Có bao giờ bạn thắc mắc, làm cách nào để có thể tạo ra những hình ảnh ảo diệu trông như thật, trong các bộ phim bom tấn hay game chưa? Hãy cùng khám phá công nghệ CGI – công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính – “phù thủy” đứng sau những hình ảnh tuyệt diệu nhé!
Công nghệ CGI là gì?
I. CGI là gì?
CGI là từ viết tắt của Computer-Generated Imagery (CGI)- công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Đây là công nghệ giúp tạo ra các hình ảnh hư cấu tĩnh hoặc động bằng phần mềm máy tính. CGI dùng để tạo ra những hình ảnh đồ họa 3D như nhân vật, cảnh vật và hiệu ứng khó trong phim hay game..v.v. Ngoài ra CGI còn ứng dụng trong cả quảng cáo, kiến trúc, kỹ thuật.
Công nghệ CGI
CGI được đánh giá là một công nghệ tối ưu, đặc biệt về mặt kinh phí thực hiện. Bởi nó rẻ hơn cách làm “truyền thống” như tạo ra các mô hình thật có độ phức tạp cao hay hóa trang diễn viên đòi hỏi sự tỉ mỉ cầu kì. Bên cạnh đó, CGI còn giúp các bộ phim giải quyết các cảnh quay khó, không an toàn cho diễn viên một cách dễ dàng hoặc tạo ra những khung cảnh không có thật. Từ đó làm cho các bộ phim điện ảnh trở nên hấp dẫn hơn bởi những hình ảnh được tạo ra không giới hạn về sức sáng tạo và khả năng thực hiện.
II. Lịch sử phát triển của CGI
Những sản phẩm ứng dụng công nghệ CGI đầu tiên ra đời vào thập niên 70 khi đó máy vi tính đã phát triển để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh hư cấu nhìn như “thật”. Bộ phim đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Westworld năm 1973 của Michael Crichton. Sau đó, nhiều bom tấn mới của điện ảnh Hollywood xuất hiện với công nghệ CGI này ở thập niên 80 như Star Wars phát hành năm 1977. Đây là bước đầu mở ra một thế giới điện ảnh mới, khi tất cả đều có thể được tạo ra trên máy tính.
Loạt phim Star Wars
Một trong những người đầu tiên sử dụng công nghệ CGI trong những tác phẩm điện ảnh của mình là đạo diễn James Cameron. Những tác phẩm mang tên tuổi của James Cameron bay cao như The Abyss năm 1989 và Terminator 2 năm 1991. Kể từ đó CGI trở nên ngày càng phổ biến.
Toy Story
Tuy vậy công nghệ CGI thực sự tạo nên bất ngờ ở lĩnh vực phim hoạt hình. Bộ phim kinh điển Toy Story của Pixar phát hành năm 1995 là một dẫn chứng. Tất cả bộ phim đều được tạo nên từ vi tính, nhưng cảm giác mà nó đem lại như chung ta lầm tưởng đó là thế giới thật, dù là từng chi tiết rất nhỏ.
III. Cách thức hoạt động của CGI
CGI tạo ra các hình ảnh đồ họa bằng các thuật toán trong phần mềm. Nhà thiết kế có thể tạo ra các cấu trúc phức tạp, các trình chỉnh sửa ảnh 2D, có thể tạo ra những hình ảnh 3D. Phần mềm đồ họa 3D có thể tạo ra mọi thứ bằng cách kết hợp các hình tam giác và tứ giác phẳng. Ngoài ra phần mềm 3D còn có thể mô phỏng ánh sáng phản chiếu với các bề mặt tạo ra các hiệu ứng vô cùng chân thật.
Kỹ thuật phông xanh
Việc tạo hình ảnh bằng công nghệ CGI bắt đầu từ việc lên ý tưởng, những phương pháp kỹ thuật hiệu ứng để có thể tập trung vào phần mềm dựng hình phù hợp. CGI thực sự xuất sắc khi các nhà làm phim sử dụng một kỹ thuật gọi là compositing- kỹ thuật phông xanh. Các cảnh phim thường được quay với phông xanh đằng sau và trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ để tạo kết cấu cho mẫu 3D và làm nguồn tham khảo cho các yếu tố khác như ánh sáng, kích thước đối tượng.
IV. Những tính năng tuyệt vời mà công nghệ CGI mang lại
1. Chỉnh sửa ảnh nghệ thuật, tạo cảnh vật ảo
Công nghệ CGI giúp con người tạo ra những hình ảnh mới hoặc dùng để chỉnh sửa hình ảnh có sẵn bằng những nét vẽ để tạo nên một bức tranh giống như bức ảnh được chụp. Từ đó tạo ra các bức tranh phong cảnh nhìn như thật mà rất tự nhiên.
Hình ảnh trông như thật
2. Tạo ra các trò chơi điện tử
Công nghệ CGI giúp tạo ra các nhân vật và giao diện game càng thêm sắc nét, hấp dẫn, làm cho người chơi như sống trong thế giới thật.
Tạo hình nhân vật bằng CGI trong game
3. Các mẫu vẽ kết cấu
Các mẫu vẽ mô phỏng bằng máy tính CGI được ứng dụng trong việc vẽ kết cấu của các ngành kỹ thuật hay kiến trúc. Hiện nay, y học hiện đại đã ứng dụng công nghệ này để tạo ra các mô hình riêng biệt của bệnh nhân trong các cuộc phẫu thuật phức tạp, việc xây dựng một mô hình chi tiết của một bệnh nhân sẽ giúp lên kế hoạch cho cuộc phẫu thuật chính xác và cẩn thận hơn.
Các mẫu vẽ kết cấu
Trên đây là một vài thông tin tổng quan về CGI và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!