Cây mai vạn phúc được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí không gian nhà. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu thêm về loài cây này nhé!
Cây mai vạn phúc mang vẻ đẹp giản dị của tán lá xanh tốt cùng những bông hoa trắng tinh khôi, đem đến cảm giác dễ chịu, bình yên. Vậy cây mai vạn phúc có ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây như thế nào thì trong bài viết này Bách hoá XANH sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé!
1Cây mai vạn phúc là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây mai vạn phúc
Cây mai vạn phúc hay còn được gọi với tên khác là cây mai tiểu thư hay cây mai chỉ thiên, có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae) xuất phát nguồn gốc từ Châu Á và dần trở nên phổ biến ở Việt Nam vì cây đẹp, phù hợp với trang trí các khuôn viên trong nhà.
Cây mai vạn phúc có nguồn gốc từ Châu Á
Ý nghĩa phong thủy cây mai vạn phúc
Trong phong thuỷ, cây mai vạn phúc có ý nghĩa về vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao và khí tiết trong sáng của một người quân tử và vì thế hoa mai vạn phúc giúp xua đuổi những luồng khí độc, u ám, diệt trừ tà ma. Ngay từ trong cái tên mai “vạn phúc” cũng ngầm thể hiện rằng ý nghĩa của cây là mang lại những điều tốt lành, sự may mắn và niềm vui cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy cây mai vạn phúc
Đặc điểm, phân loại cây mai vạn phúc
Mai vạn phúc thuộc loại cây thân gỗ lâu năm, phân nhiều cành nhiều nhánh. Cây thường được trồng thành từng bụi, tán lá hình cầu rộng, khi cây trưởng thành có thể có chiều cao đạt tới 0.4 – 1m hoặc hơn. Hoa mai vạn phúc có màu trắng kết thành 5 cánh hoa hình lưỡi liềm, hoa mai thường nở quanh năm với mùi thơm dịu nhẹ, xinh đẹp.
Đặc điểm, phân loại cây mai vạn phúc
Với sắc hoa trắng xinh đẹp rất hợp với những người thuộc mệnh Kim, đối với những người mệnh này cây hoa mai vạn phúc sẽ như một chiếc bùa may mắn hộ mệnh, đem lại thuận lợi tài lộc cho cuộc sống.
2Tác dụng của cây mai vạn phúc
Cây mai vạn phúc nở hoa đẹp quanh năm, mùi thơm dịu nhẹ nên thu hút những đàn ong, bướm càng tăng thêm vẻ đẹp cây. Vì thế cây được trồng xung quanh không gian nhà làm nội thất, ngoại thất đều rất hợp.
Cây mai vạn phúc được trồng làm trang trí hàng rào, cổng nhà
Mai vạn phúc được trồng chủ yếu để làm cảnh trang trí, cây trường được trồng ở trong chậu treo trên ban công, sân thượng hay trồng thành từng bụi dọc hàng rào, trước cổng nhà,… Tạo cho ngôi nhà của bạn một không gian xanh mát, tươi đẹp và góp phần điều hoà không khí trong lành, mát mẻ.
3Cách trồng và chăm sóc cây mai vạn phúc
Là loài hoa lâu năm và nở hoa đều quanh năm nhưng muốn cây hoa mai vạn phúc sống tốt thì bạn phải chọn được giống hoa trồng tốt, không có mầm bệnh, vì thế bạn nên tìm mua giống hoa ở những nơi bán cây giống uy tín để cây sinh trưởng tốt nhất. Sau đó bạn phải chọn được loại đất tơi xốp và đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
Cách trồng cây mai vạn phúc tại nhà
Giống với đa số các loại cây cảnh khác, cách trồng cây mai vạn phúc cũng không quá phức tạp, cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành.
