Kim thanh mai là cây kiểng bonsai có giá trị nghệ thuật và hiệu quả kinh tế cao vì thời gian trồng ngắn hơn các loại cây kiểng nghệ thuật khác. Dưới đây là một số điểm nổi bật để giúp cho giới chơi cây cảnh phân biệt được giữa cây thanh mai và kim thanh mai. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Đặc điểm cơ bản cây kim thanh mai
- Thân cây dù lớn hay nhỏ đều có nhiều nụ, về mặt cơ bản thì lá của cây hơi nhỏ, khoảng cách giữa các mắt lá rất khít nhau, cây có bong nhỏ và ít bông thích hợp để trồng làm cây cảnh bonsai mini.
- Thân hơi tròn, lá hình bầu dục, mọc thành 2 hàng. Phần lá có gân màu xanh đậm, nách lá thưa. Phần thân có màu xanh tím, hơi tròn. Tuy bông ít như lại rất lớn (như mai chiếu thủy lá trung).
2. Kinh nghiệm chăm sóc Kim Thanh Mai
2.1 Kiểm tra phân
- Nhìn trên mặt chậu khô ráo hay chưa? Nếu chưa khô thì đừng bao giờ tưới!
- Nếu trên mặt chậu khô rồi bạn cầm chậu đưa lên cao nhìn lổ thoát nước dưới đấy chậu có thật sự là ráo hay chưa? Hay là vẫn còn chèm nhẹp ở dưới phần đáy chậu!!
- Phân trong chậu có bị lèn hay không do lâu ngày không thay phân (trên 1 năm)
- Dùng ngón tay khều phân trong chậu có ráo hay không, trên mặt khô cũng chưa hẳn là lớp phân bên dưới khô!!!
Nếu ráo chậu rồi thì các bạn tiến hành tưới nước bằng cách dùng bình phun để tước là tốt nhất và tưới 2 lần trong ngày 8 sáng và 4 chiều với lượng nước vừa đủ (ít thôi) cho những bạn ở nhà chăn kiểng.
- Thời gian tưới: Tốt nhất là tưới vào buổi sáng khoảng 7h đến 9h.
- Còn đối với các ACE đi làm việc thì cứ để cho bầu khô ráo rồi nhúng cả chậu vào thùng nước 1 lần khoảng 1 phút rồi lấy ra để đở tốn thời gian tưới. Nhưng khi nhúng lại thì nhớ kiểm tra nhé!!!
Nhớ khi tưới không phải nhất thiết cây nào cũng tưới, cũng không phải là mỗi ngày mỗi tưới mà các bạn phải kiểm tra như hướng dẫn trên.
2.2 Chọn chậu trồng
Chọn chậu trồng kim thanh mai luôn phải có lổ thoát nước tốt và phần đáy chậu chúng ta nên phủ:
- Một lớp trấu tươi hoặc
- Tro than đá hoặc
- Cắt 1 miếng lưới kê trên lổ thoát nước
Nhằm để tạo chổ thông thoáng cho chậu thoát nước tốt. Nếu chậu có lổ thoát nước nhỏ, chúng ta nên đục chậu ở lổ thoát nước to ra.
2.3. Bón phân
Vì kiểng bonsai là cây đắc tiền nên khi cũng ta dung phân hóa học thì thường dễ gây sóc cây và cây từ từ quen liều càng ngày càng nặng thêm nhưng khi chủ cây đang nuôi cây tốt bán cho một người khác người không biết loại thuốc và liều lượng cho cây nên cây rất dễ ra đi.
Tốt nhất ở đây bạn nên xài phân dơi (có bán trên thị trường), đặt tính của loại phân này rất tốt vì phân dơi có nhiều kali, phosphor, không ô nhiễm môi trường, thích hợp nhất cho các loại cây trồng bonsai và cây ăn trái. Luôn đảm bảo cây tốt, không bị sóc phân và an toàn khi bán cho người khác.
Cách bón:
- Bạn có thể bóp phân dơi ra và rải đều trên chậu.
- Với vườn mình đang trồng thì mình bỏ vào thùng 20 lít khoảng 0,5kg phân dơi rồi ngâm 24h.
- Sau đó tiền hành tưới hoặc ngâm chậu như bạn tưới nước.
- Khi tưới bạn cũng nhớ cắt nước cho ráo bầu chậu.
- Thời gian tưới vào buổi 4h chiều là tốt nhất để cho cây quang hợp
Nếu cây kim thanh mai của bạn nào bị hiện tượng chết rể, rụng lá hoặc ra lá non màu đọt chuối thì nhớ cắt nước liền để dưỡng cây lại.
Rất hy vọng qua bài viết này các bạn chơi kim thanh mai phải lưu ý quan trọng nhất là vấn đề nước, đừng phải trả học phí nữa và đặt biệt là những cây đẹp, đắt tiền. Chúc các bạn thành công.