Cây Trầu Bà thủy sinh nhỏ gọn, dễ sống, sạch sẽ và gần như không phải chăm sóc. Chính vì lý do đó mà rất nhiều người lựa chọn mua trầu bà thủy sinh để trang trí không gian trong gia đình, văn phòng.
Đặc điểm của cây Trầu Bà Thủy Sinh
Tên thường gọi: Cây Trầu Bà, Vạn Niên Thanh leo, cây sắn dây Hoàng kim, Thạch Cam Tử, Trầu Ba Vàng, Hoàng Tam Điệp…
Tên tiếng Anh: Pothos
Chi (genus): Epipremnum
Bộ (ordo): Alismatales
Họ: Ráy (Araceae)
Nguồn gốc: Đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia
Trầu Bà là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà rất dễ sống và có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm. Là cây hút nhiều nước hay là thích nước và cây có thể trồng thủy sinh.
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà có ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn, thành đạt và bình an cho gia chủ. Ngoài ra cây đặc trưng có mệnh Mộc với các lá xanh, rậm nên nó rất phù hợp làm cây phong thủy cho người mệnh Mộc và người mệnh Hỏa.
1. Mệnh hợp với cây
Người mệnh hỏa vốn đã năng động, dám dấn thân và ưa mạo hiểm, tuy nhiên họ là những người nóng tính chính vì vậy mà đôi khi vì không kiểm chế được bản thân dẫn đến hỏng viêc. Một chút mềm mại và màu xanh của lá Trầu Bà sẽ giúp giảm bớt sự nóng tính này, và khi nào cần nhiệt huyết sẽ nhiệt huyết hơn vì mộc sinh hỏa.
Cây Trầu Bà hợp phong thủy
Người mệnh Mộc tư duy phản biện, tư duy logic phát triển, người mạnh mẽ, dứt khoát, nhạy bén, sáng tạo nhiều ý tưởng trong mọi tình huống. Họ là người khá đơn giản và dễ tính nhưng cũng rất bốc đồng mà khó kiểm soát. Nên màu xanh của cây sẽ giúp làm bớt đi sự bốc đồng và quyết đoán nắm lấy cơ hội tốt hơn.
2. Tác dụng
Cây Trầu Bà có tác dụng lọc bụi bẩn ở không khí, nhả oxi. Ngoài ra nó còn có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, là loại lọc không khí rất tốt.
Trong phòng 10 m2 thì nên có 1 đến 2 cây trầu bà có hiệu quả thanh lọc không khí, giúp cho chúng ta thoải mái, thư giãn hơn.
Các loại cây Trầu Bà
Có đến 15 loại đều là Trầu Bà nhưng với các đặc điểm khác nhau mà ở Việt Nam có thêm những tên gọi phía sau ví dụ như:
- Trầu Bà Xanh
- Trầu Bà Vàng
- Trầu Bà Sữa
- Trầu Bà Tỷ Phú
- Trầu Bà Lá Lỗ
- Trầu Bà Thanh Xuân
- Trầu Bà Nam Mỹ
- Trầu Bà Đế Vương Xanh
- Trầu Bà Đế Vương Đỏ
- Trầu Bà Đế Vương Vàng
- Trầu Bà Trắng…
Có rất nhiều loại Trầu Bà
Cách chăm sóc cây Trầu Bà Thủy Sinh
Thuộc loại cây cực kỳ dễ chăm sóc không có đòi hỏi gì cao về ánh sáng, nước hay môi trường, dù trong môi trường nắng nóng cây vẫn có thể sống. Còn điều kiện trong nhà có ánh nắng nhẹ thì quả là một điều kiện lý tưởng, vì vậy cây rất phù hợp làm cây cảnh trong nhà.
1. Ánh sáng
Thuộc loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt.
Nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng.
2. Nước
Cách tốt nhất thì ta nên 1 tuần thay nước 1 lần để loại bỏ những rễ hỏng và để tăng thêm oxi cho nước. Nếu nước đục, có mùi mà thời gian chưa đến 1 tuần thì ta cũng nên thay luôn vì có thể có rễ, cành hư ở trong nước.
Đối với loại cây Trầu Bà thủy sinh nếu bạn lười thì khi nước vẫn trong thì không cần phải thay đổ thêm nước vào là được.
3. Nhiệt độ
Trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ môi trường. Người trồng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này có thể gặp hiện tượng cây bị vàng lá. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 15 độ C đến 26 độ C.
4. Nhân giống
Cách nhân giống hiệu quả và phổ biết nhất đó là phương pháp giâm cành.
Bước 1:
Chọn những cành dài khỏe, có nhiều rễ ở các vị trí mắt cây.
Bước 2:
Cắt cành thành những đoạn nhỏ để lại phần mắt có lá và rễ.
Nhân giống cây trầu bà
Bước 3:
Cắm những đoạn cành vừa cắt cho vào bình nước hoặc đất là xong, nếu cách bạn chưa hiểu rõ có thể xem video phía dưới để dễ hiểu hơn.
Các câu hỏi thắc mắc liên quan đến cây Trầu Bà
1. Cây Trầu Bà Cột càng trồng lá nó càng bé đi?
Để đảm bảo cây luôn giữ được lá to và đẹp thì ta cần phải chú ý đến hai vấn đề:
- Dinh dưỡng: Cần đảm bảo cây đủ dinh dưỡng và tưới cột thường xuyên để đủ nước cho toàn cây, tuy nhiên cây Trầu Bà Cột không cần nhiều dinh dưỡng nên phần lá bé đi thường do nguyên nhân thứ 2.
- Không có chỗ bám: Đa phần lá bé là do cây không có chỗ bám, giống như không có chỗ để đỡ khi lá to, nên buộc lá phải bé đi để thân cây không bị gãy, nên để lá to thì ta làm thêm cột cho Trầu Bà thì lá sẽ không bị nhỏ đi.
2. Cây để 1 thời gian bị vàng, lá nhợt nhạt?
Lá cây vàng và nhợt nhạt đều là nguyên nhân cây không đủ ánh sáng hoặc dịnh dưỡng.
- Thường khi để cây Trầu Bà bạn hay để cây vào sát góc như vậy phần bên trong phía dưới nó bị che hoàn toàn không có 1 chút ánh nắng, ánh sáng nào, thì cây sẽ tự vàng và rụng lá vì không có ánh sáng để quang hợp. Để khắc phục thì bạn nên kê chậu cây cách tường 1 khoảng, hoặc xoay cây 1 tuần 1 lần để đảm bảo các lá đều có ánh sáng để quang hợp.
- Cây bị nhạt màu là do nơi để quá tối, chỉ cần di chuyển cây qua chỗ có nhiều ánh sáng hoặc ánh nắng thì cây sẽ xanh trở lại.
Một số lưu ý với cây Trầu Bà
– Không để cây ngoài trưa nắng mùa hè.
– Không cần bón nhiều dưỡng chất
– Nhớ tưới nước đều đặn
Cây Trầu Bà có 3 loại:
Loại treo giá nhựa: 150.000 VNĐ
Loại Trầu Bà Cột cao 1m6: 599.000 VNĐ (Giá chưa bao gồm chậu sứ)
Loại thủy sinh giá: 150.000 VNĐ ( Giá đã bao gồm bình thủy tinh )