
Cây hoa cúc vàng thuộc loại cây hoa thân thảo nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, dễ gãy. Cây thường mọc dạng đứng hoặc dạng bò, thân cây có ống tiết nhựa mủ màu trắng. Lá cây mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim. Phần lá cây có màu xanh đậm, mặt dưới của lá có lớp lông tơ mỏng.
Hoa cúc vàng
2Đặc điểm hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng thường mọc trên đỉnh thân. Hoa có dạng đơn tính hoặc lưỡng tính. Hoa đơn tính trong hoa thường chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái. Hoa lưỡng tính thường có cả nhị và nhụy trên một hoa. Dựa vào sự sắp xếp cánh hoa trên bông mà bạn có thể chia làm hoa kép (nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và hoa đơn (chỉ có 1 vòng hoa sắp xếp trên bông).
Một cuống hoa thường phân nhánh tạo nên nhiều bông và có màu vàng rực rỡ đặc trưng của hoa cúc. Hoa có đường kính từ 3-7cm tùy loại. Quả của cây hoa cúc vàng nhỏ, có chứa một hạt, có phôi và không có nội nhũ.
Tại Việt Nam, hoa cúc vàng thường phổ biến với hoa cúc vàng to và hoa cúc vàng nhỏ.
Hoa cúc vàng to và hoa cúc vàng nhỏ
3Ý nghĩa hoa cúc vàng
Đem đến sự tài lộc, may mắn
Hoa cúc vàng giúp mang đến sự tài lộc, may mắn cho gia đình của bạn, đặc biệt là vào ngày Tết. Màu vàng tươi tắn của hoa cúc sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên ngập tràn sức sống, thu hút những điều may mắn, sự thịnh vượng vào ngôi nhà của bạn.
Biểu tượng của sự trường thọ
Hoa cúc được xem là một loài hoa cỏ có sức sống mãnh liệt. Trang trí hoa cúc vào ngày Tết sẽ mang ý nghĩa về sự cầu mong cho một năm mới yên bình, mạnh khỏe và trường thọ.
Biểu tượng cho sự hiếu thảo
Hình ảnh của hoa cúc gắn liền với câu chuyện cổ tích cảm động nói về sự hiếu thảo. Hoa cúc vàng trang trí vào ngày Tết cũng thể hiện sự hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ, mong sao cho cha mẹ được mạnh khỏe, bình an.
Đại diện cho sự thanh cao, quyền quý
Hoa cúc vàng được xem là biểu tượng của bậc đế vương thanh cao, quyền quý. Việc trang trí hoa cúc vàng vào những ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong cho sự giàu sang, phú quý.
Hoa cúc vàng ngày Tết
4Tác dụng của hoa cúc vàng trong y học
Bên cạnh việc trang trí, hoa cúc vàng cũng được xem là một trong những loại dược liệu tốt. Trong hoa cúc vàng có chất chống oxy hóa và tinh dầu hoa cúc vàng được nghiên cứu là có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn, giúp giảm ho, nghẹt mũi,… Thêm vào đó, hoa cúc vàng còn giúp bạn có làn da sáng mịn, giảm sưng viêm từ mụn.
Hoa cúc vàng còn được dùng làm trà, trà hoa cúc vàng có tác dụng như giúp sảng khoái tinh thần, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn, sảng khoái hơn và giảm nhiệt cơ thể.
Tác dụng của hoa cúc vàng
5Cách trồng và chăm sóc cây hoa cúc vàng
Kỹ thuật trồng hoa cúc vàng
Để trồng hoa cúc vàng, bạn có thể trồng theo phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt.
Phương pháp giâm cành
Giâm cành được xem là một phương pháp tốt vì cây con sẽ thụ hưởng được những đặc tính nổi trội của cây mẹ. Để chuẩn bị giâm cành, bạn cần chuẩn bị:
Đất: Đất nên là đất tơi xốp, có nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt. Trước khi giâm cành, bạn nên diệt nấm và vi khuẩn để không ảnh hưởng đến cây con.
Thời gian giâm cành: Tuy cây hoa cúc vàng có thể giâm cành quanh năm, thế nhưng, bạn nên giâm cành vào mùa xuân vì tiết trời mùa xuân ấm và ẩm, cây không bị mất nước.
Chọn cành để giâm: Bạn nên chọn những cành chắc, khỏe và không bị sâu bệnh. Bạn cũng không nên chọn những cành quá non, hoặc quá già vì cây sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi cây con. Từ đó, cây con sẽ chậm phát triển và ra hoa nhỏ hơn.
Thực hiện giâm cành: Bạn cần cắt vát khoảng 30 độ để tăng diện tích tiếp xúc của cành chuẩn bị được giâm. Sau đó, bạn nhúng phần mặt đã cắt vào dung dịch giúp kích thích mọc rễ. Tiếp đến, bạn đem cây đi giâm tại nơi có mái che và tưới nước thường xuyên cho cây. Rễ cây sẽ ra trong khoảng 2 – 4 tuần.
