NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ TIÊU CHUẨN ORGANIC
Nông nghiệp hữu cơ là phương pháp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp bằng phương pháp an toàn và thân thiện với môi trường như không dùng các nguyên liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nuôi trồng các sản phẩm hữu cơ cần thực hiện theo đúng quy trình và tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
- Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa KNA và CCPB về chứng nhận Organic
TIÊU CHUẨN HỮU CƠ ORGANIC LÀ GÌ?
1: ORGANIC là bộ tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm mang hoặc dự kiến mang nhãn hàng hóa đặc thù liên quan đến phương thức canh tác hữu cơ.
2: Thực phẩm hữu cơ bao gồm những loại thực phẩm được trồng bằng phương pháp canh tác hữu cơ. Phương thức canh tác này yêu cầu không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng.vv.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về tiêu chuẩn ORGANIC Việt Nam thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ORGANIC
-
Đối với nhà sản xuất: Có giấy chứng nhận Organic giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất lien quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăm sóc cho đến khi thu hoạch và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ Organic sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
-
Đối với xã hội: Áp dụng TC Organic sẽ làm thay đổi tập quán sinh hoạt hiện nay. Xã hội đồng thời giảm bớt được nhiều chi phí và đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn thực phẩm. Từ đó giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
MỘT SỐ CHỨNG NHẬN HỮU CƠ
Chứng nhận hữu cơ Mỹ
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EU)
1. Chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy Ban hữu cơ quốc gia.
- Tên chứng nhận: USDA
- Ban hành: 2005
- Website: www.ams.usda.gov
Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất – và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
2. Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)
- Tên chứng nhận: NSF/ANSI
- Ban hành: 2009
- Website: www.nsf.org
Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA)
Chứng nhận Natrue
- Tên chứng nhận : Natrue
- Website : www.natrue.org
Những sản phẩm có nhãn của Nature là những sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chuẩn này có 3 cấp độ chứng nhận :- organic cosmetics : mỹ phẩm được chứng nhận này phải đáp ứng ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.- natural cosmetics with organic portion : Mỹ phẩm chuẩn này chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn organic.- natural cosmetics : 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.
Chứng nhận hữu cơ ÚC
Chứng nhận khác
1. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc
- Tên chứng nhận: ACO (Australian certified Organic)
- Website: austorganic.com
Giống như tiêu chuẩn organic việt nam. Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ như USDA:- 100% organic- Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.- Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.- Nnguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.Và đương nhiên, thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.
2. Chứng nhận Organic Food Chain
- Tên chứng nhận: OFC
- Website: www.organicfoodchain.com.au
Đây là chứng nhận nông nghiệp hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch (Bio – dynamic). Sản phẩm theo tiêu chuẩn này cũng có 4 cấp độ:- 100% organic hoặc 100% Bio-dynamic: thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩn này.- Organic hoặc Bio-dynamic: thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo chuẩn này.
1. Chứng nhận của Đức – BDHI
- Tên chứng nhận : BDHI
- Website : www.bdih.de
Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cư nơi nào có thể. BHID định nghĩa nơi có thể tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.
2. Chứng nhận Soil Association của Anh
- Tên chứng nhận : Soil Association
- Website : www.soilassociation.org
Tổ chức này chỉ chứng nhận organic cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic trên 95%. Đối với các sản phẩm có từ 70%-95% thành phần nguyên liệu organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ “organic” trên tem nhãn. Tổ chức này không chứng nhận cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic dưới 70%.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ORGANIC
- Nộp hồ sơ lên quan chứng nhận hữu cơ được ủy quyền
- Hồ sơ bao gồm:
+ Bảng mô tả chi tiết hoạt động sản xuất xin cấp chứng nhận
+ Thông tin các chất đã sử dụng cho đất trồng trong thời gian 3 năm trước thu hoạch.
+ Danh sách các sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc và chế biến
+ Bảng kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả các hoạt động và các chất được sử dụng.
- Nộp phí cho cơ quan chứng nhận
- Cơ quan chứng nhận đánh giá xem hoạt động sản xuất có phù hợp với tiêu chuẩn organic không?
- Chuyên gia đánh giá của cơ quan chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của người nộp hồ sơ.
- Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của chuyên gia để xác nhận người nộp hồ sơ đã thực hiện đúng quy định của tiêu chuẩn hữu cơ hay chưa.
- Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận hữu cơ
- Hàng năm, nơi đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho cơ quan chứng nhận.
- Chuyên gia tiến hành kiểm tra hoạt động trong trang trại của người được cấp chứng nhận hữu cơ định kỳ.
- Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của chuyên gia kiểm tra để xác nhận người được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định của tiêu chuẩn hữu cơ chưa.
- Cơ quan chứng nhận cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ
VÌ SAO CHỌN KNA CERT ĐỂ CHỨNG NHẬN ORGANIC
KNA Cert được chỉ định của CCPB cung cấp dịch vụ chứng nhận Organic tại Việt Nam.
CCPB là cơ quan kiểm tra và chứng nhận các sản phẩm hữu cơ và bền vững trên toàn thế giới. Để thực hiện tất cả các hoạt động của mình, CCPB đang sở hữu tất cả các công nhận và ủy quyền. CCPB được sự ủy quyền của Bộ Chính sách Nông Nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp để hoạt động như một cơ quan kiểm soát và chứng nhận tuân thủ quy định CE 834/2007 của Châu Âu về canh tác hữu cơ và công nhận theo UNI CEI EN/ ISO/ IEC 17065:2012 và ủy quyền tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ và một số quốc gia lớn trên thế giới.
Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa KNA và CCPB
Chính vì thế KNA là một trong những đơn vị chứng nhận Organic uy tín nhất hiện nay. KNA có trụ sở và văn phòng đại diện tại ba miền cùng đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp có thể hỗ trợ được khách hàng trên khắp cả nước.