Cây nguyệt quế leo vốn được yêu thích bởi vẻ đẹp rất thanh mảnh, mộc mạc. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế leo.
Cây nguyệt quế leo thường được trồng nhiều ở nhiều nơi vì có vẻ đẹp rất mộc mạc, thanh mảnh. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà loài cây đặc biệt này nhé!
1 Cây nguyệt quế leo là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây nguyệt quế leo
Nguồn gốc, ý nghĩa cây nguyệt quế leo
Từ thời xa xưa, nguyệt quế leo đã được sử dụng như 1 loại cây cảnh xinh xắn, phổ biến trên khắp cả nước. Trong đó, nhiều nhận xét cho rằng cây vốn có nguồn gốc từ các quốc gia Á châu, điển hình như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam,…
Ngoài ra, cây còn thường được dùng để biếu tặng cho người thân, đồng nghiệp vì ý nghĩa về sự vinh quang, biểu tượng của chiến thắng.
Ý nghĩa phong thuỷ cây nguyệt quế leo
Ý nghĩa phong thuỷ cây nguyệt quế leo
Theo quan niệm của phong thủy, cây nguyệt quế leo nên được trồng trước cửa nhà vì mang hương thơm ngát dễ chịu, thể hiện cho sự hiếu khách, thân thiện của gia chủ. Đồng thời, hương thơm lan tỏa, bay xa của cây còn được cho là có thể mang đến nhiều sự may mắn, suôn sẻ và giúp người trong gia đình thăng tiến nhanh chóng.
Đặc điểm, phân loại cây nguyệt quế leo
Đặc điểm, phân loại cây nguyệt quế leo
Nguyệt quế leo hay còn gọi là cây hoa nhài leo, tên khoa học là Jasminum Multiflorum, được xếp vào loài cây leo thân bò thuộc họ Oleaceae và thường mọc thành bụi hoặc đơn lẻ. Thân cây mang màu xanh, cao khoảng 1 – 3m.
Bên cạnh đó, lá nguyệt quế leo còn có các lá hình mác, đỉnh nhọn, dài khoảng 5cm, mọc đối xứng với nhau theo chiều dọc của thân, rìa phiến lá hơi gợn sóng, mang màu xanh lục ngả vàng, kết cấu khá giống giấy và phần cuống có lông tơ.
Ngoài ra, hoa của nguyệt quế leo khi nở sẽ xếp thành chùm, hình ống, có 7 – 9 thùy, đài hoa mang nhiều lông tơ và cũng gồm 6 – 9 thùy, đặc biệt thường được yêu thích khi hoa sở hữu màu trắng tinh khôi cùng hương thơm rất dễ chịu, nhẹ nhàng đặc trưng.
2 Tác dụng của cây nguyệt quế leo
Tác dụng đối với sức khỏe
Tác dụng đối với sức khỏe của cây nguyệt quế leo
Không chỉ giúp thư giãn, làm thoải mái tinh thần nhờ vào hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng của hoa, nguyệt quế leo thường được trồng trước nhà vì có khả năng ra nhiều lá, phủ xanh vùng không gian và từ đó giúp không khí trong lành hơn, đồng thời cũng hỗ trợ cải thiện hô hấp cùng sức khỏe tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình.
Tác dụng làm đẹp
Tác dụng làm đẹp của cây nguyệt quế leo
Nhờ có hương thơm ngát cùng sắc trắng hồng xinh xắn, dễ thương, cây nguyệt quế leo thường được sử dụng để trang trí không gian ở trước cửa nhà, hàng rào hoặc quán cà phê,… Ngoài ra, nguyệt quế leo còn được dùng như 1 loài cây bonsai thanh lịch và góp phần giúp cho không gian gia đình bạn trở nên thật sang trọng, tinh tế.
3 Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế leo
Cách trồng cây nguyệt quế leo tại nhà
Nguyệt quế leo có thể được trồng bằng rất nhiều cách như gieo hạt, chiết cành, giâm cành,… Trong đó, 2 cách giúp cây mạnh khỏe, mọc thẳng, ít bị sâu bệnh và đơn giản nhất để thực hiện tại nhà là chiết cành hay giâm cành, chi tiết có thể các bước như sau:
Cách trồng cây nguyệt quế leo tại nhà
Bước 1 Đầu tiên, bạn cần pha trộn hỗn hợp đất trồng gồm các nguyên liệu theo tỉ lệ là 4 phần đất sạch – 3 phần phân trùn quế – 1 phần trấu hun – 2 phần xơ dừa vụn.
Bước 2 Tiếp đó, bạn chọn mua một số cành nguyệt quế leo khỏe mạnh và trồng trong các bịch nilon, chậu nhỏ có chứa hỗn hợp đất trên, đồng thời nên cho thêm vào phần đất này một số chất kích rễ tự pha từ nước lá liễu, giấm táo, mật ong,… hoặc các chất kích rễ chuyên dụng như NAA, IBA,…
Bước 3 Sau khi cắm cành nguyệt quế leo với độ sâu bằng khoảng ½ chiều dài cành, bạn nên ép chặt đất xung quanh gốc cây và tưới nước để giúp đất giữ chặt gốc.
Bước 4 Khi cành nguyệt quế leo đã sinh lá, bạn có thể chuyển cây từ chậu vào khu vườn của sân nhà mình.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế leo
Để giúp cây nguyệt quế leo sinh nhiều hoa và lá, bạn cần chú trọng một số điểm sau khi chăm sóc nguyệt quế leo:
Cách chăm sóc cây nguyệt quế leo
Đất trồng: Để hỗ trợ khả năng thoát nước, đất trồng cây cần là loại đất tơi xốp và được bón phân đầy đủ nhằm bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cây.
Ánh sáng: Do là loài cây ưa bóng râm, bạn có thể trồng cây trong nhà và cho cây phơi nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối mỗi ngày.
Nhiệt độ: Nguyệt quế leo là loài cây phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, do đó bạn nên giữ nhiệt độ môi trường xung quanh cây ở khoảng 23 – 29 độ C.
Tưới nước: Là 1 loài cây ưa nước, bạn cần thường xuyên tưới nhiều nước cho nguyệt quế leo nhằm giúp cây sinh trưởng thật tốt.
4 Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây nguyệt quế leo
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây nguyệt quế leo
Ngoài những thông tin chăm sóc cây trên, người trồng nguyệt quế leo cần chú ý không được đặt cây ngoài vùng nắng gắt hay để ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh chiếu trực tiếp vào cây, đồng thời không tưới nước thật nhiều, ngập đất để cây tránh gây ra những tình trạng như cây bị khô héo, thối gốc, chết rễ,…
5 10 hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Hình ảnh đẹp về cây nguyệt quế leo
Vậy là Bách hóa XANH đã giới thiệu xong cho bạn về ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà cho cây nguyệt quế leo rồi đó! Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ giúp khuôn viên sân của nhà mình sẽ trở nên xinh xắn, sinh động hơn nhờ loài cây đặc biệt này nhé!
Chọn mua trái cây các loại bán tại Bách hóa XANH để thưởng thức nhé:
Bách hóa XANH