Cây mai vạn phúc nhân giống bằng cách chiết, ghép cành
Khi tiến hành nhân giống cây bằng cách chiết cành, ghép cành bạn cần lưu ý chọn những cành bánh tẻ to, chắc khoẻ, đặc biệt là không bị sâu bệnh, có lá xanh bóng thì khi nhân giống sẽ đạt tỷ lệ thành cao.
Cây lấy cành chiết phải đạt điều kiện đã ra hoa trong khoảng 1 -2 năm để cây đủ độ trưởng thành và khoẻ mạnh. Sau khoảng thời gian cành chiết phát triển trên cây mẹ từ 2 – 3 tháng, cây ra rễ ổn định bạn có thể cắt cây khỏi cây mẹ rồi đem trồng và chăm sóc.
Cách chăm sóc cây mai vạn phúc
Đất trồng: Cây mai vạn phúc có sức sống mạnh mẽ vì là loài cây lâu năm nên đất trồng cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên bạn cũng phải cần tìm cho cây loại đất trồng tơi xốp, đảm bảo dinh dưỡng và có đủ độ thông thoáng để cây không bị ứ đọng nước làm hỏng rễ. Bạn bón phân NPK định kỳ cho cây khoảng 1 lần/ 1 tháng, đến sau khoảng nửa năm cây đã phát triển thì bạn có thể dùng thêm phân hữu cơ để bón cho cây.
Đất trồng tơi xốp, đủ dinh dưỡng và thông thoáng
Ánh sáng: Cây mai bạn phúc là cây ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần vì thế bạn nên trồng cây hay đặt chậu cây ở những nơi đủ ánh sáng nhưng không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Cây mai vạn phúc là cây ưa sáng
Tưới nước: Bạn cần đảm bảo cho cây lượng nước phù hợp để cây có độ ẩm cần thiết. Khi vừa trồng xong bạn tưới đẫm nước cho cây. Sau đó trong quá trình cây phát triển, bạn cần tưới nước thường xuyên với tần suất 2 lần/ 1 ngày vào sáng sớm và chiều mát vào những ngày nắng gắt, 1 lần/ 1 ngày vào buổi sáng khi thời tiết mát mẻ để cây đủ nước không sinh mầm bệnh.
Tưới cây vào buổi sáng, chiều để cây được cung cấp nước đầy đủ
Nhiệt độ và độ ẩm: Cây mai vạn phúc có thể thích nghi và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 17 – 28 độ C và độ ẩm ở mức trung bình cao khoảng 60 – 75%.
Mai vạn phúc cần độ ẩm trung bình cao
Vệ sinh cây: Bạn cần phải thường xuyên diệt cỏ, vun xới đất xung quanh gốc cây, chú ý cắt tỉa cành lá khô héo và thừa để tán lá xòe tròn, dáng cây đẹp, nhất là sau khi cây mai vạn phúc nở hoa.
Tỉa cành khô héo để cây ra dáng lá xoè và đẹp
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây mai vạn phúc
Yêu cầu về nước: Nước là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Bạn cần tưới nhiều nước ngay từ đầu để giúp cây phát triển. Nhiều vào buổi sáng khi trời nóng, một ít vào buổi tối và một ít khi trời mát.
Bón phân: Nên bón phân NPK 15, 15 cho cây 1 tháng 1 lần. Sau khoảng nửa năm bón thêm phân hữu cơ hoặc tưới trực tiếp nước vo gạo cho cây.
Đất: Chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt. Khi trồng chậu nên chọn chậu có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây mai vạn phúc
45 hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Hình ảnh đẹp về cây mai vạn phúc
Trên đây là những chia sẻ của Bách hoá XANH về ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc mai vạn phúc sao cho ra cây ra hoa đẹp và tươi tốt. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về cây mai vạn phúc và hãy cùng chia sẻ thông tin bổ ích này đến bạn bè và người thân của bạn nhé!
Mua sáp thơm tại Bách hóa XANH để không gian sống luôn thơm tho:
Bách hóa XANH