Giâm cành cây hoa cúc vàng
Phương pháp gieo hạt
Với phương pháp này, bạn không cần những kỹ thuật phức tạp nhưng vẫn thu lại những cây hoa cúc vàng khỏe mạnh.
Bước 1 Lựa chọn hạt
Bạn nên chọn những hạt giống to, đều, mẩy và không bị côn trùng hại.
Bước 2 Xử lý hạt giống
Sau khi lựa chọn được những hạt giống, bạn đem ngâm hạt giống từ 7 – 10 tiếng.
Bước 3 Gieo hạt giống
Bạn tạo một lỗ trống và gieo hạt giống, sau đó lấp một lớp đất mỏng hoặc mùn lên trên để giữ ẩm cho hạt. Bạn nhớ tưới nước thường xuyên cho cây, cây sẽ nảy mầm sau khoảng 2 – 4 tuần.
Gieo hạt giống
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc vàng
Vì cây hoa cúc vàng ưa ẩm, bạn nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thời tiết, bạn hãy cân nhắc lượng nước để tưới, tránh tình trạng cây bị thiếu nước hoặc úng nước.
Khi cây đã bén rễ, bạn có thể bón phân cho cây. Thời điểm bón phân được chia thành 4 thời điểm sau:
Lần 1 khi cây đã bén rễ
Lần 2 bạn có thể tưới đạm sau 10 ngày, kể từ lần bón phân đầu tiên
Lần 3 bạn có thể bón phân NPK, khoảng 25 ngày sau lần bón phân thứ 2
Lần 4 bạn có thể bón phân lân kết hợp phân chuồng sau khoảng 40 ngày từ lần thứ 3.
Để cây ra hoa đều và đẹp, bạn nên bấm ngọn cho cây sau 15 – 20 ngày kể từ ngày trồng cây.
Cây hoa cúc vàng thường gặp rất ít sâu bệnh, tuy nhiên, nêu cây có xuất hiện sâu bệnh, bạn chỉ cần cắt bỏ phần bị sâu bệnh và tiến hành dưỡng cây sau khi cắt.
Chăm sóc cây hoa cúc vàng
Kĩ thuật giữ hoa tươi trên bàn thờ
Chọn hoa tươi
Bạn nên chọn những bông hoa có đầy đủ thân, lá và hoa còn phải tươi. Chạm vào thân và lá của hoa thấy cứng, có màu xanh đậm và cánh hoa không bị dập nát. Bạn có thể nhìn vào vết cắt trên hoa để biết hoa cắt lâu hay mới cắt.
Chọn hoa tươi
Cắt tỉa hoa
Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch bùn đất bám vào hoa. Nếu còn bùn đất, hoa sẽ nhanh bị hư do vi khuẩn phát triển và nước cắm hoa cũng sẽ có mùi khó chịu.
Lưu ý rằng phải chọn số lượng hoa là lẻ hoặc bằng 10 khi chưng bàn thờ. Để hoa hút nước tốt hơn, bạn hãy cắt phần gốc 1 góc 45 độ.
6Ứng dụng của hoa cúc vàng trong đời sống
Làm đẹp cho không gian sống
Với màu vàng tươi tắn, hoa cúc vàng thích hợp để trang trí cho không gian sống của bạn. Thêm vào đó, hương thơm của hoa cúc vàng sẽ giúp thanh lọc cho không khí, giúp thư giãn và giải tỏa sự căng thẳng.
Làm trà hoa cúc vàng
Trà hoa cúc vàng mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Trà hoa cúc giúp giải nhiệt cơ thể, giải độc, mát gan, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ,…
Làm thuốc
Hoa cúc vàng chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin B1 và các chất khác, hỗ trợ rất nhiều trong việc điều chế thuốc trong y học.
Ứng dụng của hoa cúc vàng trong cuộc sống
7Mua cây hoa cúc vàng ở đâu và giá bao nhiêu?
Hoa cúc vàng khá phổ biến, do đó, bạn có thể dễ dàng mua được hoa cúc vàng tại những cửa hàng bán cây cảnh, những sàn thương mại điện tử. Giá mỗi chậu hoa cúc vàng dao động từ 50.000 đồng – 200.000 đồng tùy theo loại.
Mua cây hoa cúc ở đâu và giá bao nhiêu?
Bách hóa XANH hy vọng bạn hiểu thêm về những đặc điểm, công dụng và ý nghĩa hoa cúc vàng sau bài viết trên. Hoa cúc vàng tuy đơn giản và nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho chúng ta. Khám phá nhiều mẫu hoa ngày Quốc tế Phụ nữ để dành tặng người phụ nữ thân yêu nhé!
Chọn mua túi thơm bán tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH